Chức năng, mục tiêu và nhiệm vụ của Công ty

Một phần của tài liệu Đề tài một số giải pháp marketing nhằm mở rộngthị trường tiêu thụ than tại bình dương của công ty cổ phần đầu tư toàn an (Trang 28)

4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨ U:

2.1.2Chức năng, mục tiêu và nhiệm vụ của Công ty

2.1.2.1 Chức năng:

Chức năng chính của Công ty là sản xuất, mua bán chế biến Than, vật liệu xây dựng, xây dựng dân dụng, công nghiệp và kinh doanh vận chuyển hàng hóa bằng ô tô và phương tiện thủy nội địa.

2.1.2.2 Nhiệm vụ:

Chấp hành các chếđộ chính sách của nhà nước cũng nhưđường lối chủ trương của Đảng nói chung và của ngành nói riêng.

Chấp hành các chếđộ và chính sách của Tổng Công ty.

Tận dụng triệt để các nguồn vốn đầu tư , công nghệ kỹ thuật mới để phục vụ cho công tác quản trị và sản xuất kinh doanh.

Chấp hành triệt để nghĩa vụ đối với nhà nước như: nộp thuế các loại,và các khoản phải nộp khác, góp phần bảo vệ môi trường sinh.

2.1.2.3 Quyền hạn:

Công ty có quyền quản lý, sử dụng vốn do các cổđông đóng góp, đất đai và tài nguyên được giao sử dụng và các nguồn lực khác để thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ kinh doanh của công ty.

Tổ chức bộ máy quản lý, tổ chức các đơn vị sản xuất kinh doanh phù hợp mục tiêu, nhiệm vụ của Công ty, phân chia và điều chỉnh nguồn lực giữa các đơn vị trực thuộc trong Công ty đảm bảo hiệu quả sản xuất kinh doanh.

Đổi mới công nghệ, trang thiết bị phù hợp với yêu cầu phát triển và hiệu quả kinh doanh của Công ty.

Được quyền mở rộng, chủ động trong mọI hiình thức kinh doanh, liên kết với các cơ quan nghiên cứu, tập thể cá nhân hay tổ chức khoa học áp dụng công nghệ mới.

Chủđộng xác định các nguồn vốn để thực hiện các chương trình sản xuất kinh doanh, được quyền vay, mua bán ngoại tệ tại các ngân hàng giao dịch, được sử dụng vốn của nhà nước giao, đi vay hay huy động các nguồn vốn từ cán bộ công nhân viên trong Công ty. Công ty được quyền chủ động xây dựng phương án sản xuất kinh doanh.

Có quyền cân đối năng lực sản xuất, hoàn thiện cơ cấu sản phẩm theo yêu cầu của quy trình công nghệ mới, phát triển sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm.

2.1.2.4 Mục tiêu:

Trở thành một trong những Công ty có uy tín về lĩnh vực sản xuất, mua bán chế biến Than và kinh doanh vận chuyển hàng hóa bằng ô tô và phương tiện thủy nội địa.

Công ty cũng quan tâm đến thỏa mãn nhu cầu của khách thông qua các biện pháp huấn luyện, đào tạo công nhân viên ý thức trách nhiệm cao và quản lý tốt quá trình xản xuất và kinh doanh.

21

Công ty Cổ phần Đầu tư Toàn An ra đời phục vụ nhu cầu vận chuyển và năng lượng, góp phần vào phát triển đổi mới kinh tế Việt Nam. Công ty Cổ Phần đầu tư Toàn An không ngừng phát triển kinh doanh. Đầu tư khai thác tiềm năng tạo công ăn việc làm và góp phần ổn định đời sống công nhân viên ở Công ty.

2.1.3 Bộ máy tổ chức và chức năng nhiệm vụ của từng phòng ban. 2.1.3.1 Sơđồ bộ máy. 2.1.3.1 Sơđồ bộ máy.

Sơđồ 2.1: Bộ máy tồ chức của Công ty.

