Phân tích thị trường theo khu vực địa lý

Một phần của tài liệu Đề tài một số giải pháp marketing nhằm mở rộngthị trường tiêu thụ than tại bình dương của công ty cổ phần đầu tư toàn an (Trang 44 - 46)

4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨ U:

2.2.2.2Phân tích thị trường theo khu vực địa lý

Đặc điểm sản xuất kinh doanh của từng loại doanh nghiệp có ảnh hưởng sâu sắc đến nhu cầu của thị trường. Nhu cầu tiêu dùng về sản phẩm than của từng thị trường là khác nhau, vì vậy khả năng tiêu thụ sản phẩm của Công ty trên thị trường Đồng Nai, thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương sẽ khác nhau.

Bảng 2.7: Bảng tỉ lệ phần trăm lượng than tiêu thụ tại một số thị trường

Đơn vị tính: % Thị trường Lượng than tiêu thụ

Đồng Nai 30.7

Hồ Chí Minh 25.6

Bà Rịa Vũng Tàu 18.9

Bình Dương 9.2

Thị trường khác 15.6

Nguồn: Phòng kinh doanh [7]

15.60% 18.90% 30.70% 25.60% 9.20% Hồ Chí Minh Đồng Nai Bà Rịa Vũng Tàu Thị trường khác Bình Dương

Nguồn: Phòng kinh doanh [7]

Biểu 2.3: Biểu đồ phần trăm lượng than tiêu thụ tại một số thị trường

Qua biểu đồ ta thấy, sản phẩm của Công ty ngoài tiêu thụ chủ yếu ở Đồng Nai mà còn các thị trường khác như thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa Vũng Tàu trong đó Đồng Nai là thị trường lớn nhất và sự chênh lệch về tiêu thụ sản phẩm của từng thị trường cũng khá lớn. Sản phẩm tiêu thụ tại thị trường Bình Dương còn khá thấp, chỉ chiếm 9.2% thị phần tiêu thụ của toàn thị trường, điều này chưa tương xứng với thị

37

trường đầy tiềm năng và hấp dẫn này. Việc khai thác tốt thị trường Bình Dương sẽ giúp cho Công ty có một thị trường tiêu thụ sản phẩm rất rộng lớn. Vì vậy, Công ty cần xúc tiến và đẩy mạnh nhanh hơn nữa việc nghiên cứu thị trường Bình Dương.

Thị trường Bình Dương là một thị trường rộng lớn và hấp dẫn. Lí do là vì Bình Dương có rất nhiều khu công nghiệp và cụm công nghiệp tọa lạc tại đây: huyện Tân Uyên có KCN Nam Tân Uyên I, Nam Tân Uyên II, KCN Khánh Bình, CCN Thạc Ban-Khánh Bình, CNN Dốc Bà Nghĩa-Hội Nghĩa-Khánh Bình… Bến cát có KCN Phú Gia, KCN Mỹ Phước, KCN An Tây... nơi đây chủ yếu là các loại công nghiệp nặng như gạch, ngói, sắt, giấy, luyện kim… nên tiêu thụ rất nhiều năng lượng, trong đó năng lượng than chiếm một phần lớn trong tổng năng lượng mà ngành công nghiệp ởđây tiêu thụ.

Qua thông tin trên thị trường và thực tế kinh doanh thì ta thấy Công ty nên tập trung bán hàng vào các huyện Tân Uyên và Bến Cát, và tập trung vào các Công ty tiệu thụ năng lượng nhiều như luyện kim, sản xuất gạch, ngói. Vì xác định được đối tượng khách hàng mà sản lượng kinh doanh của Công ty ngày càng phát triển. Cùng với việc xác định đối tượng khách hàng là chính sách sản phẩm, chính sách giá, chính sách phân phối phù hợp với thị trường trên.

Nhìn chung, thị trường Bình Dương là thuận lợi cho việc mở rộng của Công ty tại thị trường này. Đây là thị trường tiềm năng tập trung nhiều khu công nghiệp. Ngoài ra việc sản xuất của công ty thực sựđã ổn định và có vị trí được sự tín nhiệm khá tốt từ khách hàng. Thị trường Bình Dương có vị trí địa lí thuận lợi gần với cơ sở chứa than của Công ty, vì vậy chi phí vận chuyển thấp, việc tiếp cận và quản lí thuận lợi hơn.

Một phần của tài liệu Đề tài một số giải pháp marketing nhằm mở rộngthị trường tiêu thụ than tại bình dương của công ty cổ phần đầu tư toàn an (Trang 44 - 46)