M ơ cửa thị trường, hội nhập vào nền kinh tế khu vực và trên thế giới đã tạo ra một sức sống m ớ i cho hoạt đ ộng sản xuất kinh doanh của Việt nam Việc m ở cửa thị
1. Trong sự phát triển kinh tế, xã hội của Việt nam những năm qua đã bộc lộ những khó khăn chậm được khắc phục, anh hưởng tới sự phát triển thị trư ờng
bảo hiểm.
Nhìn vào tổng thể nền kinh tế Việt nam những năm qua chúng ta cảm thấy rất
đáng tự hào với những gì đã bỏ ra để phát triển. Tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao,
bình quân trên 7%, riêng năm 2004, GDP của Việt nam tăng 7,7%, đạt khoảng 45,4 tỷ USD, đây là tốc độ phát triển nhanh nhất từ năm 1999 đến nay. Song đi vào chi tiết cụ
thể từng lĩnh vực của nền kinh tế cho thấy còn nhiều vấn đề bất cập trong sự phát triển .
Về công nghiệp:
Mặc dù những năm qua về giá trị sản xuất công nghiệp có tăng, năm sau cao
hơn năm trước. Song (li vào cụ thổ chi tiết cho thấy sự phát triển sản xuất công nghiệp
không cân dối, không dồng đều. Theo báo cáo của chính phủ phiên họp thường kỳ
tháng 7/2005 thì 7 tháng đầu năm 2005, giá trị sản xuất công nghiệp tăng 16% so với
cùng kỳ 2004, trong đó khu vực kinh lố nhà nước chỉ tăng 9%; kinh tế ngoài nhà nước
tăng 21,2% và khu vực có vốn dầu tư nước ngoài tăng 21,8%. Như vậy sự tăng trưởng
mạnh trong sản xuất công nghiệp vẫn là kinh tế tư nhân và các doanh nghiệp có vốn
đầu tư nước ngoài. Các ngành công nghiệp có tốc độ tăng trưởng cao cũng chỉ dừng lại
ở những ngành giá trị thấp như khai thác than sạch, phân bón, thuốc trừ sâu, máy công
cụ, động cơ điện và ôtô các loại. M ộ i số ngành công nghiệp mũi nhọn chưa phát huy
được vai trò trong sự phát triển nền kinh tế.
Về nông nghiệp:
Sản lượng trong sản xuất nông nghiệp có tăng nhung giá trị sản lượng còn hạn
chế. Những năm qua sự phát triển sản xuất nông nghiệp gặp rất nhiều khó khăn do
thiên tai, dịch bệnh đã làm cho vật nuôi cây trồng thường xuyên bị thất bát. Thêm vào
đó sự biến động của các yếu tố đầu vào như phân bón, xăng dầu càng làm cho sản xuất
nông nghiệp khó khăn hơn.
Sự phát triển trong sản xuất nông nghiệp, một số lĩnh vực nuôi trồng còn mang
tính tự phát như cá tra, cá basa ở các tính đồng bằng Nam bộ... sự chuyển dịch cơ cấu
nuôi trồng trong lĩnh vực nông nghiệp còn nhiều bất cập cũng góp phần cản trở sự phát triển ngành nông nghiệp Việt nam những năm qua.
Về đầu tư:
Qua thời kỳ trầm lặng (1996-2000), những năm gần đây, thị trường đầu tư ở Việt nam có sự sôi dộng phát triển Ì rỏ lới. Tốc độ dầu tư bằng nguồn vốn trong và ngoài nước tăng cao kể cả số lượng dự án cũng như giá trị. Nhưng đi sâu phân tích cho thấy vốn đầu lư còn dàn trài, chưa thể hiện được sự ưu tiên trong đầu tư phát triển. Đối với đầu tư nước ngoài vào Việt nam, cơ cấu đầu tư thể hiện sự mất cân đối, thể hiện số dự án đầu tư vào các ngành cần thiết cho quá trình phát triển nền kinh tế còn rất hớn chế so với số dự án đầu tư vào các ngành kinh doanh khách sớn, du lịch, sản xuất các mặt hàng liêu dùng như dồ uống, mỹ phẩm, nước tẩy rửa...
