Giải pháp nâng cao hiệu quả cho hoạt động dự trữ

Một phần của tài liệu Phân tích quá trình hoạt động logistics tại siêu thị xanh huế (Trang 72)

- Xét theo đặc diểm vốn

4.2.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả cho hoạt động dự trữ

4.2.3.1. Thực hiện tốt công tác tạo nguồn

Trong tương lai, muốn mở rộng kinh doanh thì bên cạnh việc tìm kiếm thêm khách hàng, siêu thị cũng cần phải tăng cường thêm một số mặt hàng mới bên cạnh những mặt hàng hiện tại. Để làm được điều đó, siêu thị phải tích cực tìm kiếm thêm những nguồn

hàng mới, cần thu thập thông tin, nghiên cứu nhu cầu của thị trường để có những quyết định đúng đắn trong việc lựa chọn nên kinh doanh những mặt hàng nào, ngoài ra siêu thị nên tìm những mặt hàng tiềm năng mà chưa có nhiều nhà phân phối.

Để có thể tìm được nguồn hàng tốt, siêu thị phải thu thập thêm thông tin qua báo, website...Bên cạnh đó, siêu thị cũng tiếp tục tạo mối quan hệ tốt với nhà cung cấp hiện tại để đảm bảo nguồn hàng cho những mặt hàng cũ vì muốn phát triển mặt hàng mới thì phải đảm bảo có cơ sở phát triển đủ mạnh mặt hàng củ để làm điểm tựa.

4.2.3.2. Tổ chức tốt công tác dự trữ hàng hoá

Nhằm đảm bảo cho hoạt động kinh doanh được tiến hành 1 cách bình thường thì siêu thị phải biết cân đối lượng hàng hoá hợp lý. Khi mặt hàng nào có sự biến động tăng giá ví dụ như sữa trong thời gian qua thì siêu thị cũng nên tiến hành dự trữ để hưởng chênh lệch giá. Và đặc biệt trong thời gian trước tết, công ty cũng nên tiến hành dự trữ bởi thời gian này nhu cầu thị trường tăng lên. Hơn nữa, sau tết nhu cầu hàng hoá mạnh nên dự trữ trong giai đoạn này thì siêu thị có thể đảm bảo nguồn hàng nhanh chóng cho khách khi có nhu cầu cao.

Ngoài ra, siêu thị cũng nên chú ý đến các nghiệp vụ sau:

Thường xuyên kiểm tra, kiểm kê hàng hoá trong kho và tại siêu thị thay vì 3 ngày mới kiểm một lần như hiện tại.

Dựa trên việc tính toán, so sánh tìm ra mặt hàng chủ lực và các mặt hàng khó tiêu thụ để có sự cân đối trong công tác dự trữ.

Cho nhân viên thường xuyên kiểm tra, sửa chữa các thiết bị phục vụ trong kho, tránh trường hợp rò rỉ, hay môi trường bảo quản không tốt làm thiệt hại hàng hoá.

4.2.4. Giải pháp cho vận tải

Nên trang bị thêm hệ thống vận tải, tránh trường hợp không có phương tiện giao hàng khi cùng một lúc nhận được nhiều đơn hàng.

Thường xuyên tu sửa phương tiện vận tải đã có, nhằm giảm trường hợp hư hỏng trên đường vận chuyển.

Quy định rõ ràng các trường hợp được sử dụng xe đưa hàng, hạn chế các trường hợp dùng cho việc riêng trong khi không có phương tiện để giao hàng.

Việc giao hàng tại các mối quen như các cửa hàng, khách sạn trong địa bàn thành phố hay các nơi khác phải nêu rõ, chính xác quảng đường đi để có thể chi trả đúng loại phí này vào cuối tháng, tránh lãng phí, gian lận.

Việc yêu cầu nhân viên phải xuất trình hoá đơn sửa chữa, tu bổ phương tiện đưa hàng cũng tuỳ trường hợp, tránh gây bức xúc cho nhân viên giao hàng.

