3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
2.3.2 Quy trình cho vay
Hiện nay quy trình tín dụng được áp dụng tại Daiabank bao gồm các bước như sau:
Bước 1: Tiếp xúc khách hàng và hướng dẫn khách hàng
Khi khách hàng đến liên hệ vay vốn thì NVQHKH tìm hiểu các thông tin: Nhu cầu, mục đích, thời hạn vay vốn, tình hình tài chính, tình hình sản xuất kinh doanh (nếu khách hàng là doanh nghiệp) và khả năng đảm bảo trả nợ của khách hàng cho ngân hàng.
Yêu cầu khách hàng cung cấp bản sao các giấy tờ có liên quan như: chứng minh nhân dân, hộ khẩu, giấy tờ chứng minh nguồn thu nhập, giấy tờ sở hữu tài sản đảm bảo,… sau khi kiểm tra đối chiếu đúng với bản chính thì ghi chép lại các thông tin cần thiết, tiếp nhận hồ sơ khách hàng và hướng dẫn khách hàng bổ sung các giấy
tờ cần thiết để tiến hành các bước tiếp theo.
Sau đó kiểm tra thông tin khách hàng trên CIC hoặc nếu khách hàng đã từng vay tại Daiabank thì có thể kiểm tra thông tin trên hệ thống nội bộ. Trường hợp khách hàng đã có nợ xấu từ nhóm 3 trở lên ở các tổ chức tín dụng thì có thể làm tờ trình từ chối nếu xét thấy khách hàng không còn khả năng trả nợ. Trường hợp khách hàng chưa vay tại các tổ chức tín dụng nào hoặc khả năng trả nợ tốt khi quan hệ với các TCTD khác thì NVQHKH lập phiếu định giá gửi Daialand (đối với tài sản là bất động sản), sau đó căn cứ vào kết quả định giá, khả năng tài chính, thiện chí của khách hàng…NVQHKH sẽ thẩm định và lập tờ trình đề nghị cấp tín dụng.
Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ vay vốn
Sau khi kiểm tra hồ sơ đầy đủ thì tiếp nhận hồ sơ vay vốn của khách hàng và tiến hành thẩm định thực tế để làm hồ sơ vay.
Bước 3: Thẩm định hồ sơ
- CBTD lên lịch đi thẩm định hồ sơ có thể kết hợp với cán bộ tín dụng khác hoặc phó phòng QHKH, nhân viên thẩm định giá … tùy theo từng hồ sơ cụ thể.
- Đi thẩm định là đến tận nơi kiểm tra, xác minh những thông tin khách hàng đã cung cấp khi giải trình tại Ngân hàng có đúng hay không. Kiểm tra để định giá các tài sản thế chấp đúng theo quy định mà Daiabank quy định.
- Đàm phán với khách hàng về lãi suất, thời hạn, số tiền vay sao cho cả khách hàng và Ngân hàng cùng có lợi (dựa trên mức lãi suất quy định của Daiabank). Bên cạnh đó phải tìm ra những rủi ro có thể xảy ra với phương án sử dụng vốn vay của khách hàng.
Bước 4: Lập tờ trình thẩm định và làm hồ sơ pháp lý (hợp đồng tín dụng, hợp đồng thế chấp…)
- NVQHKH lập tờ trình thẩm định - đề xuất cho vay; chấm điểm tín dụng; kèm theo toàn bộ giấy tờ liên quan đến khách hàng trình lên cấp có thẩm quyền duyệt và quyết định cho vay.
- Khi đã được cấp có thẩm quyền duyệt tờ trình cho vay thì NVQHKH tiến hành chuyển hồ sơ qua bộ phận pháp lý chứng từ để làm hợp đồng tín dụng và thủ tục thế chấp tài sản (Hợp đồng thế chấp; đơn yêu cầu đăng kí thế chấp) để khách hàng đem đi xác nhận, công chứng, đăng ký giao dịch đảm bảo tại các cơ quan có thẩm quyền.
Bước 5: Hoàn thành hồ sơ vay vốn
Sau khi đã hoàn thành các bước kể trên NVQHKH tiến hành lập các phần còn lại của bộ hồ sơ để bổ sung vào hồ sơ.
Bước 6:Giải ngân hồ sơ
- Đăng ký kế hoạch giải ngân.
- Tiến hành cho khách hàng ký đầy đủ vào các giấy tờ cần thiết.
Bước 7: Quản lý hồ sơ, theo dõi công nợ
Sau khi giải ngân, CBTD nhập hồ sơ khách hàng vào danh sách để dễ quản lý. Hàng tháng theo dõi tình hình trả nợ vay và có kế hoạch đốc thu nợ, không để hồ sơ bị quá hạn.
Bước 8: Kiểm tra vốn vay
CBTD phải thường xuyên kiểm tra vốn vay và tài sản thế chấp của khách hàng. Mỗi lần kiểm tra phải lập thành biên bản kiểm tra và lưu trữ hồ sơ.
Kiểm tra các nội dung sau:
+ Tình hình sản xuất kinh doanh, công việc, thu nhập hiện tại của khách hàng. + Kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay có đúng không.
+ Kiểm tra hiện trạng tài sản thế chấp.
+ Nếu qua kiểm tra phát hiện sai phạm NVQHKH tùy trường hợp xử lý: Nhẹ thì thỏa thuận với khách hàng để khắc phục; nặng thì lập biên bản kiến nghị NH thu hồi vốn trước hạn.
