Cạnh tranh không lành mạnh ngày càng gia tăng

Một phần của tài liệu Thị trường bảo hiểm và giải pháp phát triển thị trường bảo hiểm ở việt nam đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ (Trang 63 - 65)

M ơ cửa thị trường, hội nhập vào nền kinh tế khu vực và trên thế giới đã tạo ra một sức sống m ớ i cho hoạt đ ộng sản xuất kinh doanh của Việt nam Việc m ở cửa thị

3-Cạnh tranh không lành mạnh ngày càng gia tăng

Một trong những vấn đổ nổi lên trên thị trường bảo hiểm Việt nam thời gian qua là hoạt động cạnh tranh không lành mạnh giữa các công ty bảo hiểm. Các hình thức cạnh tranh rất đa dạng với nhiều thủ pháp là một thách thức rất lớn đối với hoạt động kinh doanh bảo hiểm trên thị trường. Tinh trạng cạnh tranh được thể hiện rõ nhất ở những mặt sau đây:

* Giảm phí bảo hiểm

Trên thị trường cạnh tranh, các nhà cung cấp một loại sản phẩm dịch vụ nào đó luôn phải áp dụng nhiều biện pháp khác nhau trong cạnh tranh để giành giật thị phần. Trong đó giảm giá là một phương thức được ưa chuộng vì giải pháp này dễ hấp dần khách hàng, nhất là đối với một san phẩm mà chất lượng khó biết trước như bảo hiểm. ở một mức độ nào đó, sự cạnh tranh này đã góp phần đưa phí bao hiểm (giá cả của sản phẩm bảo hiểm) về mức hợp lý, có lợi cho người tiêu dùng. Song điều cần bàn tới ở đây là trên thị trường bảo hiểm hiện nay, nhiều doanh nghiệp bảo hiểm do sức ép cạnh tranh đã sổ dụng hình thức này một cách thái quá gây ảnh hưởng không tốt tới sự phát triển của thị trường trong đó có bản thân doanh nghiệp. Thị trường bảo hiểm Việt nam thời gian qua, việc hạ phí bảo hiểm để cạnh tranh đã gây nên nhiều hậu quả: một số nghiệp vụ bảo hiểm thu không đủ bù đắp chi; các doanh nghiệp bảo hiểm trong nước không giữ được thị phần (Bảo Việt nhân thọ 5 năm liên tục dẫn đầu thị trường cả về thị phần lẫn doanh thu nhưng đến tháng 6/2005 vị trí này đã phải nhường lại cho Prudential); hoạt động kinh doanh của một số doanh nghiệp không ổn định... Khi một doanh nghiệp bao hiểm đưa ra trước một giá phí bảo hiểm, lập tức có hàng loạt doanh nghiệp bảo hiểm khác sẵn sàng chào mời với một giá phí thấp hơn bằng nhiều kỹ thuật cắt giảm khác nhau như:

- Hạ thấp phí bảo hiểm gốc một cách đột ngột mà không thu hẹp phạm vi bảo hiểm, không nâng mức khấu trừ bồi thường.

- Hạ thấp dáng kể mức khấu trừ bồi thường mà không nâng phí bảo hiểm gốc, không thu hẹp phạm vi bảo hiểm.

- M ở rộng quá đáng phạm vi bảo hiểm mà không nâng phí bảo hiểm gốc, không nâng mức khấu trừ bồi thường.

- Nâng cao phí giao dịch, phí khai thác. - Kết hợp các kỹ thuật nói trên với nhau.

Trường hợp cệa Khách sạn Harbour View là một ví dụ. Đầu tiên Harbour Vicw mua bảo hiểm cháy tại một doanh nghiệp bao hiểm với tỷ lệ phí bảo hiếm tối thiểu là 0,12%, đến khi sắp mãn hạn bảo hiểm, một doanh nghiệp bảo hiểm khác dã ngang nhiên bước qua ihoả thuận chung về mức phí tối thiểu nói trên để giành lấy dịch vụ này với tỷ lộ phí chỉ là 0,085%, thấp hơn tới 30% so với giá phí tồi thiểu ban đầu. Rõ ràng khó có thể tin tưởng vào khả năng bồi thường cệa một mức giá thấp như vậy nếu tổn thất xảy ra.

Do tính dễ thực hiện nhưng lại khó thấy ngay hậu quả, biện pháp cạnh tranh bằng hạ phí thiếu cơ sở khoa học có thể sẽ vẫn là một vấn nạn cho ngành bảo hiểm Việt nam hiện tại cũng như tương lai.

* Độc quyền theo ngành

Sau Nghị dinh 100/CP, dộc quyền dong kinh doanh bảo hiểm bị phá vỡ, sự xuất hiện các loại hình doanh nghiệp bao hiểm đã tạo nên một thị trường bảo hiểm Việt nam sôi động, phong phú, đa dạng theo đúng nghĩa cệa nó. Song cùng với sự phát triển cệa thị trường lại dẫn tới một biểu hiện khác cệa cạnh tranh không lành mạnh, đó là tình trạng dộc quyền theo ngành.

Trên thị trường bảo hiểm Việt nam hiện nay có nhiều doanh nghiệp bảo hiểm cổ phần và điểm đáng chú ý là hầu hết các cổ đông lớn thành lập nên các doanh nghiệp này đều là các doanh nghiệp lớn cệa nhà nước thuộc các ngành kinh tế then chốt như xăng dầu, dầu khí, bưu điện... Vô hình chung đã hình thành sự độc quyền về khai thác bảo hiểm trong những ngành này. Đương nhiên dưới một áp lực nào đó, các doanh

nghiệp nhà nước mà ngành mình có cổ phần tại các công ty cổ phần bảo hiểm sẽ phai mua bảo hiểm tại đây. Điều này được thể hiện qua các khẩu hiệu "ở đâu có xăng dầu, ở

đó có PJICO" hay "ở đâu có dầu khí ở đó có P.V.I". Như vậy trên thị trường đã tạo nên sự cạnh tranh không bình đẳng. Xét theo một nghĩa nào đó, đây được coi là một sự độc quyền theo ngành. Mặc dù đã có Thông tư cệa Bộ Tài chính (27/1998/TT/BTC) ban hành ngày 4/3/1998 quy định "nghiêm cấm các công ty cổ phần bảo hiểm ép buộc các cổ đông phải mua bảo hiểm cệa chính công ty mình" song tình trạng này cũng không thể loại bỏ được. Tinh trạng độc quyền theo ngành trong kinh doanh bảo hiểm sẽ là lực cản cho việc phát triển thị trường bảo hiểm Việt nam, làm mất đi tính năng động, sáng

tạo của loại hình doanh nghiệp này. Đ â y c ũ n g là một thách thức đối với thị trường bảo hiểm Việt nam trong x u t h ế hội nhập.

Một phần của tài liệu Thị trường bảo hiểm và giải pháp phát triển thị trường bảo hiểm ở việt nam đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ (Trang 63 - 65)