Nguồn: Phòng Tổ chức hành chính [8] ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ BAN KIỂM SOÁT TỔNG GIÁM ĐỐC PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC P. KẾ TOÁN TÀI VỤ P. KINH DOANH P. TỔ CHỨC HÀNH CHÍNH P. KẾ HOẠCH KĨ THUẬT QUẢN ĐỐC KHO HÀNG

2.1.3.2 Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn các bộ phận. Hội đồng quản trị:

Là cơ quan quản lý Công ty, có toàn quyền nhân danh Công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của Công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông. HĐQT có trách nhiệm giám sát Giám đốc điều hành và những người quản lý khác. Quyền và nghĩa vụ của HĐQT do Luật pháp và Điều lệ Công ty, các quy chế nội bộ của Công ty và Nghị quyết ĐHĐCĐ quy định.

Ban kiểm soát:

Là cơ quan trực thuộc Đại hội đồng cổđông, do Đại hội đồng cổđông bầu ra. Ban Kiểm soát có nhiệm vụ kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong hoạt động kinh doanh, báo cáo tài chính của Công ty. Ban kiểm soát hoạt động độc lập với Hội đồng quản trị và Ban Giám đốc.

TổngGiám đốc:

Tổng Giám đốc điều hành Công ty là người Đại diện của Công ty trong việc điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh. Tổng Giám đốc điều hành Công ty chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và pháp luật về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.

Phó TổngGiám đốc:

Thay quyền tổng giám đốc khi đi vắng và phải được ủy quyền của tổng giám đốc

¾ Chức năng các phòng ban: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

™ Phòng Kế Toán - Tài Vụ:

Chịu trách nhiệm tổ chức công tác kế hoạch phù hợp với hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty theo đúng quy định hiện hành của Nhà Nước.

Tổ chức và hướng dẫn thực hiện chếđộ ghi chép sổ, lập và luân chuyển các chứng từ của phòng ban trong Công ty.

23

Tham mưu cho giám đốc các chếđộ thể lệ và quản lý kinh tế, tài chính và các vấn đề về nghiệp vụ có liên quan đến nghiệp vụ kinh tế, giúp ban lãnh đạo thấy rõ tình hình hoạt động kinh doanh theo các thương vụ, từ đó đề ra các giải pháp giải quyết và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của đơn vị.

Trích lập đầy đủ các khoản nộp theo đúng quy định, thanh toán và giải quyết nhanh gọn các khoản tiền vay công nợ, phải trả và phải thu.

Tổ chức vốn sao cho cung cấp vốn kịp thời và đầy đủđể quá trình kinh doanh được liên tục.

Tiến hành phân phối vốn pháp lý để sử dụng vốn một cách có hiệu quả, tiết kiệm chi phí và tăng lãi cho Công ty.

Có trách nhiệm lưu trữ hồ sơ, chứng từ và cung cấp đầy đủ số liệu trong sản xuất kinh doanh.

Quyết toán quý, năm và lập báo cáo quyết toán gởi cho Công ty và cơ quan chức năng có liên quan.

™ Phòng Tổ Chức Hành Chánh:

Chịu trách nhiệm tuyển chọn nhân viên, chăm lo y tế xã hội cho công nhân viên. Tham mưu co giám đốc về công tác tổ chức, bố trí sắp xếp cơ cấu nhân viên.

Soạn thảo các qui chế qui định trong Công ty, tổng hợp tình hình hoạt động, văn thư lưu trữ, đối ngoại pháp lý, đảm bảo cơ sở vật chất phục vụ các hoạt động kinh doanh của Công ty.

™ Phòng Kế Hoạch-Kỹ Thuật:

Chịu trách nhiệm khâu kỹ thuật sản xuất, phân tích mặt hàng, chịu trách nhiệm về sản phẩm, bố trí theo yêu cầu của khách hàng.

™ Phòng kinh doanh:

Hoạch định các chiến lược kinh doanh, tìm hiểu và phát triển thị trường, theo dõi và tiến hành kí kết các hợp đồng kinh doanh.