Về xuất nhập khẩu:
Kim ngớch xuất nhập khẩu của Việt nam những năm qua tăng khá cao, đặc biệt là sự vượt trội của hoớt động xuất khẩu.êbng hoớt động xuất nhập khẩu lới đang đứng trước tình hình nhập siêu luôn tăng qua các năm. Nếu năm 1999, nhập siêu là 201 triệu USD và 8 tháng đầu năm 2005 con số này đã lên tới 5.450 triệu USD (Thời báo Kinh tế Việt nam - thứ hai 19/9/2005). Nhập siêu ở Việt nam với 5 đặc điểm đáng chú ý:
- Thứ nhất, nhập siêu với quy mô lớn và liên tục gia tăng. - Thứ hai, nhập siêu hoàn toàn do khu vực kinh tế trong nước.
- Thứ ba, trong khi xuất siêu sang Hoa Kỳ, Châu Âu... thì Việt nam lới nhập siêu rất lớn từ Châu Á.
- Thứ tư, cơ cấu hàng nhập siêu có sự thay đổi về kim ngớch. Những mặt hàng nhập khẩu như máy móc, thiết bị, phụ tùng, phân bón, nguyên liệu cho ngành dệt may, da giầy giảm về kim ngớch, những mặt hàng ôtô và phụ tùng, xe máy và phụ tùng kim ngớch nhập lới tăng cao.
- Thư năm, giá nhập khẩu lăng cao làm cho nhập siêu tăng nhưng lượng nhập khẩu tăng không tương ứng như tốc độ tăng của tổng kim ngớch nhập khẩu.
Về chỉ số giá tiêu dùng:
Những năm qua, Nhà nước đã có nhiều biện pháp tác động nhằm giữ chí số giá tiêu dùng tương đương với tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, nhưng sự biến động về giá cả do nhiều nguyên nhân đã ảnh hưởng rất lớn đến tình hình sản xuất kinh doanh và đặt ra những khó khăn thách thức không nhỏ cho nền kinh tế. Theo Thời báo Kinh
tế Việt nam số ra ngày 7/9/2005 thì mới 8 tháng đầu năm 2005 chỉ số tiêu dùng đã tâng 6% so với tháng 12/2004 và bằng 92,3% so với chỉ tiêu 6,5% mà quốc hội đã đề ra cho năm 2005. Sự tăng nhanh chỉ số giá tiêu dùng là khó khăn lớn trong sự phát triển nền kinh tế Việt nam....
Qua phân tích một số nội dung cơ bản trên đây, điều đặc biệt cần phải nhấn mạnh là tính chưa hiệu quả và chưa bền vững của sự phát triển kinh tế trong những năm qua. Một số chuyên gia cho rằng, với số vốn nhà nước đầu tư như hiện nay thì nền kinh tế phải tăng trưởng ở mẳc 10 - 11%/năm, và tốc độ này phải duy trì ít nhất từ 10 -
15 năm. Điều này kinh nghiệm phát triển kinh tế của một số nước trong khu vực đã cho thấy như Hàn quốc, Đài loan các năm 1960 - 1980 và Trung quốc từ năm 1980 đến nay, tốc độ tăng trưởng ở các nước này đều duy trì từ 9,5% đến 11% trong hàng chục năm liền với những điều kiện chưa hẳn thuận lợi như Việt nam.
Những bất cập trên đây là một thách thẳc lớn cho sự phát triển thị trường bảo hiểm. Trong tương lai thị trường bảo hiểm Việt nam có giữ được tốc độ phát triển cao như những năm vừa qua hay không, một phần phụ thuộc vào việc khắc phục những yếu kém của nền kinh tế.