0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (136 trang)

Các giai đoạn trong tổ chức công tác xuất khẩu caosu tại tổng công ty cao su:

Một phần của tài liệu THỊ TRƯỜNG CAO SU VIỆT NAM HIỆN TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP (Trang 75 -81 )

- về diện tích canh tác đến năm 2010 cố gắng đạt khoảng 700.000 ha; sản lượng đạt khoảng trên 400 ngàn tấn Trong đó:

2.3.3.1 Các giai đoạn trong tổ chức công tác xuất khẩu caosu tại tổng công ty cao su:

ty cao su:

• Giai đoạn 1991 trở về trước: Toàn bộ hoạt động xuất nhập khẩu của Tổng công ty cao su đều tập trung vào Ì đầu mối là Công ty xuất nhập khẩu caosu (Rubexim). Thị trường xuất khẩu của Rubexim lúc bấy giờ chủ y ế u là các nước X H C N Đông Ẩ u (cũ). Bên cạnh chức năng xuất khẩu cao su Rubexim đưỏc giao nhiệm vụ là đầu mối duy nhất của Tổng công ty đứng ra nhập khẩu tất cả các vật tư, thiết bị công nghệ cho toàn tổng công ty. Nhìn chung trong giai đoạn này công tác tiếp thị chưa đưỏc chú ý vì thị trường đã có sẩn (Các nước X H C N Đông Au bao tiêu), mặt khác do sản lưỏng chung toàn ngành còn nhỏ bé.

• Giai đoạn 1991-1994: với chính sách mở cửa nền kinh t ế và tăng quyền chủ động sản xuất kinh doanh cho các doanh nghiệp, mặt khác khi các công ty trực thuộc tổng công ty chuyển sang hạch toán độc lập thì việc mua bán và xuất khẩu cao su đưỏc giao cho từng công ty chủ động tìm k i ế m thị trường và khách hàng, tự quyết định giá mua, giá bán và phương thức thanh toán. Trong giai đoạn này đầu mối xuất khẩu cao su không chỉ tập trung tại Rubexim như trước nữa m à nó phân tán ra trong nhiều doanh nghiệp trong và ngoài tổng công ty (Toàn quốc có 72 đầu m ố i xuất khẩu cao su). Tại Tổng công ty cao su Phòng kinh doanh (nay gọi là ban xuất nhập khẩu) đưỏc Tổng công ty cao su giao nhiệm vụ là đầu mối tiếp thị và thực hiện chiến lưỏc thị trường cho toàn tổng công ty. Tuy nhiên trên thực t ế việc thực hiện nhiệm vụ này gặp rất nhiều khó khăn vì nhiều lúc thị trường cao su khan hiếm, giá cao su lên cao, các công ty cao su không chịu giao hàng-cho tổng công ty m à bán ra bên ngoài hết, do vậy tổng công ty không có hàng giao cho khách hàng. Có thể nói việc mở rộng quyền chủ động xuất khẩu

cao su cho nhiều doanh nghiệp trong và ngoài ngành đã tạo điều kiện cho ngành cao su mở rộng thị trường tiêu thụ cao su, song cũng đã xuất hiện những khó khăn mới cho ngành cao su nước ta nói chung cũng như đối với tổng công ty cao su Việt Nam nói riêng. Tinh trạng tranh mua, tranh bán xảy ra ngay giữa các đơn vị thành viên của tổng công ty, thông tin bị chia cắt, thậm chí nhiều công ty đã hạ giá bán thấp hơn giá thị trường đầ giành giựt khách hàng, chính sách chung

về thị trường được vạch ra nhưng không thầ thực hiện được.

• Giai đoạn 1995 đến nay: Đầ khắc phục một phần những nhược điầm trên trong giai đoạn này Tổng công ty đã áp dụng chính sách quy định giá sàn bắt buộc đối với các đơn vị thành viên. Theo chính sách này các công ty thành viên buộc phải đảm bảo mức giá tối thiầu theo quy định của Tổng công ty khi bán ra cho khách hàng. Giá sàn được điều chỉnh linh hoạt theo từng thời điầm đầ sát với tình hình thị trường quốc t ế và trong nước. Tuy vậy cũng có những lúc do thị trường biến động nhanh m à giá sàn được đề ra không phù hợp với thực t ế của thị trường. Ngoài việc áp dụng chính sách giá sàn thì đầ đảm bảo cho ban xuất nhập khẩu có một lượng hàng ổn định nhằm thực hiện chiến lược khách hàng và thị trường chung cho Toàn tổng công ty, các công ty thành viên phải thực hiện chính sách bán nghĩa vụ cho Tổng công ty 3 0 % sản lượng cao su của mình, phần còn lại sẽ được bán trực tiếp hoặc ủy thác xuất khẩu sang các đầu mối khác trong hoặc ngoài ngành.