™ Quản đốc phân xưởng:

Chịu trách nhiệm trực tiếp mọi hoạt động sản xuất trong xưởng, hướng dẫn, chỉ đạo nhằm đạt hiệu quả tối ưu trong sản xuất.

Quản lý, đôn đốc lực lượng lao động trong mọi phân xưởng, nâng cao tinh thần sản xuất làm việc, đảm bảo số lượng cũng như chất lượng sản phẩm đúng như tiến độ hoạch định ban đầu.

Tiến hành phân bổ một cách hợp lý vào từng khâu sản xuất, lực lượng lao động , không gây uổng phí hoặc ứđộng lao động trong doanh nghiệp.

Những khó khăn ngoài khả năng giải quyết sẽ được trình lên Giám đốc lấy ý kiến tiến hành thực hiện.

2.1.4 Một sốđặc điểm của Công ty. 2.1.4.1 Đặc điểm về sản phẩm.

Than đá là loại nhiên liệu được sử dụng phổ biến trong các ngành công nghiệp, đặc biệt là sử dụng cho những nhà máy sản xuất thép, gạch ngói, nồi hơi. Than hay các loại nhiên liệu rắn khác có những đặc tính cần thiết để có thể phân biệt thành các loại than tốt , than xấu, than dễ cháy, khó cháy, có nhiệt lượng cao, nhiệt lượng thấp v.v. Để có thể hiểu được đặc điểm của than ta có các đặc tính sau:

25

Bảng 2.1: Bảng kết cấu sản phẩm

Cỡ hạt Độ tro (AK%) Độ ẩm TB Chất bốc TB huỳnh Lưu Nhiệt nặng Yêu cầu Loại than mm Trung bình Giới hạn WlvT B% VKTB% SKTB% QKmin(Cal/ g) QKmin(Cal/g) Than cục Cục 2a 50-100 7 6.00-8.00 3 6 0.6 7500 7800 " 25-60 7 6.00-8.00 3 6 0.6 7500 7800 Cục 2b 50-100 9 8.01-10.0 3.5 6 0.6 7000 7650 " 25-200 9 8.01-10.0 3.5 6 0.6 7000 7650 Cục 3a 35-50 4 3.01-5.00 3 6 0.6 8000 8100 Cục 4a 15-35 5 4.01-6.00 3.5 6 0.6 8000 8000 Cục 4b 15-35 9 6.01-12.0 3.5 6 0.6 7000 7450 Cục 5a 6-18 6 5.00-7.00 3.5 6 0.6 7000 7900 Cục 5b 6-18 7 6.00-8.00 4 6 0.6 7000 7450 Than cám Cám 1 0-15 7 6.00-8.00 8 6.5 0.6 7500 7800 Cám 2a 0-15 9 8.01-10.0 8 6.5 0.6 7500 7600 Cám 2a 1-10 8.5 8.01-10.0 8 6.5 0.6 7500 7600 Cám 2b 1-6 8.5 8.01-10.0 8 6.5 0.6 7500 7600 Cám 2b 1-5 9 8.01-10.0 8 6.5 0.6 7500 7600 Cám 2c 1-15 9 8.01-10.0 8 6.5 0.6 7500 7600 Cám 3a 1-15 11.5 10.01-13 8 6.5 0.6 6500 7350 Cám 3b 1-15 14 13.01-15 8 6.5 0.6 6500 7050 Cám 3c 1-15 16.5 15.01-18 8 6.5 0.6 6500 6850 Cám 4a 1-15 20 18.01-22 8 6.5 0.6 6500 6500 Cám 4b 1-15 24 22.01-26 8 6.5 0.6 6500 6050 Cám 5 1-15 30 26.01-33 8 6.5 0.6 5500 5500 Cám 6 1-15 36 33.01-40 8 6.5 0.6 5000 4850 Nguồn: Phòng Kế hoạch kĩ thuật [5] Sản phẩm chính của Công ty là than cục và than cám. Nhìn chung, chất lượng sản phẩm tốt, đều đạt chất lượng theo yêu cầu, tuy nhiên mức giá còn khá cao (Bảng 2.14), nguyên nhân là do chi phí khai thác và chi phí nguyên vật liệu đắt,địa điểm khai thác xa làm tăng chi phí vẩn chuyển hàng hóa, mẫu mã đẹp nhưng chưa phong phú. Càng ngày, chất lượng sản phẩm than của Công ty Toàn An tốt hơn các Công ty khác. Hơn nữa, chúng ngày càng được hoàn thiện nhờ có sự quan tâm thích

