4. Tỷ suất LN/CP % 0.27 0.10 0.18 0
2.1.1.2. Môi trường nhân sự
Bảng 9: Đánh giá của người lao động đối với môi trường nhân sự
ĐVT: người Chỉ tiêu Các mức độ Đồng ý Bình thường Không đồng ý Tỉ lệ(%) Số lượng Tỉ lệ(%) Số lượng Tỉ lệ(%) Số lượng
1.Chia sẻ kinh nghiệm 63.7 58 35.2 32 1.10 1
2. Quan hệ tập thể 59.3 54 37.4 34 3.30 3
3. Hòa nhập tập thể 74.7 68 20.9 19 4.40 4
4. Uy tín lãnh đạo 67.0 61 20.9 29 1.10 1
6. Sự quan tâm của lãnh đạo 67.0 61 26.4 24 6.60 6 7. Thoải mái khi bày tỏ ý kiến 62.6 57 27.5 25 9.90 9
(Đánh giá theo các mức độ với 1: Đồng ý; 2: Bình thường; 3: Không đồng ý)
( Nguồn số liệu điều tra và xử lí của tác giả)
Bên cạnh môi trường vật chất có sự tác động mạnh mẽ đến người lao động thì môi trường nhân sự còn có sự tác động quan trọng hơn. Mối quan hệ giữa đồng nghiệp với nhau, và với lãnh đạo là một điều cần nghiên cứu nhiều.
Đầu tiên chúng ta sẽ xem xét đến mối quan hệ với nhau của các công nhân như thế nào. Một đơn vị muốn hoạt động tốt thì bên cạnh những lao động lành nghề, có năng lực thì cần phải có sự gắn bó giữa các công nhân với nhau, có tinh thần làm việc tập thể, cùng nhau giải quyết những công việc mà tập thể giao cho. Trong công việc không phải khi nào một cá nhân cũng có thể giải quyết mọi việc một cách dễ dàng, với mỗi người lao động khác nhau lại có khả năng và cách thức giải quyết các vấn đề khác nhau do sự khác biệt về năng lực cũng như nhận thức và kinh nghiệm. Do đó cần phải có sự chia sẻ kinh nghiệm trong công việc để giúp nhau cùng tiến bộ. Về vấn đề này thì có 58 người chiếm 63.7% cho rằng trong Nhà máy luôn luôn có sự chia sẻ kinh nghiệm giữa các đồng nghiệp với nhau, chỉ có 1 người tương ứng với 1.1% thì không đồng ý với ý kiến này, còn lại thì thấy bình thường. Điều này cho thấy vấn đề chia sẻ kinh nghiệm là một điều quan trọng và công nhân ở đây đã làm tốt.
Quan hệ tập thể tại Nhà máy cũng được nhiều công nhân hài lòng với 54 người chiếm 59.3%. Về vấn đề tạo điều kiện cho nhân viên mới phát triển Nhà máy thực sự làm rất tốt, qua cuộc khảo sát thì có 68 người đồng ý, tương đương với 74.7% đồng ý với ý kiến "Tập thể luôn quan tâm tạo điều kiện cho nhân viên mới phát triển" điều này cũng thể hiện rõ: khi mới vào làm việc thì người lao động luôn được quan tâm và tạo điều kiện để hòa nhập vào tập thể, được đào tạo về tay nghề, kĩ năng công việc cần làm một cách rõ ràng để giúp họ thực hiện tốt các công việc của mình. Đây là một điều cần biểu dương, cần phát huy hơn nữa trong thời gian tới để nâng cao hơn nữa tỷ lệ đồng ý với ý kiến này nhằm một phần nào đó thu hút tốt hơn những công nhân mới có lòng ham mê và có tay nghề cao đến với Nhà máy.
Ngoài mối quan hệ với đồng nghiệp thì cũng cần xem xét đến mối quan hệ giữa người lao động với các cấp lãnh đạo trong Nhà máy, nhất là đối với những người Tổ trưởng và Đốc công, bởi vì khi công nhân mất lòng tin vào người quản lí, họ sẽ không còn nhiệt tình làm việc. Do đó Nhà máy cần quán triệt và chú trọng tới đội ngũ những người quản lí này, để họ luôn làm việc công bằng cho người lao động, tạo dựng nên uy tín trong Nhà máy và uy tín đối với người lao động. Một dấu hiệu đáng mừng, vì số người đồng ý với ý kiến: “Những người lãnh đạo ở đây làm việc khá uy tín” là khá nhiều. Có tới 61 người đồng ý tương đương với 67% và 29 người tương đương với 20.9% thấy bình thường với việc nhận xét về uy tín của những người lãnh đạo. Chứng tỏ họ đã được người công nhân yêu mến và tin tưởng. Chỉ có một người là thấy không hài lòng mà thôi. Nên phát huy cách thức lãnh đạo như hiện nay, cũng như tác phong đạo đức và sự công bằng trong công việc của họ.
Bên cạnh uy tín của lãnh đạo thì mối quan tâm của người lao động là họ có dễ dàng đề đạt những yêu cầu phục vụ cho công việc của mình hoặc là những tâm tư, nguyện vọng cá nhân của mình nhằm mong muốn Nhà máy tạo điều kiện tốt hơn cho họ làm việc, tạo điều kiện để họ thể hiện năng lực và có sự cống hiến hết mình đối với Nhà máy hay không. Nhưng khi khảo sát yếu tố này ta thấy có 62.6% chọn ý kiến đồng ý với việc cảm thấy dễ dàng và thoải mái khi được bày tỏ ý kiến của mình với lãnh đạo. Điều này là một điều tốt đối với Nhà máy trong vấn đề điều hành nhân sự. Chính những yếu tố này sẽ xóa đi khoảng cách lớn giữa quản lí và người công nhân, tạo tâm lý tự tin, thoải mái khi được cống hiến cho Nhà máy giúp những người lãnh đạo xóa bỏ những áp lực trong công việc dẫn đến có sự gia tăng năng suất và hiệu quả lao động của chính bản thân mỗi người lao động và của toàn tập thể.
