Phân tích môi trường kinh doanh của siêu thị

Một phần của tài liệu Phân tích quá trình hoạt động logistics tại siêu thị xanh huế (Trang 27)

5. Một số chỉ tiêu liên quan

2.4. Phân tích môi trường kinh doanh của siêu thị

2.4.1. Môi trường vĩ mô

2.4.1.1. Môi trường chính trị pháp luật

Hiện nay, Việt Nam được coi là một trong những nước có tình hình chính trị ổn định. Đó là 1 yếu tố hết sức thuận lợi cho các nhà đầu tư yên tâm góp vốn vào Việt Nam góp phần làm tăng trưởng nền kinh tế. Ngoài ra, những năm qua, hệ thống pháp luật của nước ta đã có nhiều sửa đổi, điều chỉnh, phù hợp với điều kiện đất nước và thế giới. Đặc biệt là luật doanh nghiệp và luật thương mại ra đời tạo diều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp nói chung, doanh nghiệp thương mại nói riêng trong hoạt động kinh doanh.

2.4.1.2. Môi trường kinh tế, khoa học, công nghệ

Thời gian vừa qua, nền kinh tế thế giới có nhiều biến động tiêu cực đã ảnh hưởng không nhỏ đến nền kinh tế của các quốc gia. Trong bối cảnh đó, nền kinh tế Việt Nam không những vựơt qua những trở ngại ấy mà vẫn tiếp tục phát triển, nhịp độ tăng trưởng và thu nhập bình quân đầu người vẫn tăng đều, đời sống của người dân không ngừng tăng lên và đã thúc đẩy nhu cầu tiêu dùng của xã hội. Nếu biết khai thác tốt nhu cầu này thì đó là cơ hội kinh doanh tốt đối với các doanh nghiệp nói chung và siêu thị Xanh nói riêng.

Yếu tố khoa học, đặc biệt là yếu tố công nghệ thông tin đã có những bước phát triển vượt bậc, ảnh hưởng lớn đến quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, các công ty cần phải quan tâm đến sự tác động của nhân tố này.

2.4.2. Môi trường vi mô2.4.2.1. Nhà cung ứng 2.4.2.1. Nhà cung ứng

Đối với một doanh nghiệp kinh doanh thương mại, quyết định nguồn hàng là quyết định hết sức quan trọng, ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả kinh doanh. Chỉ trên cơ sở chiến lược marketing của đơn vị cung ứng nguồn hàng có hiệu quả thì nổ lực bán hàng của công ty mới thành công. Do nắm được yếu tố nguồn hàng, siêu thị đã lựa chọn được các nhà cung ứng thích hợp. Sự lựa chọn của siêu thị không chỉ chú trọng dựa trên yêu cầu của nguồn hàng mà còn xem xét đến uy tín của nhà cung ứng và tính cạnh tranh của sản phẩm để tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy quá trình kinh doanh có hiệu quả.

Nguồn hàng của siêu thị chủ yếu được sản xuất trong nước, công ty chủ yếu đặt những mặt hàng có tên tuổi và đặt tại các nhà phân phối trong địa bàn thành phố. Như thế sẽ được hưởng các chính sách khuyến mại, chiết khấu, vận chuyển của nhà phân phối và nguồn hàng được đảm bảo hơn.

2.4.2.2: Đối thủ cạnh tranh

Cạnh tranh là quy luật tất yếu của nền kinh tế thị trường, kinh doanh trong môi trường đó đòi hỏi công ty phải không ngừng quan tâm tìm hiểu đối thủ cạnh tranh của mình.

Huế là một thị trường đầy tiềm năng, do vậy hiện nay và trong tương lai một doanh nghiệp thành lập phải đối mặt rất nhiều sự cạnh tranh từ các đối thủ. Xác định được đối thủ cạnh trạnh giúp doanh nghiệp sẵn sàng ứng phó với những biến cố bất thường, chủ động trong những chiến lược giành giật thị trường, tìm kiếm khách hàng và giữ chân khách hàng.