2.3.3.2. X u ấ t khẩu t r ự c t i ế p và gián t i ế p :

Theo nguồn số liệu của ban xuất nhập khẩu Tổng công ty cao su Việt Nam cung cấp thì sản lượng xuất khẩu của Tổng công ty cao su Việt Nam từ 1995- 2000 là 837.888 tấn (Với tổng giá trị là 737.158.450 USD), trong đó xuất khẩu

trực tiếp qua Tổng công ty và các đơn vị trực thuộc là 360.821 tấn (Với tổng giá trị tương ứng là 306.368.022 USD), chiếm tỷ lệ 43%.

Bảng 23: sản lượng cao su xuất khẩu của Tổng công ty cao su Việt Nam từ 1995- 2000.

SÍT Sản lượng xuất khẩu Xuất khẩu trực tiếp

rị • ', í ì i - • Sản lượng (Tấn) Giá trị (USD) Sản lượng (Tấn) Giá U I (USD)

%

1995 95.882 128.073.594 27.291 28,4 38.589.474 28,7 1996 95.549 141.558.678 34.134 34,2 48.538.548 34,3 1997 112.367 126.516.188 46.129 41,3 52.270.000 41,3 1998 149.322 107.618.799 52.404 35,1 39.970.000 35,0 1999 171.083 99.763.605 96.997 58,0 57.360.000 57,5 2000 209.685 133.627.586 103.566 49,0 69.640.000 52,1 Tổng cộng 837.888 737.158.450 360.821 43,0 306.368.023 41,5

Qua bảng số liêu trên chúng ta thấy:

- Sản lượng xuất khẩu trực tiếp của Tổng công ty cao su V i ệ t Nam và các đơn vị trực thuộc đã có chiều hướng tăng, tuy nhiên không ổn định, nếu như vào năm 1995 tỷ trọng xuất khẩu trực tiếp là 28,4% thì đến năm 2000 đã tăng lên 49%, tính chung giai đoạn 1995- 2000 tốc độ tăng xuất khẩu trực tiếp mi năm là 4%.

- Nhìn chung tốc độ tăng xuất khẩu trực tiếp còn chậm so với nhu cầu phát triển của Tổng công ty nói riêng và ngành cao su Việt Nam nói chung. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho Tổng công ty còn khó khăn trong việc thực hiện chiến lược thị trường cho mình. Nguyên nhân chủ y ế u làm cho tặ trọng xuất khẩu trực tiếp còn thấp là do nhiều công ty trực thuộc tổng công ty cao su được giao quyền chủ động trong việc mua bán, song do bộ máy kinh doanh còn y ế u do vậy không có khả năng xuất khẩu trực tiếp m à phải bán qua trung gian hoặc ủy thác sang đơn vị ngoài tổng công ty.

2.3.3.3. Nhận xét chung về tình hình xuất khẩu cao su tại Tổng công ty cao su Việt Nam:

Những thành tựu:

- Bước đầu đã hình thành được chiến lược thị trường và sản phẩm phù hợp với xu hướng thị trường t h ế giới.

- Đã thiết lập được chính sách giá sàn đê định hướng hoạt động tiêu thụ cho các đơn vị trực thuộc Tổng công ty.

- Đã thiết lập được quan hệ với một số khách hàng truyền thống.

- Bước đầu đã thiết lập được quan hệ buôn bán với những thị trường xuất khẩu cao su quan trọng trên t h ế giới.

• Những tồn tại cần khắc phục:

- Tuy là cùng một doanh nghiệp nhưng các thành viên trong Tổng công ty cao su đã không tạo ra được sự nối kết sức mạnh trong các khâu sản xuất tiếp thị và bán hàng. Trên thực tế bộ máy tiếp thị có sự trùng lắp, phân

tán và gây tốn kém chi phí và đặc biệt là không thực hiện được một chiến lược thị trường vững chắc cho toàn Tổng công ty.

- Tuy là cùng một doanh nghiệp song các thành viên lại không thống nhát được biểu tượng cao su xuất khẩu và không kiểm soát được chất lượng cao su xuất khẩu trong nội bộ Tổng công ty, vì vậy chưa tạo ra được sự đồng đều và ổn định trong chất lượng của cao su xuất khẩu và giảm khả năng cạnh tranh chung.