đáng đối với công tác kỹ thuật. Các cuộc thí nghiệm và kiểm đỉnh chất lượng thường xuyên được tổ chức nhầm tiếp tục hoàn thiện tính năng của sản phẩm.

2.1.4.2 Đặc điểm về thị trường.

Hiện tại thị trường của Công ty có mặt ở 3 tỉnh trong khu vực Đông Nam Bộ. Trong đó đặc biệt phải nói đến tỉnh Đồng Nai và Thành Phố Hồ Chí Minh. Đây là thị trường có sức tiêu thụ lớn nhất (về doanh thu và mức lợi nhuận lớn nhất). Ngoài ra, đến năm 2008 Công ty đã bắt đầu có thị trường tại tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu và Bình Dương. Trong đó Công ty xác định thị trường Bình Dương là thị trường tiềm năng trong tương lai. Vì ở đây có đặc điểm về vị trí vềđịa lý, kinh tế , các khu công nghiệp phát triển nên có thể tiêu thụđược khối lượng lớn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.1.4.3 Đặc điểm về công nghệ.

Với nhiệm vụ chủ yếu là vận chuyển than nguyên khai của các mỏ về sàng tuyển, chế biến ra các chủng loại than thương phẩm đưa đi tiêu thụ, những năm qua Công ty Toàn An đã chủ động áp dụng nhiều giải pháp công nghệ mới để không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm.

Hình 2.1 Hệ thống sàng tuyển của Công ty.

Năm 2007 Công ty đã mạnh dạn đầu tư và lắp đặt thêm hai hệ thống sàng tuyển cùng hệ thống bơm xoáy lốc nhằm nâng cao sản lượng than nguyên khai vào

27

sàng từ 80 tấn/giờ lên 300 tấn/giờ, nâng công suất của nhà máy sàng tuyển Toàn An từ 150 tấn/năm 2006 lên hơn 300.000 tấn/năm 2007, vượt mức so với công suất thiết kế 50%. Cùng với đó Công ty đưa bể Huyền phù vào sử dụng để loại bỏ tạp chất lẫn trong than đã góp phần nâng tỷ lệ than sạch đạt tiêu chuẩn sau khi tuyển rửa lên hơn 95%. Từ năm 2006 đến nay, Công ty đã áp dụng công nghệ pha trộn sản phẩm ngay trên dây chuyền nên đã giảm được chi phí sản xuất và tăng lợi nhuận cho Công ty mỗi năm. Bên cạnh đó, việc lắp đặt hệ thống băng tải vận chuyển phân chia than thành phẩm ra hệ thống kho đã giảm được cung đường vận chuyển và giảm độ bụi, ồn ở khu vực sản xuất. Xác định đa dạng hóa sản phẩm là mục tiêu quan trọng hàng đầu trong sản xuất kinh doanh, vì vậy Công ty Toàn An đã nghiên cứu và ứng dụng thành công một số quy trình sản xuất các loại than cám, than cục đặc chủng chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu của các khách hàng, góp phần nâng cao sản lượng tiêu thụ hằng năm tăng cao hơn so với kế hoạch đặt ra.

2.1.4.4 Đặc điểm về quản lí chất lượng sản phẩm.

