M ơ cửa thị trường, hội nhập vào nền kinh tế khu vực và trên thế giới đã tạo ra một sức sống m ớ i cho hoạt đ ộng sản xuất kinh doanh của Việt nam Việc m ở cửa thị
1. Hội nhập kinh tế quốc tê của Việt nam Bản chất và yêu cầu.
Hội nhập kinh tế quốc tế được hiểu là sự gắn kết nền kinh tế quốc tế. Nói khác
đi, đó là việc các quốc gia thực hiện chính sách kinh tế mở, tham gia vào các định chế kinh tế tài chính quốc tế, thực hiện tự do hóa và thuận lợi hóa thương mại và đầu tư. Trong điều kiện Việt nam hiện nay, hội nhập kinh tế quốc tế đã và đang trở thành một yêu cầu cấp thiết với mục đích là cấu trúc lại nền kinh tế, mở rộng thị trường, tranh thứ vốn và công nghệ thông qua đầu tư trực tiếp nước ngoài, tăng việc làm, tăng trưởng kinh tế và học tập kinh nghiệm quản lý cứa các quốc gia đi trước. Để tham gia vào quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, hiện nay chúng ta đang áp dụng bốn hình thức cơ bản:
+ Một là: Cùng đặt ra thời hạn nhất định với lộ trình cụ thể buộc phải tuân thứ (Ví dụ ASEAN).
+ Hai là: Cùng đặt ra thời hạn mục tiêu mà không có lộ trình bắt buộc cụ thể và tự nguyện, linh hoạt xây dựng lộ trình thực hiện (Ví dụ APEC).
+ Ba là: Đàm phán - thương lượng và nhân nhượng về các cam kết mở cửa thị
trường với lộ trình mở cửa khác nhau (Ví dụ Hiệp định thương mại Việt-Mỹ)
+ Bốn là: Đàm phán liên tục để mở cửa thị trường theo nguyên tắc "có đi có l ạ i " Tuy khác nhau về cách thức tiến hành, song các hình thức hội nhập trên đây đều cùng
hướng tới những mục tiêu chung là: M ở cửa thị trường hàng hóa, mở cửa thị trường dịch vụ, phát triển hợp tác đầu lư và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.
Vồ mở cửa thị trương hàng hóa: yêu cầu dặt ra là trước hết Việl nam phải cắt giam thuế quan. Cụ thể, đối với ASEAN, chúng ta phải đưa vào cắt giảm tổng cộng 10.144/10.689 mặt hàng với thuế suất không quá 20% (trong đó 74% mặt hàng có thuế suất từ 0-5%); Đến năm 2006 cắt giảm liếp những mặt hàng này xuống 0-5% và đưa
những mặt hàng còn lại vào cắt giảm. Đối với APEC, chúng ta cần phải tự do hóa
thương mại và đầu tư vào năm 2010-2020. Đối với Hiệp định thương mại Việt-Mỹ (BTA), Việt nam phải cắt giảm thuế đối với 226 mặt hàng vào tháng 12/2004. Còn để