- Tất cả những chính sách đang áp dẫng trong khâu sản xuất và tiêu thẫ cao su trong nội bộ Tổng công ty thực t ế chỉ là những giải pháp tình t h ế chưa có tính chiến lược lâu dài và chứa đựng những mâu thuẫn nhất định (các công ty thành viên với tư cách là các đơn vị hạch toán độc lập, được quyền chủ động kinh doanh song lại phải tuân theo những quy định chung về giá sàn cũng như mức bán nghĩa vẫ cho Tổng công t y - Đơn vị chủ quản).

Từ những đánh giá trên đây, theo chúng tôi để tạo điều kiện thực hiện một chiến lược thị trường vững chắc cho tông công ty cao su Việt Nam nói riêng qua đó góp phần tạo ra một thị trường ổn định cho cao su Việt Nam nói chung thì tổng công ty cao su cần nghiên cứu và giải quyết một cách căn bản những tồn tại trên.

2.3.4. Thực trạng vấn đề quản lý nhà nước đối với hoạt động tiêu thẫ cao su tại Việt Nam:

• Giai đoạn 1996 trở về trước, cùng với chủ trương chung của chính phủ đối với việc quản lý hoạt động xuất nhập khẩu, việc quản lý hoạt động xuất khẩu

cao su Việt Nam được thực hiện thông qua việc cấp giấy phép cho một số đơn vị trực thuộc tổng công ty và ngoài tổng công ty. Theo quy định này chính phủ sẽ cấp phép cho một số đơn vị trong và ngoài tổng công ty cao su được quyền xuất khẩu cao su ra bên ngoài, các đơn vị còn lại chỉ được quyền mua bán trực tiếp tại

thị trường nội địa muốn xuất khẩu ra bên ngoài phải ủy thác cho những doanh nghiệp được cấp phép.

• Từ 1996 đến nay: với chủ trường tăng cường quyền chủ động trong hoạt

động kinh doanh xuất nhập khẩu cho các doanh nghiệp, nhà nước đã bãi bỏ việc cấp giấy phép xuất nhập khẩu, cho phép tất cả các doanh nghiệp không phân biệt thành phần kinh tế, quy mô hoạt động được quyền xuất nhập khẩu trục tiêp.

Đối với ngành cao su, việc xuất khẩu cũng được nhà nước cho phép các doanh nghiệp được quyền tụ do tham gia, tuy nhiên từ năm 1993 do thị trường mậu biên Trung Quốc trở thành một thị trường chính trong việc tiêu thụ cao su Việt Nam

(Chiếm khoảng 75% thị phần) và do tình trạng tranh mua tranh bán giữa các đơn

vị kinh doanh trong nước gây ra những bất ổn và bất lợi cho thị trường ngành cao su nước ta, tổng công ty cao su Việt Nam đã đưa ra những kiến nghị với chính phủ về việc quản lý hoạt động xuất khẩu tại thị trường mậu biên. Đáp ứng

những đề nghị này, bắt đầu từ năm 1999 chính phủ đã đưa ra quy định hạn chế

đầu mối xuất khẩu tại thị trường mậu biên. Trong năm 1999 chính phủ chỉ cho

phép 40 đầu mối được xuất khẩu tại thị trường mậu biên và đến ngày 2/3/2000

Bộ thường mại đã có chỉ thị giới hạn lại chỉ còn 21 đầu mối xuất khẩu cao su tại thị trường mậu biên.

• Nhận Xét chung về vấn đề quản lý nhà nước đối với hoạt động tiêu thụ cao su tại Việt Nam :

- Những mặt đã làm:

+ Danh mục mặt hàng cao su đã được chính phủ đưa vào chương trình đàm phán trong các cuộc thương nghị ngoại giao với các nước có nhu cầu tiêu 'thụ cao su thiên nhiên, đặc biệt là Trung Quốc, Nga và các nước XHCN

Đông Au (cũ) đã góp phần tạo điều kiện cho ngành mở rộng thị trường tiêu thụ cao su.

+ Việc quy định đầu mối xuất khẩu cao su tại thị trường mậu biên bước đầu đã góp phần ổn định thị trường mậu biên, giảm bớt sự ép giá tẳ phía các thương nhân Trung Quốc đối với cao su nước ta.

Một phần của tài liệu THỊ TRƯỜNG CAO SU VIỆT NAM HIỆN TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP (Trang 75 -81 )

×