Không nằm ngoài quy luật bất dịch về sự cạnh tranh, siêu thị Xanh từ khi ra đời đến nay đều chịu nhiều áp lực từ các đối thủ. Dưới đây là một số đối thủ cạnh tranh chủ yếu của siêu thị:

Đối thủ cạnh tranh hiện tại Đối thủ cạnh tranh tương lai Siêu thị Thuận Thành Khách sạn thêm dịch vụ siêu thị

CO.OP Mart Cửa hàng nhỏ mở rộng quy mô

Big C Shop hàng lưu niệm kết hợp với lữ hành

Cửa hàng bán lẻ Chợ Bến Ngự Shop thời trang Quầy hàng lưu niệm

( Nguồn: Phòng kế hoạch – kinh doanh siêu thị ) Ngày càng nhiều hình thức cạnh tranh khác nhau mọc lên, doanh nghiệp cần phải tiếp tục và luôn chủ động trong việc nghiên cứu đối thủ cạnh tranh để đề ra những chính sách hợp lý.

2.4.2.3. Khách hàng

Khách hàng là một trong những yếu tố quyết định đến sự thành bại của doanh nghiệp. Do đó nghiên cứu về khách hàng tốt, nắm bắt được nhu cầu của khách hàng tốt thì doanh nghiệp có thể tạo được doanh số tiêu thụ lớn.

Doanh nghiệp cần xác định rõ khách hàng mục tiêu của mình là ai, để từ đó đưa ra chính sách phù hợp với đối tượng khách hàng mà mình hướng đến, tránh đi xa vời và không tập trung, phân tán nguồn lực. Khi đã nắm bắt rõ đối tượng khách hàng thì chắc chắn rằng hoạt động kinh doanh sẽ rành mạch và hiệu quả hơn.

Khách hàng của từng loại hình kinh doanh khác nhau sẽ khác nhau. Cũng vì thế mà đối với từng loại khách hàng, doanh nghiệp cần có các chính sách khác nhau thoã mãn nhu cầu khác nhau của từng loại khách.

Việc xác định rõ từng nhóm khách hàng từ đó phân tích đúng hành vi, sở thích, xu hướng... sẽ giúp doanh nghiệp có chỗ đứng trên thị trường.

Bảng 2.2. Các đối tượng khách hàng của siêu thị Xanh

Loại

Khách sĩ Nhà hàng Xanh, khách sạn xanh, khách sạn Hương giang, Celadóne, Morine, nhà hàng Điện Biên,....

Khách lẻ Dân cư trên địa bàn thành phố, khách du lịch trong và ngoài nước, nhà hàng, khách sạn...

( Nguồn: Phòng kế hoạch – kinh doanh siêu thị )

2.5. Cơ cấu tổ chức

- Phòng quản lý : Quản lý tất cả các nhân viên và giám sát mọi công việc tại siêu thị, tham mưu cho cấp trên về mọi mặt tại siêu thị, đề ra các chính sách hoặc các yêu cầu, đề nghị rồi trình lên ban giám đốc.

- Phòng kế toán: Tham mưu cho quản lý về các mặt tài chính và thực hiện các nhiệm vụ:

+ Cung cấp số liệu, thông tin kinh tế về hoạt động kinh doanh hàng ngày và hoạt động kinh doanh cho phòng quản lý.

+ Ghi chép, phản ánh, giám sát, bảo quản, sử dụng tài sản phục vụ cho hoạt động kinh doanh của siêu thị.

+ Thu thập và phản ánh kết quả lao động của từng tổ, cá nhân làm cơ sở cho thưởng phạt.

+ Thực hiện việc kiểm tra hoạt động kinh doanh của siêu thị đồng thời cung cấp chứng từ, tài liệu kế toán phục vụ cho việc kiểm tra của nhà nước đối với siêu thị.