4.2.5. Một số giải pháp khác

Nên coi xét lại chế độ đãi ngộ cho nhân viên, vì tình trạng nhân viên xin nghỉ việc hay chuyển công tác đang có xu hướng gia tăng.

Tuyển thêm các nhân viên có chuyên môn, có trình độ cao hơn để siêu thị hoạt động được thành công hơn.

Diện tích các phòng ban nhỏ hẹp, không đủ không gian nên trong quá trình làm việc không thể không ảnh hưởng nhau. Cần mở rộng diện tích các phòng ban.

Một số kệ trưng bày hàng hoá đang trong tình trạng rỉ, gây cảm giác không an tâm cho khách đến mua sắm tại siêu thị. Nên thay thế hay tu bổ lại.

Cách trưng bày hàng hoá không bắt mắt, một số loại sản phẩm bao bì đã củ, rách, hay dính bụi vẫn chưa được thay thế, gây phản cảm cho khách. Cần khắc phục tình trạng này.

PHẦN 3

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

3.1. Kết luận

Ngày nay, hoạt động Logistics vô cùng quan trọng không chỉ trong nước mà có cả kết nối với mạng lưới thế giới. Không ai có thể phủ nhận tầm quan trọng của nó trong hoạt động kinh tế và sự đóng góp to lớn trong phát triển của xã hội.

Đối với loại hình kinh doanh thương mại, việc thực hiện tốt hoạt động Logistics sẽ đem lại lợi ích rất lớn trong việc tiết kiệm chi phí, hài hoà các hoạt động, thúc đẩy sự đồng bộ trong việc phục vụ khách hàng, tránh chồng chéo, đem lại niềm tin cho khách hàng về sự phục vụ nhanh chóng, tiện lợi, giúp doanh nghiệp năng cao khả năng cạnh tranh...

Qua kết quả nghiên cứu trên, tôi đưa ra một số nhận xét về hoạt động Logistics tại siêu thị Xanh Huế như sau:

Hệ thống thông tin trong siêu thị vẫn còn hạn chế. Mặc dù, thông tin trong nội bộ

được xuyên suốt nhưng hệ thống thông tin với khách hàng vẫn còn nhiều mặt hoạt động chưa được tốt, đặc biệt là về trang web của siêu thị. Ban lãnh đạo cần quan tâm đến vấn đề này nhiều hơn để ngày càng được nhiều khách hàng quan tâm và chú ý đến.

Hoạt động quản trị dự trữ tại siêu thị chưa thực hiện được tốt, thể hiện ở chỗ

khối lượng hàng hoá hết hạn và hư hỏng tăng. Khối lượng hàng hoá dự trữ càng tăng nhưng hệ thống kho vẫn còn rất hạn chế. Quy trình nhập hàng tuy ít khâu nhưng thời gian thực hiện lại rất lâu, gây phiền hà cho nhà cung ứng khi đưa hàng đến. Hoạt động kiểm kê hàng hoá ít diễn ra thường xuyên, có nhiều mặt hàng đã không còn khối lượng phục vụ nhu cầu khách nhưng vẫn chậm được nhập về.

Khả năng hoat động tại bộ phận kinh doanh không chuyên nghiệp, nhiều lúc vẫn

chồng chéo mặc dù đã phân bổ nhiệm vụ riêng cho từng nhân viên theo nhóm mặt hàng. Khả năng dự đoán nhu cầu, theo sát tình hình thị trường rất kém, thể hiện khối lượng dự trữ ngày càng tăng cao, giá cả một số mặt hàng vẫn càng ở mức cao trong khi ở các siêu thị khác lại giảm xuống theo giá thị trường.

Khả năng trang bị phương tiện vận tải thấp. Chỉ có xe máy đã cũ để đưa hàng,

tỷ lệ hư hỏng rất cao, nhiều lúc lại không đáp ứng được nhiều đơn hàng yêu cầu cùng lúc.