Đây là một công việc rất quan trọng vì nó liên quan đến việc tiêu hao nguyên liệu, chất lượng sản phẩm, năng suất lao động và giá thành sản phẩm của Công ty. Do đó trong nhưng năm qua, Công ty đã tập trung kiện toàn công tác này. Nhiệm vụ quản lý kỹ thuật và quản lý chất lượng sản phẩm được giao cho bộ phận quản lý kỹ thuật (Phòng Kế Hoạch Kĩ Thuật) và các đơn vị phân xưởng trong Công ty.

Công tác quản lý chất lượng sản phẩm, bao gồm quản lý chất lượng nguyên liệu vật tư, hóa chất đều được quan tâm đúng mức. Vì vậy đã góp phần vào việc tiết kiệm nguyên vật liệu chất lượng sản phẩm được đồng đều hơn, giúp cho việc mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm.

2.1.4.5 Đặc điểm về nguồn nhân lực.

Bảng 2.2:Bảng tình hình số lượng lao động (2009_2010)

2009 2010 Chênh Lệch

STT Các chỉ tiêu

Số người % Số người % Số người %

1 Tổng sốnhân viên 200 100 210 100 10 5,0

Theo tính chất lao động

- Trực tiếp kinh doanh 145 72,5 152 72,38 7 4,83

2

- Gián tiếp kinh doanh 55 27,5 58 27,62 3 5,45

Theo giới tính

- Nam 112 56,0 115 54,76 3 2,68

3

- Nữ 88 44,0 95 45,24 7 7,95

Nguồn: Phòng Tổ chức hành chính [8] Ta có thể thấy ngay rằng nguồn nhân lực của Công ty năm 2010 so với năm 2009 chỉ tăng 5,0% tương đương là 10 người..

- V cơ cu lao động:

Cơ cấu lao động trực tiếp kinh doanh: Năm 2009 toàn Công ty có 145 người chiếm 72,5 % số lao động. Đến năm 2010 thì số lao động là 152 người chiếm 72,38 % số lao động. Như vậy năm 2010 số lao động trực tiếp kinh doanh tăng lên 7 người nhưng tỷ trọng lại giảm (72,38% -72,5% = -0,12%) do Công ty tập trung nhân lực vào việc tiêu thụ sản phẩm.

Cơ cấu lao động gián tiếp kinh doanh: trong những năm qua lao động gián tiếp chiếm tỷ trọng khá lớn. Năm 2009 là 55 người chiếm 27,5% đến năm 2010 là 58 người chiếm 27,62% do Công ty đã tăng số nhân viên kế toán. Nhìn chung số lao động trực tiếp và gián tiếp kinh doanh của Công ty có tăng nhưng không nhiều. Số

29

lao động gián tiếp chiếm tỷ trọng cao phù hợp với hình thức hoạt động kinh doanh của Công ty.

Tình hình sử dụng lao động nam và nữ: số lao động nam làm việc trong công ty luôn lớn hơn số lao động nữ. Năm 2009 có 112 lao động nam chiếm 56% thì số lao động nữ là 88 người chiếm 44%. Đến năm 2010 số lao động nam tăng lên 3 người là 115 người chiếm 54,76%, lao động nữ tăng thêm 7 người là 95 người. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Qua phân tích trên đây ta thấy vấn đề sử dụng lao động nam hay nữ là tuỳ thuộc vào tính chất, đặc điểm của công việc, khối lượng công việc để có sự bố trí sắp xếp lao động sao cho hợp lý đểđạt được hiệu quả công việc cao nhất.

Số lượng lao động thích hợp, phân bố hợp lý chỉ là bề nổi của tình hình nhân lực của chuyên môn. Điều cần phải quan tâm nhất hiện nay của các doanh nghiệp là trình độ chuyên môn nghiệp vụ của doanh nghiệp hay chính là trình độ chuyên môn nghiệp vụ của của đội ngũ cán bộ, nhân viên của Công ty.

V cht lượng đội ngũ người lao động ca Công ty

Một phần của tài liệu Đề tài một số giải pháp marketing nhằm mở rộngthị trường tiêu thụ than tại bình dương của công ty cổ phần đầu tư toàn an (Trang 28)