3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
3.2 Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại Chi nhánh
đến năm 2015
3.2.1 Đa dạng hóa các lĩnh vực, ngành nghề cho vay
Như các nhà kinh tế thường nói: “Không nên bỏ hết trứng vào một rổ”. Trong kinh doanh NH thì việc đa dạng hóa các hình thức cho vay cũng đồng nghĩa với việc ta phân tán các rủi ro đó ra nhiều phần. Mỗi phần ta có chính sách quản lý, có công cụ hỗ trợ, có biện pháp theo dõi từ đó có thể hạn chế rủi ro một cách tốt nhất. Trong phần khảo sát của tác giả, khi được hỏi: “Theo Anh (Chị) chi nhánh nên tập trung dư nợ vào ngành kinh tế nào?” Thông qua kết quả thu được tác giả nhận thấy: hầu hết CBTD cho rằng đầu tư vào ngành công nghiệp- xây dựng là tốt nhất (54%), vì theo họ hiện nay nhu cầu nhà ở cho người dân trên địa bàn rất cao, nhiều công trình khách sạn và các công trình khác ngày càng tăng nhanh về số lượng. Tuy nhiên một điểm cần lưu ý ở đây là chất lượng công trình đó có đảm bảo hay không, bên cạnh công nghiệp- xây dựng tăng nhanh về số lượng thì về chất lượng vẫn chưa đảm bảo an toàn, nhiều con đường, công trình, cây cầu xây xong lại sụp xuống gây nguy hại không chỉ cho người dân mà còn cho cả NH đầu tư cho công trình đó. Vì vậy một khi đã có định hướng đánh mạnh vào ngành công nghiệp- xây dựng thì CN cần chú ý, việc lựa chọn một công trình tốt là rất khó, vì tất cả mọi công trình trên giấy tờ đều khả quan. Khi nhắm mục tiêu của mình vào ngành này thì CN nên chọn lựa những CBTD nòng cốt về lĩnh vực này, không những phải có trình độ chuyên môn giỏi mà còn phải có đạo đức tốt. Có 36% cán bộ cho rằng nên đầu tư vào ngành thương mại- dịch vụ. Đây cũng là công cuộc chuyển đổi hướng đầu tư tốt, vì hiện nay nhu cầu giải trí của người dân rất cao, họ cần nơi thư giãn sau một ngày làm việc mệt. Ngành này cũng đang tăng cả về số lượng và chất lượng tại địa bàn TP HCM.
Ngoài ra CN cũng cần đẩy mạnh quan hệ lâu dài với các doanh nghiệp có dự án lớn, dài hạn. Đây là một cách đầu tư không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế lớn mà hiệu ứng của nó rất nhiều. Đối với các dự án trung- dài hạn cần vốn lớn (>5 tỷ) thì
CN cần phối hợp với Hội sở để thẩm định, như vậy sẽ giảm thiểu được rủi ro xảy ra. Bên cạnh đó cũng cần đẩy mạnh cho vay ngắn hạn, vì đây là dư nợ chủ yếu của CN trong thời gian qua, khi tìm hiểu nhu cầu của KH thì cán bộ cần phân tích rõ ràng và xét ở mọi yếu tố có thể gây rủi ro để kịp thời khắc phục.
Hiện tại CN còn e dè khi cho DNNN vay vốn, khi được khảo sát thì có 26% cho rằng nên đầu tư vào loại hình doanh nghiệp này, trong khi đó có tới 74% nghĩ rằng không nên đầu tư vào DNNN vì theo họ DNNN hoạt động không hiệu quả mà nên đầu tư vào DNNQD. Theo tác giả việc phân biệt như vậy có cái còn bất cập, vì hiện nay không phải bất cứ DNNN nào cũng hoạt động không hiệu quả, một số doanh nghiệp đi vào hoạt động rất khả quan, chủ yếu là CBTD phải biết đánh giá và nhận xét dự án nào tốt, khả quan. Bên cạnh đó việc đẩy mạnh tín dụng cho các DNNQD cũng cần phải cẩn thận. Vì những doanh nghiệp này đầu tư lớn vì vậy rủi ro mà họ nhận lấy cũng rất lớn, nên CN cũng cần phải thực hiện đầy đủ và đánh giá một cách chính xác.