Một người quản lí, bên cạnh những uy tín, kinh nghiệm quản lý...thì cần phải có sự quan tâm đúng cách đối với công nhân về mọi mặt đặc biệt là trong công việc của họ. Khi công nhân cảm nhận lãnh đạo luôn quan tâm đúng mức đến công việc của mình sẽ cố gắng hơn trong công việc, hài lòng hơn đối với nơi công tác và muốn gắn bó lâu dài với Nhà máy. Nhưng phải hiểu quan tâm đúng mức là như thế nào. Tránh tình trạng quan tâm quá mức sẽ làm công nhân có cảm giác bị kiểm soát gắt gao, làm họ khó chịu và mất đi sự tự tin cũng như tính sáng tạo trong công việc còn quan tâm một cách hời
hợt sẽ làm công nhân mất đi tính kỉ luật và không tạo đầy đủ điều kiện cho họ phát triển. Đối với vấn đề này, Nhà máy có 61 người chiếm 67% cho rằng mình đã được lãnh đạo quan tâm đúng mức đến công việc. Còn 6.6% thì phản đối ý kiến này. Nguyên nhân của điều này là do Tổ trưởng và Đốc công ở đây thường xuyên có mặt tại nơi sản xuất để giám sát đồng thời động viên và an ủi công nhân, hỏi han công việc đối với từng người cụ thể, nên họ hiểu được nguyện vọng và yêu cầu của công nhân mình. Tuy vậy vẫn có những người không hài lòng với cách quan tâm đó, có 6người tương đương với 6.6% cho rằng lãnh đạo quan tâm như vậy là chưa đúng mức. Điều cần làm ở đây là: một lần nữa người quản lí tìm hiểu xem thực sự họ chưa quan tâm đúng mức người lao động ở điểm nào. Nếu phần lỗi thuộc về những người quản lí thì cần sữa chữa kịp thời. Còn nếu là do ý muốn chủ quan của người lao động thì cần có những biện pháp khéo léo kéo họ về mục đích chung của Nhà máy và giúp họ có nhận thức đúng đắn hơn về mình.
Đối với nhóm chỉ tiêu này, dường như Nhà máy làm tốt hơn so với điều kiện về môi trường vật chất. Số người hài lòng khá cao, và số người không hài lòng còn rất ít. Nhưng đối tượng bình thường thì vẫn cao, một lần nữa như nhắc nhở việc thực hiện một cách khéo léo của ban lãnh đạo Nhà máy đối với việc tạo điều kiện làm việc tốt cho người lao động.
Tiếp tục theo dõi bảng số liệu dưới đây:
Bảng 10: Kết quả đánh giá đối với mức độ không hài lòng về môi trường nhân sự
Chỉ tiêu 1 2 3 4 5 6
Giới tính
Nam nn lh nn nn nh nn
Nữ nn nn nn nn nn nn
Theo trình độ chuyên môn
Cao đẳng nn nn nn nn nn nn
Trung cấp và sơ cấp lh nn nn nh nn nn
Lao động phổ thông lh nn nn nh nn nn
Theo số năm làm việc
Dưới 1 năm nn nn nn nn nn nn
1- 2 năm nh nh nh nh nh nh
2- 3 năm nh lh nn nh lh nh
Trên 3 năm nh nh nh nh nh nh
Theo độ tuổi lao động
25- 35 tuổi nh nh nn nh nn nn Trên 35 tuổi nn nn lh lh nn nn Theo Tổ làm việc Máy ủi nn nn nn nn nn nn Tạo hình nh nh nh nh nn nn Xếp gòong nh lh nn nh lh nh Phơi đảo nh nn nn nh lh nn Phân loại nh nn nn nn nn nh
( Nguồn số liệu điều tra và xử lí của tác giả)
Chú thích:
1.Chia sẻ kinh nghiệm nn – như nhau
2. Quan hệ tập thể nh – nhỏ hơn
3. Hòa nhập tập thể lh – lớn hơn
4. Uy tín lãnh đạo 5.Đề bạt ý kiến
6. Sự quan tâm của lãnh đạo
Phân tích sâu về đặc điểm của những công nhân không hài lòng, tôi thấy có sự khác biệt giữa những công nhân này, cụ thể: mức độ không hài lòng của người lao động có sự khác nhau nhiều nhất ở tổ làm việc và số năm làm việc, mang đặc điểm: chủ yếu là những người nam giới và những người làm việc từ 2 - 3 năm không hài lòng đối với quan hệ tập thể và việc đề bạt ý kiến với lãnh đạo, những người trên 35 tuổi tại Nhà máy không hài lòng với sự hòa nhập tập thể và việc đề bạt ý kiến, trình độ chuyên môn là trung cấp hoặc sơ cấp và lao động phổ thông không hài lòng với việc chia sẻ kinh nghiệm ở đây, những người làm ở bộ phận Xếp gòong và Phơi đảo không hài lòng với việc đề bạt ý kiến tại đây. Thực tế cho thấy những người này hầu như họ không quan tâm đến tập thể của mình do đó, họ cũng không cảm thấy tập thể có sự đoàn kết và tạo điều kiện cho các cá nhân, và số năm làm việc khác nhau cho thấy những suy nghĩ khác nhau. Ban lãnh đạo Nhà máy cần xem xét để tìm ra nguyên nhân của tình trạng này để kịp thời có biện pháp khắc phục.
(Dựa vào phụ lục 5)