- Phòng kinh doanh: Tổ chức nghiên cứu thị trường trong và ngoài tỉnh. Đồng thời định hướng các phương thức kinh doanh, phương án kinh doanh cho siêu thị, trực tiếp tham mưu cho siêu thị. Bên cạnh đó, có nhiệm vụ nghiên cứu, đề xuất với ban quản lý để cải tiến hành động quản lý điều hành của siêu thị phù hợp biến đổi không ngừng của thị trường và sự cạnh tranh trong hoạt động kinh doanh thương mại.

- Tổ bán hàng: Chịu trách nhiệm về các hoạt động bán hàng của siêu thị. - Tổ thu ngân: Chịu trách nhiệm thu tiền thanh toán của khách.

- Tổ tiếp thị: Giao hàng đến khách đặt hàng.

- Bộ phận kho: Thực hiện việc quản lý kho, thường xuyên kiểm tra, kiểm kê hàng hoá trong kho, nhanh chóng có các kiến nghị kịp thời những vấn đề liên quan đến kho để tránh gây tổn thất.

Sơ đồ 2.1. Cơ cấu tổ chức của siêu thị Xanh

( Nguồn: Phòng nhân lực công ty CP DL Xanh) Chú thích: Quan hệ trực tuyến

Quan hệ hỗ trợ

Mô hình tổ chức tại siêu thị đơn giản, phù hợp với quy mô siêu thị, dễ quản lý và hoạt động linh hoạt.

2.6. Tình hình lao động tại siêu thị

Lao động là một yếu tố vô cùng quan trọng trong hoạt động của bất cứ tổ chức nào. Sự hoạt động có hiệu quả hay không là phần lớn phụ thuộc vào nguồn nhân lực này. Một doanh nghiệp nếu biết sử dụng tốt, có khả năng khai thác năng lực, kích thích hoạt động hăng say, lòng nhiệt tình của nhân viên thì kết quả hoạt động sẽ tăng lên gấp nhiều lần cho dù quy mô nhỏ.

Nhìn vào bảng số liệu dước đây về tình hình lao động của Siêu thị Xanh qua 3 năm từ 2007 – 2009 ta có một số nhận định sau:

Ban giám đốc

Phòng quản lý

Tổ tiếp thị Tổ thu ngân

Phòng kinh doanh Phòng kế toán

Tổ bán hàng

Tổng số lao động của siêu thị có sự tăng giảm qua 3 năm, năm 2007 có 35 lao động, đến năm 2008 thì tăng lên 39 lao động, tức tăng 4 người tương ứng tăng 11.4%. Điều này cùng dễ dàng nhận biết vì từ khi siêu thị đi vào hoạt động năm 2006, hoạt động của Siêu thị đạt kết quả tốt nên cần thêm nguồn nhân lực để đáp ứng nhu cầu thị trường. Tổng số lao động năm 2009 là 33 người, giảm đi so với năm 2008 là 6 người tương ứng giảm 15.4%. Kể từ cuối quý II năm 2008, siêu thị bị canh tranh mạnh mẽ khi CO.OP Mart ra đời trên địa bàn thành phố Huế, sau đó lại chịu tác động lớn bởi Big C hơn nữa, trong giai đoạn này lại chịu ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế nên số lượng khách đến siêu thị giảm sút và bắt buộc quy mô lao động phải được tinh giảm.

Xét vềgiới tính, chênh lệch về giới được biểu hiện rất rõ, điều này cũng phù hợp với kiểu kinh doanh siêu thị nên số lượng nữ thường chiếm số đông, điều này được biểu hiện cụ thể:

- Năm 2007, số lượng nữ lao động là 23 người chiếm 65.7%, đến năm 2008 là 26 người chiếm 66.7%, tức tăng 3 người tương ứng tăng 13% so với 2007.Lý do chủ yếu là do yêu cầu mở rộng khả năng phục vụ khách hàng. Năm 2009 số lao động nữ còn 23 người, tức giảm 3 người tương ứng giảm 11.5% so với năm 2008. Do chịu tác động lớn của môi trường kinh doanh và tác động lớn từ nguồn tài chính bên trong nên siêu thị tinh giảm lao động.