3.2.2 Thực hiện đầy đủ quy trình tín dụng
Thực hiện đầy đủ quy trình tín dụng có ý nghĩa rất quan trọng trong việc hạn chế sai sót, hạn chế khả năng rủi ro và nâng cao chất lượng của từng khoản vay. Trong quá trình tiến hành thu thập thông tin thực tế và dựa vào kết quả thu được thì hầu như trong hồ sơ vay vốn vẫn còn tồn tại một số thiếu sót, CBTD đã bỏ qua một số bước như: thực hiện không đúng quy trình, quy định (34%); mục đích sử dụng vốn không phù hợp (20%); thiếu dấu giáp lai (4%). Trường hợp này rất ít xảy ra và theo như ý kiến của CBTD thì cho dù có xảy ra thì yếu tố rủi ro cũng khó xảy ra. Vì khách hàng hiện nay của CN chủ yếu là quen biết với nhân viên đang công tác tại CN, một số khác được giới thiệu từ khách hàng thân quen, còn lại là khách hàng uy tín lâu dài của CN nên việc không trả nợ đúng hạn cũng khó xảy ra. Tuy nhiên, rủi ro trong kinh doanh NH luôn rình rập, bất kể sai sót do chủ quan hay khách quan cũng gây ảnh hưởng xấu đến NH và nền kinh tế. Vì vậy theo tác giả, CBTD cần thực hiện các quy trình một cách đầy đủ hơn, việc này không làm mất quá nhiều thời gian nhưng đảm bảo an toàn cho khoản vay từ bước đi đầu tiên. Ngoài ra khi
thẩm định mục đích vay vốn CBTD cần chú ý hơn, có những chi tiết tuy rất nhỏ nhưng nếu bỏ qua cũng là nguyên nhân gây nên rủi ro tín dụng.
3.2.3 Nâng cao chất lượng hệ thống thông tin tín dụng.
Hiện nay hệ thống thông tin tín dụng của NHNN (CIC) đang được hầu hết các NH sử dụng, trong đó có Daiabank. Tuy nhiên hệ thống này cũng có nhiều bất cập, không đáp ứng đầy đủ nhu cầu tra cứu thông tin của cán bộ, CBTD sẽ không biết được KH đó đã hoàn tất khoản vay cho NH mà họ vay hay chưa. Cũng có nhiều trường hợp KH đó chưa trả được nợ cho NH vay trước đó nhưng họ nhờ NH đó xác nhận rằng đã trả hết nợ để họ qua Daiabank vay để trả tiền cho NH đó. Như vậy nếu chỉ dựa vào trung tâm thông tin CIC thì việc đánh giá ban đầu của CBTD sẽ không chính xác.
Thông tin tín dụng là yếu tố rất quan trọng trong việc đánh giá và thực hiện một khoản cho vay, vì vậy CBTD cần phối hợp tìm hiểu thông tin ở nhiều kênh, nhiều nguồn khác nhau, từ đó chọn lọc các thông tin, đánh giá sơ bộ về thông tin mình nhận được. Nếu là KH cũ thì dựa vào việc trả nợ trước đó của KH để đánh giá, nếu là KH mới thì cần tìm hiểu kỹ hơn trước khi cho vay.
Ngoài các thông tin từ báo cáo tài chính mà KH cung cấp cho NH thì CBTD cần chủ động đi khảo sát tình hình cơ sở của các doanh nghiệp, xem xét phương án kinh doanh qua đó NH có thể nắm bắt được thông tin về khả năng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, năng lực quản lý, nhu cầu hiện tại và tương lai của khách hàng một cách khách quan.
3.2.4 Nâng cao chất lượng kiểm soát nội bộ
Kiểm soát nội bộ có ý nghĩa quan trọng trong việc hạn chế và ngăn ngừa rủi ro phát sinh, việc kiểm soát giúp NH đánh giá và suy đoán được rủi ro nào có thể xảy ra trong kinh doanh NH. Hiện nay công tác này được CN thực hiện khá tốt và đầy đủ. Tuy nhiên thiếu sót vẫn có thể xảy ra. Vì vậy để ngăn ngừa rủi ro xảy ra chi nhánh cần nâng cao hơn nữa chất lượng kiểm soát nội bộ, cụ thể cần xây dựng đội ngũ kiểm soát có trình độ và năng lực, có khả năng theo kịp và ứng dụng các công nghệ mới của Đại Á và nhận biết rủi ro. Đồng thời công tác kiểm tra không nên
dừng lại ở việc kiểm tra sổ sách kế toán theo định kỳ mà cần phải thực hiện bất ngờ, các hồ sơ vay cần được kiểm duyệt khi kiểm tra, bên cạnh đó phải kiểm tra và đánh giá thái độ làm việc của nhân viên tín dụng phụ trách hợp đồng cho vay đó. Nhân viên kiểm soát phải được tuyển dụng và sát hạch kỹ, không những phải có trình độ mà kinh nghiệm làm việc phải trên 5 năm, phải có thái độ làm việc tích cực và luôn học hỏi để hoàn thiện bản thân.