Diện tích kho hàng không được lớn do vậy không gian không tốt, các mặt hàng

đôi khi được đặt chồng lên nhau khi không đủ chổ, gây khó khăn khi xuất hàng và kiểm tra hàng.

Qua các nhận định trên, tôi thấy rằng hoạt động Logistics tại siêu thị vẫn chưa được chú trọng đúng mức và còn gặp nhiều khuyết điểm. Mong rằng, ban lãnh đạo siêu thị sẽ chú trọng nhiều hơn nữa đến hoạt động này trong tương lai.

3.2. Hạn chế của đề tài

Cũng như nhiều đề tài khác, đề tài này không thể không tránh khỏi những thiếu xót nhất định:

Thứ nhất, đề tài được thực hiện trong khoảng thời gian ngắn nên chưa thể có cái nhìn toàn diện về hệ thống hoạt động Logistics của siêu thị Xanh - Huế.

Thứ hai, kiến thức về Logistics chưa cao nên việc đi sâu vào phân tích gặp nhiều khó khăn.

Thứ ba, việc chỉ chọn lựa một số hoạt động chính để đánh giá toàn bộ hoạt động Logistics sẽ đem lại kết quả ít thoã đáng.

Thứ tư, người thực hiện đề tài chưa có kiến thức thực tiễn, nên một số phân tích và các giải pháp đưa ra vẫn có nhiều khuất tất.

Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong quá trình làm thực hiện đề tài nhưng vẫn không tránh khỏi những thiếu xót và hạn chế. Tôi kính mong quý thầy, cô giáo, các bạn sinh viên và những người quan tâm đến đề tài này tiếp tục giúp đỡ, đóng góp ý kiến để đề tài này được hoàn thiện hơn.

3.3. Kiến nghị

3.3.1. Đối với Nhà nước

 Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ phát triển loại hình kinh doanh mới như siêu thị.

 Mở rộng quy định ngân sách dành cho hoạt động quảng cáo để nâng cao khả năng cạnh tranh.

 Khuyến khích, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp quan tâm nhiều đến hoạt động Logistics.

 Tuyên truyền sâu rộng tầm quan trọng của hoạt động Logistics trong hoạt động kinh tế.

3.3.2. Đối với tỉnh Thừa Thiên Huế

 Thể chế hoá về chính sách thuế, nâng tỷ lệ vay tín dụng bằng hình thức tín chấp.

 Thực hiện tốt chương trình đầu tư, cần tạo mọi điều kiện thuận lợi và có chính sách để huy động tối đa các nguồn lực đầu tư phát triển.

 Cần tổ chức nhiều chương trình xúc tiến thương mại hơn để thông qua đó siêu thị có thể mở rộng mối quan hệ với đối tác ở các khu vực và các tỉnh khác, từ đó có thể mở rộng thị trường cũng như quảng bá hình ảnh của siêu thị.

3.3.3. Đối với siêu thị

Trong tương lai, sự cạnh tranh ngày càng gay gắt đòi hỏi siêu thị cần phải chú trọng các nghiệp vụ kinh doanh thương mại như nghiên cứu thị trường, xác định khách hàng mục tiêu, tổ chức tốt công tác hoạt động Logistics. Đồng thời phải có các công cụ hỗ trợ bán hàng kèm theo, tổ chức các hoạt động bán hàng chuyên nghiệp, tăng cường các hoạt động dịch vụ để nâng cao giá trị sản phẩm.

 Cần chú trọng hơn nữa các hoạt động quảng cáo, khuyến khích tiêu dùng.

 Có chính sách đãi ngộ nhân viên hợp lý.

 Siêu thị nên mở rộng phạm vi hoạt động, không chỉ trên địa bàn thành phố Huế.

 Thực hiện tốt công tác dự báo thị trường bằng cách tuyển dụng một số nhân viên có trình độ.

 Cần nghiên cứu kỹ càng hơn về sản phẩm nhằm đáp ứng đúng và đủ nhu cầu cho khách hàng.

 Thực hiện chuyên môn hoá, thực hiện phương châm “đúng người đúng việc”.