- Năm 2007, số lao động nam là 12 người chiếm 34.3%, đến năm 2008 là 13 người tức tăng lến 1 người tương ứng tăng 8.3% so với 2007. Đến 2009, số lượng lao động nam giảm xuống còn 10 người, tức giảm 3 người, tương ứng giảm 13% so với năm 2008. Việc tăng, giảm lao động nam tương ứng với những lý do trên.

Xét về tính chất công việc gồm có lao động trực tiếp và lao động gián tiếp, số lượng lao động gián tiếp vẫn không đổi qua 3 năm, số lượng lao động trực tiếp thì có sự biến đổi không đồng đều qua 3 năm. Cụ thể:

- Năm 2007, số lao động trực tiếp là 29 người chiếm 82.86%. Năm 2008 là 33 người chiếm 84.62%, tức tăng lên 4 người tương ứng tăng 13.8% so với 2007. Năm

2009, số lao động trực tiếp là 27 người, giảm 6 người tương ứng giảm 18.18% so với năm 2008.

Về trình độ lao động thì được chia thành 3 nhóm: ĐH,CĐ; Trung cấp; LĐ phổ thông. Số lượng lao động các nhóm này cũng tăng và giảm theo xu hướng trên qua 3 năm. Ta lần lượt xem xét:

- Số lao động có trình độ đại học, cao đẳng tại siêu thị năm 2007 là 11 người, chiếm 31.4%. Năm 2008 là 12 người, tăng thêm 1 người tương ứng tăng 9.1%. Nguồn lực này có vai trò quan trọng trong việc lên kế hoạch, chiến lược marketing, quan hệ khách hàng...nên rất được chú trọng. Năm 2009, nguồn nhân lực này giảm xuống còn 9 người, tức giảm 3 người tương ứng giảm 25% so với 2008. Lý do chủ yếu là nhân viên chuyển công tác đến các cơ quan nhà nước ( 2 người) và nghỉ vì lý do cá nhân ( 1 người).

- Số lao động có trình độ trung cấp chiếm số đông tại siêu thị, thường thì công việc của họ là nhân viên bán hàng và kiểm kê hàng hóa. Năm 2007 có 19 người tương ứng 54.3%. Năm 2008 là 21 người, tăng 2 người tương ứng tăng 10.5%. Năm 2009

Bảng 2.3. Tình hình lao động tại siêu thị qua 3 năm 2007 - 2009

Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 So sánh

08/07 09/08 số lượng ( người ) % số lượng ( người ) % số lượng ( người ) % +/- % +/- % Tổng lao động 35 100 39 100 33 100 4 11.4 -6 -15.4 Giới tính - Nam 12 34.3 13 33.3 10 30.3 1 8.3 -3 -23.1 - Nữ 23 65.7 26 66.7 23 69.7 3 13 -3 -11.5 Tính chất lao động - Lao động trực tiếp 29 82.86 33 84.62 27 81.82 4 13.8 -6 -18.18

- Lao động gián tiếp 6 17.14 6 15.38 6 18.18 0 0 0 0

Trình độ

- Đại học, cao đẳng 11 31.4 12 30.8 9 27.3 1 9.1 -3 -25

- Trung cấp 19 54.3 21 53.8 20 60.6 2 10.5 -1 -4.8

- Lao động phổ thông 5 14.3 6 15.4 4 12.1 1 20 -2 -33.3

2.7.Tình hình vốn kinh doanh của công ty CP DL Xanh

Công ty CP DL Xanh Huế là một trong những công ty du lịch tương đối lớn trên địa bàn thành phố Huế với tổng số vốn kinh doanh gần 167 tỉ đồng (năm 2009). Trong năm 2009 thì tổng vốn kinh doanh của công ty đã giảm hơn 5 tỉ hơn 3%, đều này chủ yếu là do vốn cố định giảm xuống.