3.2.5 Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ.
Con người là nhân tố chủ đạo trong mọi hoạt động của tất cả các lĩnh vực. Đặc biệt kinh doanh trong lĩnh vực NH thì yếu tố con người càng trở nên quan trọng. Một CBTD có năng lực và đạo đức tốt sẽ giúp phát hiện, đánh giá và hạn chế các rủi ro có thể xảy ra trong các khoản tín dụng. Việc đánh giá ban đầu như vậy có ý nghĩa rất quan trọng trong việc đánh giá, nhận xét và tìm kiếm KH tốt. Một cán bộ nếu yếu kém về năng lực, trình độ thì có thể đào tạo, bồi dưỡng thêm chuyên môn nghiệp vụ từ đó sẽ phát huy được năng lực của mình. Nhưng một cán bộ tha hóa về đạo đức mà trình độ nghiệp vụ lại xuất sắc thì rất nguy hiểm khi được bố trí trong công tác thẩm định tín dụng. Vì vậy để giảm thiểu được RRTD, hạn chế các nguy cơ xảy ra RRTD thì CN cần chú trọng hơn nữa đến việc đào tạo cán bộ về năng lực và rèn luyện đạo đức.
Hiện nay phòng quản lý rủi ro của CN đã chuyển sang phòng phân tích tín dụng, tuy nhiên với một số lượng công việc nhiều mà lượng cán bộ lại hạn chế, làm cho áp lực đè nặng lên từng nhân viên phòng phân tích tín dụng. Vì vậy CN cần hỗ trợ thêm cán bộ cho phòng phân tích tín dụng, chuyên môn hóa từng bộ phận và giao nhiệm vụ cụ thể cho từng cán bộ, tránh hiện tượng một cán bộ đảm trách quá nhiều công việc cùng một lúc, khi đó chất lượng tín dụng sẽ giảm xuống. Bên cạnh đó các cán bộ cần được thường xuyên tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về nghiệp vụ chuyên môn, nâng cao năng lực để có thể dễ dàng tiếp cận với các chính sách mới của Daiabank. Không những thế mà giữa cán bộ và lãnh đạo cần có sự thống nhất ý kiến, trao đổi những thắc mắc và học hỏi những kinh nghiệm của nhau, vì có những kiến thức nghiệp vụ sẽ được dạy nhưng kinh nghiệm mà mỗi cán bộ có được sau
mỗi lần tiếp xúc KH hay thành công trong một hợp đồng nào đó thì trong quá trình dạy lại không có.
Năm 2011, chỉ tiêu huy động và cho vay được giao tới từng nhân viên của Daiabank. Cuối mỗi quý có tổng kết đánh giá, khen thưởng và khiển trách đối với từng nhân viên nhằm động viên tinh thần cho mỗi nhân viên. Việc thực hiện giao chỉ tiêu này đối với nhân viên cũ đang công tác tại CN là dấu mốc đánh giá khả năng của mỗi cán bộ, tuy nhiên đối với những nhân sự mới thì việc giao chỉ tiêu như thế sẽ tạo một áp lực khiến nhân viên mới mang cảm giác lo lắng khi mà công việc còn mới lạ. Vì vậy theo ý kiến của tác giả, đối với nhân viên mới ngoài việc cho đi học thêm để bồi dưỡng trình độ năng lực, tiếp thu kinh nghiệm từ các cán bộ đi trước, cần giảm chỉ tiêu trong 3 tháng đầu, khi họ đã quen với công việc, thì tăng chỉ tiêu lên như quy định của Daiabank. Hàng tháng ngoài việc tổ chức cho cán bộ học nghiệp vụ cần phải đào tạo thêm về tư cách đạo đức, hướng mỗi nhân viên tới mục đích chung của CN và đặc biệt đối với CBTD cần nhấn mạnh: “tăng trưởng tín dụng gắn liền với sự bền vững của CN”.
