Công tác quản lý chất lượng sản phẩm:

Một phần của tài liệu Thị trường cao su việt nam hiện trạng và giải pháp (Trang 61)

- về diện tích canh tác đến năm 2010 cố gắng đạt khoảng 700.000 ha; sản lượng đạt khoảng trên 400 ngàn tấn Trong đó:

2.2.5. Công tác quản lý chất lượng sản phẩm:

vấn đề đảm bảo chất lượng sản phẩm ổn định và đồng đều là một trong những yếu tố xác lập uy tín của cao su Việt Nam và tăng cường vị t h ế cạnh tranh của cao su Việt Nam trên thị trường t h ế giới. Trong những năm qua, ngành cao su đã đạt một số thành tích nhất định trong việc quản lý chất lượng sản phẩm. ể cấp vĩ m ô chúng ta đã ban hành bộ tiêu chuẩn Việt Nam về sản phẩm cao su sơ chế. Tại Tổng công ty cao su Việt Nam, đơn vị chiếm hơn 8 0 % sản lượng cao su Việt Nam đã thành lập một trung tâm quản lý chất lượng thuộc Viện nghiên cứu cao su. Hầu hết các công ty đã có phòng kiểm phẩm, trong đó đã có 6 công ty thuộc Tổng công ty đã được cấp chứng chỉ chất lượng ISO 9002. Tuy nhiên ở cấp vĩ m ô chúng ta vẫn chưa có một trung tâm quản lý chất lượng quốc gia về sản phẩm cao su và ngay tại Tông công ty cao su, nơi đã thành lập trung tâm quản lý chất lượng trong nội bộ tổng công ty thì về thực chất trung tâm này vẫn không hoạt động vì chưa có điều lệ do các cấp có thâm quyền phê chuẩn, vấn đề quản lý chất lượng sản phẩm trên thực t ế hoàn toàn dựa vào ý thức tự giác của từng công ty, chưa có sự thống nhất quản lý ở cấp toàn ngành. Chính điều này đã làm cho sản phẩm cao su sơ c h ế Việt Nam chưa đồng đều về mặt chất lượng: chất lượng sản phẩm thay đổi theo từng nhà máy, thậm chí thay đổi theo từng tháng trong năm, đây là một điểm yếu cần khắc phục trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu Thị trường cao su việt nam hiện trạng và giải pháp (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)