PHẦN 1 ...1

ĐẶT VẤN ĐỀ...1

1. Lý do chọn đề tài...1

2. Mục tiêu nghiên cứu...2

3. Phạm vi nghiên cứu...2

4. Phương pháp nghiên cứu:...2

4.1. Phương pháp duy vật biện chứng:...2

4.2. Phương pháp thu thập tài liệu...3

5. Một số chỉ tiêu liên quan...3

5.1. Các chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh...3

5.2. Các chỉ tiêu phản ánh hoạt động dự trữ ...4

PHẦN 2...7

NỘI DUNG NGHIÊN CỨU...7

Chương 1 CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU...7

1.1. Cơ sở khoa học...7

1.1.1. Sơ lược về Logistics...7

1.1.2. Một số khái niệm về Logistics...8

1.1.3. Quá trình ra đời và phát triển của logistics...11

1.1.4. Phân loại Logistics...12

1.1.5. Vai trò của Logistics...14

1.1.5.1. Vai trò của logistics đối với nền kinh tế...14

1.1.5.2. Vai trò của logistics đối với các doanh nghiệp...16

Chương 2

TỔNG QUAN VỀ SIÊU THỊ XANH...25

2.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty cổ phần du lịch Xanh

VNECO...25 Khách sạn Xanh Huế được xây dựng trên một vị thế hết sức thuận lợi cho việc kinh doanh khách sạn, nó nằm dọc đường Lê Lợi, có diện tích sử dụng là 11511 m2, trước đây là khu cư xá của các giáo sư trường Đại học Tổng hợp Huế. Sau 1976 được UBND tỉnh Bình Trị Thiên cho phép thành lập nhà khách lấy tên là Nhà khách Huế gồm có hai cơ sở là số 2 Lê Lợi và số 5 Lê Lợi, gồm có 104 phòng và số lượng lao động khá đông chuyên đưa đón các vị lãnh đạo trong tỉnh...Tháng 8 năm 1989 đổi thành khách sạn Lê Lợi Huế, đến tháng 9 năm 1995 theo quyết định của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế thì số 2 Lê Lợi trở thành khách sạn thuộc UBND Thừa Thiên Huế chuyên kinh doanh trong lĩnh vực khách sạn và dịch vụ du lịch gồm 146 phong nghỉ với đầy đủ tiện nghi có sân bãi rộng rãi, nhà hàng thoáng mát, phục vụ các món ăn Âu – Á, phục vụ lễ cưới, hỏi, hội, họp...25 Thực hiện theo nghịe quyết TW để đổi mới doanh nghiệp nhà nước theo công văn số 55/CN – UB ngày 11 tháng 01 năm 2005 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về việc đồng ý chủ trương cho phép chuyển giao vốn liên doanh trong công ty TNHH Liên Doanh Đầu Tư và Phát Triển Du Lịch Thiên An, quyết định số 56QĐ/XLĐ3 – TCNS của Tổng giám đốc công ty Xây Lắp Điện 3 về việc thành lập Khách sạn Xanh - Huế trực thuộc công ty Xây Lắp điện 3 đến ngày 31 tháng 08 năm 2005 chuyển thành Công ty Cổ phần Du lịch Xanh - Huế...25 Công ty Cổ Phần Du lịch Xanh Huế được thành lập theo quyết định số

2610/QĐ-TCCB của Bộ Trưởng Bộ Công nghiệp về việc chuyển khách sạn Xanh thuộc Công ty xây lắp điện 3 ( nay thuộc Tổng Công ty Cổ Phần Xây

dựng Điện Việt Nam ) thành công ty Cổ Phần Du Lịch Xanh Huế và được đổi thành Công ty Cổ Phần Du Lịch Xanh Huế VNECO từ ngày 10/3/2006 theo quyết định số 64/QĐ-DLXH của chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ Phần