3.2. 6 Mở rộng quan hệ và giám sát khách hàng
NH cần có chính sách lôi kéo KH về với NH của mình, giới thiệu và giải thích rõ ràng các chính sách mới trong sản phẩm mà KH muốn tham gia. Chính sách lãi suất phải linh hoạt, phù hợp với cơ chế thị trường. Khi cho vay bằng tài sản đảm bảo không nhất thiết bắt buộc là bất động sản mà có thể thế chấp bằng hàng tồn kho, các khoản phải thu hay bằng tín chấp (hiện nay tại Daiabank không cho vay tín chấp). Khi xét duyệt phương án kinh doanh có hiệu quả, khả quan và khả năng tài chính lành mạnh thì có thể tăng giới hạn cấp tín dụng, có thể tới ngưỡng cửa 100%, có như vậy mới có thể thu hút KH về phía mình. Nhưng để làm được điều đó thì đòi hỏi CBTD phải nhạy bén và trình độ nghiệp vụ chuyên môn giỏi, có cánh nhìn khách quan và nhận xét đúng đắn trong những khoản vay đó. Ngoài ra cần phải xúc tiến nghiên cứu thị trường, tìm hiểu nhu cầu thực tế của KH từ đó đưa ra những sản phẩm mới, phù hợp vừa cạnh tranh với các NH khác vừa đáp ứng đầy đủ yêu cầu của KH.
Ngoài ra quy trình quản lý hồ sơ, theo dõi công nợ cũng cần được chú ý. Trong quá trình đi kiểm tra theo định kỳ do NH chỉ định CBTD, nhân viên phòng phân tích tín dụng cần đánh giá và theo dõi sát sao, nếu thấy một yếu tố nào đó không đúng trong hợp đồng quy định, hay KH không sử dụng vốn vay theo đúng mục đích đã cam kết trong hợp đồng thì phải xử lý như hợp đồng quy định. Trong phiếu khảo sát tác giả có hỏi: “Quy trình quản lý hồ sơ, theo dõi công nợ được thực hiện như thế nào?” Kết quả thu được: mức đánh giá của các cán bộ không đồng nhất ý kiến, có 6 CBTD đánh giá rất tốt (12%), 23 cán bộ đánh giá tốt (46%) , còn lại 21 cán bộ đánh giá bình thường (42%). Theo tác giả việc quản lý và theo dõi việc trả nợ của KH là rất quan trọng, nó giúp ta phát hiện ra rủi ro một cách kịp thời và từ đó có cách giải quyết và khắc phục tốt nhất. Vậy nên mỗi CBTD cần có định hướng đúng và có một kế hoạch cụ thể trong việc theo dõi khoản vay. Ngoài việc đi kiểm tra tình hình sử dụng vốn theo thời gian quy định của NH thì có thể linh hoạt hơn, đến bất ngờ để kiểm tra, hỏi ý kiến của người dân xung quanh về những điều bất cập mà dự án đem lại cho họ như: ô nhiễm môi trường, tàn phá thiên nhiên…Từ đó CBTD có những nhận xét và kiểm tra chính xác hơn. Vì một dự án gây ra ô nhiễm môi trường hay có bất cứ nguy hại nào cho người dân đều không mang tính khả thi cao.
Kết luận chương 3
Kinh doanh NH là lĩnh vực tìm ẩn rất nhiều rủi ro vì chịu ảnh hưởng từ sự thay đổi của nền kinh tế. Trong đó rủi ro tín dụng đã và đang được các NH quan tâm hàng đầu vì nó quyết định sự thành công của một NH. Nếu tín dụng an toàn sẽ đưa NH lên một điểm thành công và một vị trí mới cao hơn, nhưng ngược lại nếu quản trị rủi ro không tốt để xảy ra RRTD thì hậu quả thật khó lường. Trên đây là một số biện pháp mà tác giả rút ra được từ thực trạng hoạt động và quản trị RRTD tại CN lao động thực tế. Nhằm đóng góp một số ý kiến giúp chi nhánh hoàn thiên hơn trong công tác quản trị RRTD.
KẾT LUẬN
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, bất cứ kinh doanh trong lĩnh vực nào đều tồn tại rủi ro. Đặc biệt trong kinh doanh Ngân hàng thì rủi ro không thể nào tránh khỏi và gây ảnh hưởng lớn nhất là rủi ro tín dụng. Vì vậy điều quan trọng là chúng ta đối mặt với nó như thế nào, và phòng ngừa ra sao, để hạn chế tổn thất xảy ra là thấp nhất. Để hạn chế và ngăn ngừa rủi ro tín dụng thì công tác QTRRTD luôn được quan tâm hàng đầu và cần phải xây dựng một cơ chế quản lý rủi ro hợp lý.
Dựa vào những thông tin thu thập được, bài nghiên cứu đi sâu vào phân tích thực trạng tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng tại chi nhánh trong thời gian qua. Thông qua đó tìm ra một số nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng. Từ đó bài nghiên cứu đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện hơn công tác quản trị rủi ro tín dụng