Triển vọng phát triển

Một phần của tài liệu Phân tích đánh giá của người lao động trực tiếp tại nhà máy gạch tuynel lam sơn sao vàng (Trang 43 - 45)

4. Tỷ suất LN/CP % 0.27 0.10 0.18 0

2.1.4. Triển vọng phát triển

Chúng ta sẽ xem xét lấy ý kiến của người lao động tại Nhà máy mong muốn thời gian tới họ sẽ được những gì về: mức độ hài lòng của việc đào tạo hiện tại, và cách thức đó phù hợp hay không. Kết quả cuộc điều tra thể hiện ở bảng dưới đây

Bảng 15: Đánh giá của công nhân lao động về triển vọng phát triển tại Nhà máy ĐVT: %

Chỉ tiêu Các mức độ

Đồng ý Bình thường Không đồng

ý

lượng lệ(%) lượng lệ(%) lượng lệ(%)

1. Nhiều lần đưa đi đào tạo 40 44 33 36.3 18 19.8 2. Đào tạo công nhân tay nghề cao 46 50.5 28 30.8 27 18.7 3. Mức độ hợp lí của đào tạo đó 49 53.8 25 27.5 17 18.7

(Đánh giá theo các mức độ với 1: Đồng ý; 2: Bình thường; 3: Không đồng ý)

( Nguồn số liệu điều tra và xử lí của tác giả)

Qua bảng số liệu cho thấy, hiện có không nhiều công nhân được đưa đi đào tạo, và đa số việc đào tạo này chỉ dành cho công nhân có tay nghề cao. Công nhân có tay nghề cao lại hay được đưa đi đào tạo, do đó họ càng thành thạo hơn, trong khi những công nhân có không hoặc tay nghề còn kém lại ít được đưa đi đào tạo. Vấn đề đặt ra cần điều chỉnh cho phù hợp để có thể tạo sự đồng đều về tay nghề của những người công nhân. Cụ thể, có 40 người thường hay được đưa đi đào tạo, chiếm 44%, còn người ít được đưa đi đào tạo chiếm tới 20%, khá chênh lệch nhau, do vậy Nhà máy cần xem xét cho hợp lí. Đánh giá việc đưa công nhân đi đào tạo thì chỉ có 49 người đồng ý tương đương với 53.8%, không đồng ý chiếm 18.7%. Con số những người cho là bình thường chiếm tỉ lệ khá cao, Nhà máy nên chú trọng thực hiện tốt thì con số hài lòng sẽ được nâng cao, nếu không làm tốt thì con số không hài lòng lại nâng rất cao. Xem xét xem những người không hài lòng họ là những ai:

Bảng 16: Kết quả đánh giá đối với mức độ không hài lòng về triển vọng phát triển cá nhân

Chỉ tiêu 1 2 3

Giới tính

Nam lh lh lh

Nữ nn nn nn

Theo trình độ chuyên môn

Cao đẳng nn nn nn

Trung cấp và sơ cấp nn nn nn

Lao động phổ thông nh nh nh

Theo số năm làm việc

Dưới 1 năm nn nn nn

1- 2 năm lh lh lh

2- 3 năm nn nn nn

Theo độ tuổi lao động 18- 25 tuổi nn nn nn 25- 35 tuổi nn nn nn Trên 35 tuổi nn nh nh Theo Tổ làm việc Máy ủi nn nn nn Tạo hình lh lh lh Xếp gòong nn nn nn Phơi đảo nn nn nn Phân loại lh lh lh

( Nguồn số liệu điều tra và xử lí của tác giả)

Chú thích:

1. Nhiều lần đưa đi đào tạo nn – như nhau

2. Đào tạo công nhân tay nghề cao nh – nhỏ hơn

3. Mức độ hợp lí của đào tạo đó lh – lớn hơn

Việc đào tạo dành cho những công nhân lao động trực tiếp cũng cần được xem xét, bởi tay nghề của họ có tốt thì chất lượng sản phẩm mới cải thiện được, đồng thời hiệu quả sản xuất cũng cao. Thực tế cho thấy vẫn còn một bộ phận không nhỏ những công nhân lao động không hài lòng với việc đào tạo này, chủ yếu là những người có trình độ chuyên môn lao dộng phổ thông, đang làm tại bộ phận Tạo hình hoặc Phân loại, đã làm tại Nhà máy từ 1- 2 năm, trên 35 tuổi. Họ là những người có tay nghề khá tốt, với họ việc nâng cao tay nghề vẫn rất cần thiết. Nhà máy dường như chưa chú trọng nhiều tới mong muốn đào tạo của họ. Việc nâng cao tay nghề ngoài giúp họ cải thiện trình độ, hơn thê nữa họ còn có thể cống hiến nhiều hơn cho Nhà máy. Tôi thiết nghĩ Nhà máy cần lưu tâm tới điều này, ngoài việc đưa công nhân đi đào tạo còn chú trọng tới hình thức đào tạo cho phù hợp

(Dựa vào phụ lục 5).

Một phần của tài liệu Phân tích đánh giá của người lao động trực tiếp tại nhà máy gạch tuynel lam sơn sao vàng (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(70 trang)
w