Du Lịch Xanh Huế...25

2.2. Quá trình hình thành và phát triển của siêu thị Xanh...25

2.3. Chức năng và nhiệm vụ của siêu thị...26

2.3.1. Chức năng của siêu thị...26

2.3.2. Nhiệm vụ của siêu thị:...26

2.4. Phân tích môi trường kinh doanh của siêu thị...27

2.4.1. Môi trường vĩ mô...27

2.4.1.1. Môi trường chính trị pháp luật...27

2.4.1.2. Môi trường kinh tế, khoa học, công nghệ...27

2.4.2. Môi trường vi mô...28

2.4.2.1. Nhà cung ứng...28

2.4.2.2: Đối thủ cạnh tranh...28

2.4.2.3. Khách hàng...29

2.5. Cơ cấu tổ chức...30

2.6. Tình hình lao động tại siêu thị...31

2.7. Tình hình vốn kinh doanh của công ty CP DL Xanh...35

Công ty CP DL Xanh Huế là một trong những công ty du lịch tương đối lớn trên địa bàn thành phố Huế với tổng số vốn kinh doanh gần 167 tỉ đồng (năm 2009). Trong năm 2009 thì tổng vốn kinh doanh của công ty đã giảm hơn 5 tỉ hơn 3%, đều này chủ yếu là do vốn cố định giảm xuống...35

- Xét theo đặc diểm vốn...35 Do công ty CP DL Xanh là một công ty hoạt động chủ yếu trong ngành du lịch mà đặc điểm của ngành du lịch là một ngành kinh doanh dịch vụ nên cơ cấu vốn cố định luôn chiếm một tỉ trọng rất lớn (trên 90%. ) trong tổng nguồn vốn của công ty. Năm 2008 tổng số vốn cố định gần 161 tỷ chiếm tỉ lệ hơn

93%. Sang năm 2009 tổng vốn cố định giảm xuống còn 154 tỷ chiếm hơn 87%. Sở dĩ trong năm này vốn cố định giảm xuống là do một số máy móc thiết bị trong công ty đã khấu hao hết rồi mà chưa được đầu tư mua mới. ...35 - Xét theo nguồn hình thành...35 Nợ phải trả của công ty năm 2008 là 134 tỷ đồng chiếm 78% trong tổng số vốn kinh doanh và chủ yếu là nợ dài hạn. Nợ dài hạn chiếm tỉ trọng rất lớn trong nợ phải trả của công ty. Điều này là do công ty đầu tư xây mới khách sạn Xanh thành một khách sạn 4 sao. Cơ cấu này có thay đổi nhưng không lớn trong năm 2009, nợ ngắn hạn tăng lên còn nợ dài hạn giảm xuống nhưng mức độ chưa lớn. Hiện tại thì vốn lưu động của công ty chiếm một tỉ lệ quá nhỏ trong tổng nguồn vốn trong khi nợ ngắn hạn thì ngày một tăng đã khiến cho hệ số thanh toán hiện hành của công ty đang nhỏ hơn 1. Đây là điều không tốt cho công ty chút nào. Bởi vì nếu không nhanh chóng nâng cao hệ số thanh toán hiện hành lên thì khả năng vở nợ của công ty sẽ là rất lớn. Tuy nhiên đây là giai đoạn đầu khi khách sạn 4 sao mới đi vào hoạt động nên tình hình tài chính chưa thể ổn định được. ...35 Ta cũng có thể nhận thấy rằng trong những năm đầu kinh doanh, do kết quả kinh doanh không được tốt nên nguồn vốn chủ sở hữu vẫn còn chiếm một tỉ trọng nhỏ (18-20%) trong cơ cấu vốn của doanh nghiệp. Do vậy hiện tại thì khả năng tự chủ về tài chính của công ty là chưa cao...35 Qua phân tích ta thấy được rằng tình hình tài chính của công ty trong những năm đầu sau khi đầu tư mở rộng quy mô vẫn còn gặp khá nhiều khó khăn....36

Một phần của tài liệu Phân tích quá trình hoạt động logistics tại siêu thị xanh huế (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(93 trang)
w