- Phấn đấu đạt tổng doanh thu trên 100 tỷ đồng Tuyển dụng mới 300 tư vấn viên
PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Trong quá trình nghiên cứu do hạn chế về mặt thời gian và kiến thức, khóa luận không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Trên cơ sở nghiên cứu đề tài “Đánh giá
hiệu quả hoạt động bán hàng của Công ty Bảo Việt Nhân Thọ Quảng Bình”, đề tài
rút ra được những nhận xét sau:
1. Đề tài đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn về nâng cao hiệu quả hoạt động bán hàng của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ.
2. Đề tài đã đánh giá được thực trạng hoạt động bán hàng của Bảo Việt Nhân Thọ Quảng Bình. Trong thời gian qua, hoạt động bán hàng của công ty tăng trưởng đáng kể, tổng doanh thu năm 2009 đạt hơn 90 tỷ đồng, tốc độ tăng doanh thu năm 2009 gần 26%, điều đó giúp công ty giữ vững vị trí chủ đạo của mình trên thị trường bảo hiểm Quảng Bình và đã có những đóng góp tích cực cho sự phát triển, tăng trưởng cho nền kinh tế. Đề tài cũng cho thấy được những điểm mạnh và điểm yếu của công ty. Là thương hiệu số 1 trong lĩnh vực bảo hiểm, được sự quan tâm sâu sát từ Tổng công ty cùng với hệ thống nhân viên đông đảo nhiệt tình, luôn cầu tiến học hỏi là những thế mạnh giúp hoạt động bán hàng của công ty đạt được những thành tích đáng kể. Tuy nhiên công ty cần chú trọng đến các điểm yếu như bộ máy kinh doanh còn cồng kềnh, chính sách phục vụ khách hàng còn cứng nhắc, chưa ứng dụng tin học vào bán hàng.
3. Qua nghiên cứu giúp công ty đánh giá được cảm nhận của khách hàng đối với hoạt động bán hàng. Nhìn chung đa số khách hàng đều hài lòng với dịch vụ bán hàng của công ty, tiêu chí hệ thống kênh phân phối được đánh giá với số điểm là 2.07, tiêu chí công tác giải quyết quyền lợi được đánh giá với số điểm là 2.06. Tuy nhiên vẫn tồn tại khách hàng chưa đồng tình ở một số khía cạnh như dịch vụ sau bán hàng chưa tốt với số điểm 2.79, nhân viên có phong cách chưa chuyên nghiệp hay hình thức thu phí còn hạn chế.
4. Qua đó, đề tài cũng đã đưa ra được những giải pháp nhằm mục đích nâng cao hiệu quả hoạt động bán hàng của công ty. Vấn đề đặt ra cho BVNT Quảng Bình là không ngừng đổi mới và nâng cao chất lượng công tác bán hàng, chú trọng những yếu tố trên để có biện pháp khắc phục, tăng cường công tác quản lý và phòng ngừa rủi ro, làm cho khách hàng muốn gắn bó với công ty, biến khách hàng thành những nhân viên tư vấn tích cực. Đội ngũ tư vấn viên là những người đóng góp vô cùng quan trọng đến hiệu quả kinh doanh của công ty, công ty cần có những chính sách thiết thực nhằm đào tạo, nâng cao nghiệp vụ cũng như các chính sách ưu đãi, khuyến khích đối với họ.
Trong thời gian tới, BVNT Quảng Bình phải đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt từ các công ty có vốn đầu tư nước ngoài, đòi hỏi Bảo Việt Nhân Thọ Quảng Bình ngày càng phải đổi mới trong chính sách, biện pháp kinh doanh của mình. Ngoài ra
cần tận dụng hết những chính sách ưu đãi mà Nhà nước cũng như Bảo Việt Nhân Thọ Việt Nam dành riêng cho Bảo Việt Nhân Thọ Quảng Bình. Bên cạnh nổ lực đó, bản thân doanh nghiệp cũng cần khắc phục những tồn tại và hạn chế trong thời gian vừa qua, phấn đấu luôn đứng đầu trong tốp những công ty có doanh thu lớn nhất.
2. Kiến nghị
2.1. Đối với Công ty Bảo Việt Nhân Thọ Quảng Bình
Thứ nhất: Tăng cường công tác quản lý rủi ro, đề phòng hạn chế tổn thất nhằm tăng
hiệu quả hoạt động kinh doanh tránh vấn đề trục lợi bảo hiểm.
Thứ hai: Nâng cao năng lực quản trị điều hành, không ngừng đào tạo nguồn nhân
lực theo hướng chuyên nghiệp thể hiện được văn hóa doanh nghiệp, từ đó có thể nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty.
Thứ ba: Công ty thường xuyên đôn đốc, kiểm tra hiệu quả bán hàng của đội ngũ tư
vấn viên, kích thích bán hàng bằng những phần thưởng vật chất lớn hơn, tổ chức các hoạt động thi đua về doanh số bán hàng rầm rộ và liên tục.
Thứ tư: Nâng cao ý thức xây dựng hình ảnh và thương hiệu Bảo Việt Nhân Thọ đối
với khách hàng như là một địa chỉ đáng tin cậy “Đảm bảo lợi ích người Việt”
2.2. Đối với Công ty Bảo Việt Nhân Thọ Việt Nam
Thứ nhất: Tăng cường việc đẩy mạnh đa dạng hóa sản phẩm, thiết kế sản phẩm mới
và sửa đổi bổ sung các sản phẩm hiện có phù hợp với nhu cầu khách hàng.
Thứ hai: Nhanh chóng hoàn thiện các phần mềm ứng dụng về nghiệp vụ bảo hiểm
và tài chính kế toán. Công ty cần đầu tư công nghệ có chọn lọc, có kế hoạch cụ thể. Hệ thống thông tin cần phải tích hợp và phải là một quy trình xuyên suốt trong tất cả hoạt động của công ty, phải có khả năng có được thông tin một cách nhanh nhất để đưa ra biện pháp kinh doanh thích hợp.
Thứ ba: Thường xuyên tổ chức các lớp đào tạo cao cấp ngắn hạn nhằm nâng cao hơn
nữa chất lượng và năng lực quản lý của đội ngũ lãnh đạo các chi nhánh.
2.3. Đối với cơ quan quản lý Nhà nước về lĩnh vực Bảo hiểm
Thứ nhất: Nhanh chóng hoàn thiện hành lang pháp lý và sân chơi cho các doanh
Thứ hai: Xây dựng Học viện bảo hiểm để đào tạo cán bộ cao cấp, trung cấp cho
ngành bảo hiểm Việt Nam vì thực tế các nước trên thế giới không có đại học Bảo hiểm đào tạo kỹ sư chuyên ngành nên rất yếu về nghiệp vụ chuyên sâu bảo hiểm.
Thứ ba: Xây dựng phần mềm quản lý bảo hiểm trong đó có quản lý hợp đồng bảo
hiểm, khách hàng bảo hiểm, rủi ro được bảo hiểm, bồi thường bảo hiểm, phân tích tính chi phí bảo hiểm, thương mại điện tử, qua đó cơ quan quản lý Nhà nước về bảo hiểm cũng có thể cập nhật những vấn đề có tính nhạy cảm cao.