- Ba: Trình độ tay nghề của người lao động và cán bộ kỹ thuật chuyên ngành còn thấp kém.
3/ Công ty cơ khí Báo cao su 4/ Công ty kho vận
3.2.2.2.2.5.5. Tăng cường công tác quản lý chất lượng sản phẩmcao su xuất khẩu:
khẩu được hoàn thuế V Á T toàn bộ ( 1 0 % ) và nếu tiêu thụ nội địa đề nghị chính
phủ vẫn cho hoàn thuế V Á T khoảng 5%.
3.2.2.2.2.5.4. Ưu tiên tín dụng xuất khẩu đối với mặt hàng cao su:
Để tạo điều kiện thuận lợi và khuyến khích các doanh nghiệp đẩy mạnh việc
xuất khẩu cao su, chính phủ nên dành một khoản tín dụng ưu tiên cho các doanh
nghiệp tham gia xuất khẩu cao su. Nguồn vốn tín dụng ưu đãi này có thể trích ra
một phần từ quy khuyên khích xuất khẩu. Theo chúng tôi chính phủ nên có chính sách ưu tiên mặt hàng cao su giống như một số mặt hàng quan trọng khác (Gạo cà phê...).
3.2.2.2.2.5.5. Tăng cường công tác quản lý chất lượng sản phẩm cao su xuất khẩu: khẩu:
Như phần phân tích hiện trạng đã nêu ra công tác quản lý chất lượng cao su
xuất'khẩu của Việt Nam hiện nay còn có những vấn đề bất cập ở cả cấp vĩ m ô
cũng như vi mô. Để góp phần nâng cao uy tín thương hiệu của cao su Việt Nam
trên thị trường t h ế giới, chính phủ và các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan cần tham gia vào công tác quản lý chất lượng sản phẩm cao su xuất khâu. Hiện tại chính phủ đã ban hành bộ tiêu chuẩn cao su Việt Nam, song việc kiêm soát cao su xuất khẩu theo bộ tiêu chuẩn này không được duy trì. Đã có nhiều trường hợp cao su Việt Nam xuất khẩu không có thương hiệu của nhà sản xuất, mặt khác chất lượng cao su xuất khẩu của ta không được ổn định và đồng đều. Thực trạng này đã tác động ảnh hưắng đến uy tín thương mại của toàn ngành cao su nước ta, thực tế cho thấy cao su Việt Nam thường có giá xuất khẩu thấp hơn cao su các nước khác từ 10- 15%. Để khắc phục điều này trong thời gian tới chính phủ cần quan tâm và thực hiện những vấn đề sau:
— Giao cho Bộ thương mại hoặc hiệp hội cao su (Nếu được thành lập) giám sát chất lượng cao su xuất khẩu theo bộ tiêu chuẩn quốc gia về cao su.
— Tuyệt đối không cho phép xuất khẩu các loại cao su không có thương hiệu rõ ràng của nhà sản xuất hoặc không đảm bảo bộ tiêu chuẩn quy định đối với cao su Việt Nam.
— Thông qua bộ thương mại hoặc hiệp hội cao su (nếu được thành lập) tài
trợ cho các hội chợ triển lãm và bình chọn sản phẩm cao su đạt chất lượng cao thực hiện theo định kỳ hàng năm.
KẾT LUẬN
Ngành cao su thiên nhiên V i ệ t Nam là một ngành kinh t ế quan trọng
của đất nước có ý nghĩa nhiều mặt về kinh tế, xã hội, an ninh- quốc
phòng và môi trường sinh thái. Trong thời gian qua kể từ sau ngày đất nước
được thống nhất cho đến nay ngành cao su đã có những bước phát triển
vượt bậc và đạt được những thành tựu to lớn. Tuy vậy trong chặng đường
phát triển hiện nay và sởp tới ngành cao su của ta đang gặp phải những
khó khăn nhất định đặc biệt là ở phía đầu ra cho các sản phẩm của ngành.
Quá trình phân tích hiện trạng và xu hướng phát triển trong tương lai
của ngành cho thấy những cơ hội, thách thức, điểm mạnh và yếu mà ngành
cao su nước ta đang gặp phải. Để tạo được thị trường ổn định vững chởc
cho ngành cao su nước ta cần có chiến lược khai thác tốt cơ hội, né tránh
những đe dọa và khởc phục những hạn chế mà ngành đang gặp phải.
Quá trình phân tích cho thấy để có một thị trường ổn định và lâu dài
đòi hỏi phải có những giải pháp đồng bộ ở cả hai cấp độ vi mô (Các doanh
nghiệp) và cấp vĩ mô (Các chính sách và biện pháp quản lý của nhà nước).
Trong đó đối với các doanh nghiệp cần phải có những quyết định đúng
trong việc lựa chọn chiến lược sản phẩm, khách hàng và thị trường mục
tiêu, tiến hành có hiệu quả công tác marketing, làm tốt công tác quản lý
chất lượng sản phẩm và giá thành còn chính phủ sẽ có vai trò hỗ trợ và tạo
việc thực hiện tốt các chính sách đòn bẫy như thuế, tín dụng, t h i ế t lập quy bình ổn giá và xúc tiến các hoạt động hỗ trợ khác...
Việc triển khai thực hiện tốt các giải pháp vĩ mô và vi mô như nội dung của luận án đã chỉ ra, chắc chắn rớng chúng ta sẽ tạo ra một thị trường ổn định và lâu dài cho ngành cao su nước ta, qua đó góp phần thực hiện có hiệu quả chiến lược phát triển ngành từ đây cho đến năm 2010.