- Xét theo đặc diểm vốn

Do công ty CP DL Xanh là một công ty hoạt động chủ yếu trong ngành du lịch mà đặc điểm của ngành du lịch là một ngành kinh doanh dịch vụ nên cơ cấu vốn cố định luôn chiếm một tỉ trọng rất lớn (trên 90%. ) trong tổng nguồn vốn của công ty. Năm 2008 tổng số vốn cố định gần 161 tỷ chiếm tỉ lệ hơn 93%. Sang năm 2009 tổng vốn cố định giảm xuống còn 154 tỷ chiếm hơn 87%. Sở dĩ trong năm này vốn cố định giảm xuống là do một số máy móc thiết bị trong công ty đã khấu hao hết rồi mà chưa được đầu tư mua mới.

- Xét theo nguồn hình thành

Nợ phải trả của công ty năm 2008 là 134 tỷ đồng chiếm 78% trong tổng số vốn kinh doanh và chủ yếu là nợ dài hạn. Nợ dài hạn chiếm tỉ trọng rất lớn trong nợ phải trả của công ty. Điều này là do công ty đầu tư xây mới khách sạn Xanh thành một khách sạn 4 sao. Cơ cấu này có thay đổi nhưng không lớn trong năm 2009, nợ ngắn hạn tăng lên còn nợ dài hạn giảm xuống nhưng mức độ chưa lớn. Hiện tại thì vốn lưu động của công ty chiếm một tỉ lệ quá nhỏ trong tổng nguồn vốn trong khi nợ ngắn hạn thì ngày một tăng đã khiến cho hệ số thanh toán hiện hành của công ty đang nhỏ hơn 1. Đây là điều không tốt cho công ty chút nào. Bởi vì nếu không nhanh chóng nâng cao hệ số thanh toán hiện hành lên thì khả năng vở nợ của công ty sẽ là rất lớn. Tuy nhiên đây là giai đoạn đầu khi khách sạn 4 sao mới đi vào hoạt động nên tình hình tài chính chưa thể ổn định được.

Ta cũng có thể nhận thấy rằng trong những năm đầu kinh doanh, do kết quả kinh doanh không được tốt nên nguồn vốn chủ sở hữu vẫn còn chiếm một tỉ trọng nhỏ (18- 20%) trong cơ cấu vốn của doanh nghiệp. Do vậy hiện tại thì khả năng tự chủ về tài chính của công ty là chưa cao.

Qua phân tích ta thấy được rằng tình hình tài chính của công ty trong những năm đầu sau khi đầu tư mở rộng quy mô vẫn còn gặp khá nhiều khó khăn.

Bảng 2.4. Tình hình vốn của Công ty CP DL Xanh

Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 So sánh

Giá trị % Giá trị % +/- %

Tổng nguồn vốn 171.719.653.557 100 166.080.485.504 100 -5.639.168.053 -3,28

I. Theo đặc điểm

1. Vốn lưu động 10.719.124.390 6,24 11.753.398.334 7,08 1.034.273.944 9,65

- Vốn bằng tiền 957.792.594 0,56 1.028.137.704 0,62 70.345.110 7,34

- Đầu tư tài chính ngắn hạn 396.400.000 0,23 607.600.000 0,37 211.200.000 53,28

- Khoản phải thu 4.415.245.494 2,57 4.924.068.794 2,96 508.823.300 11,52

- Hàng tồn kho 3.574.239.678 2,08 3.314.085.537 2 -260.154.141 -7,28

Một phần của tài liệu Phân tích quá trình hoạt động logistics tại siêu thị xanh huế (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(93 trang)
w