Bước 9: Giải chấp tài sản từng phần
- Khi khách hàng yêu cầu giải chấp một phần tài sản, NVQHKH xem lịch trả nợ vay và dư nợ của khách hàng. Xem xét nếu giải chấp một phần tài sản thì giá trị còn lại có đủ đảm bảo hay không.
duyệt giải chấp tài sản cho khách hàng, đồng thời lập phiếu đề nghị thu phí giải chấp tài sản.
Bước 10: Tất toán hồ sơ
Hồ sơ đến hạn tất toán nếu thấy khách hàng trả hết nợ thì phối hợp kế toán, kho quỹ trả lại tài sản đảm bảo cho khách hàng.
Nếu khách hàng tất toán trước hạn thì lập phiếu thu phí trước hạn theo những điều khoản đã quy định trong hợp đồng.
Nếu đến hạn tất toán mà khách hàng không có khả năng trả nợ thì NVQHKH có nhiệm vụ báo cáo và phối hợp với bộ phận có trách nhiệm lập hồ sơ phát mãi tài sản thế chấp để thu hồi nợ vay cho NH.
2.3.3 Thực trạng hoạt động tín dụng 2.3.3.1 Tình hình huy động vốn
Hoạt động huy động vốn và tín dụng có mối quan hệ mật thiết với nhau. Để cho hoạt động tín dụng có hiệu quả và để nguồn vốn của NH có đủ đáp ứng kịp thời cho nền kinh tế thì công tác huy động vốn có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Đây không chỉ là kênh huy động vốn cho NH hoạt động mà thông qua đó ta có thể thấy được vị thế của NH, uy tín mà NH tạo dựng được trong lòng KH. Trong 3 năm qua, kể từ khi thành lập đến nay, công tác huy động vốn tại CN luôn tăng trưởng tốt, cụ thể như sau:
Bảng 2.2: Tình hình huy động vốn tại Chi nhánh Đơn vị tính: triệu đồng Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 So sánh 2009/2008 So sánh 2010/2009 Chỉ tiêu
Giá trị Giá trị Giá trị Giá trị Tỷ
trọng Giá trị Tỷ trọng Nguồn vốn huy động 319.906 480.875 1.062.730 160.969 50.32% 581.855 120.99% Tiền gửi dân cư 105.569 209.662 675.775 104.093 98.6% 466.113 222.32% Tiền gửi doanh nghiệp 214.337 271.213 386.955 56.876 26.54% 115.742 42.68%
(Nguồn: Báo cáo KQHĐKD năm 2009, 2010 NH Đại Á CN TP HCM) [2]
Nhận xét:
Nhìn vào bảng ta thấy được nguồn vốn huy động năm 2009 đạt 480.875 triệu đồng, tăng 160.969 triệu đồng so với nguồn vốn huy động năm 2008, tương ứng tỷ lệ tăng là 50.32%. Trong đó:
- Nguồn vốn huy động được từ tiền gửi dân cư năm 2009 đạt 209.662 triệu đồng, tăng 104.093 triệu đồng so với năm 2008, tương ứng tỷ lệ tăng 98.6%.
- Nguồn vốn huy động được từ tiền gửi doanh nghiệp năm 2009 đạt 271.213 triệu đồng, tăng 56.876 triệu đồng so với năm 2008, tương ứng tỷ lệ tăng 26.54%. Nguồn vốn huy động năm 2010 đạt 1.062.730 triệu đồng, tăng 581.855 triệu đồng so với nguồn vốn huy động năm 2009, tương ứng tỷ lệ tăng 120.99%. Trong đó:
- Nguồn vốn huy động được từ tiền gửi dân cư năm 2010 đạt 675.775 triệu đồng, tăng 466.113 triệu đồng so với năm 2009, tương ứng tỷ lệ tăng 222.32%.
- Nguồn vốn huy động được từ tiền gửi doanh nghiệp năm 2010 đạt 386.955 triệu đồng, tăng 115.742 triệu đồng so với năm 2009, tương ứng tỷ lệ tăng 42.68%.
271,213 209,662 105,569 675,775 214,337 386,955 199% 640% 181% 127% 100% 0 100,000 200,000 300,000 400,000 500,000 600,000 700,000 800,000 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 0% 100% 200% 300% 400% 500% 600% 700%
Tiền gửi dân cư Tiền gửi doanh nghiệp Tốc độ tăng tiền gửi dân cư Tốc độ tăng tiền gửi DN
(Nguồn: Báo cáo KQHĐKD năm 2009, 2010 NH Đại Á CN TP HCM) [2]
Biểu đồ 2.3: Tình hình cơ cấu vốn huy động
Nhìn vào biểu đồ ta thấy được tốc độ tăng trưởng của nguồn vốn huy động qua 3 năm. Đặc biệt trong năm 2010 nguồn vốn huy động tại CN tăng vượt bậc so với năm 2009. Do năm 2010 CN đã nâng cao dịch vụ chăm sóc KH, các giao dịch tại NH được thực hiện nhanh chóng, các chính sách ưu đãi cho KH như tặng thêm lãi suất khi tổng số tiền gửi từ 100 triệu đồng trở lên, tạo niềm tin cho KH yên tâm khi giao dịch tại NH, với đội ngũ nhân viên trẻ, nhiệt tình và năng động đã giúp cho công tác huy động ngày càng phát triển. Bên cạnh đó được sự chỉ đạo của HĐQT và Ban GĐ, CN đã đưa ra nhiều chương trình khuyến mãi thu hút được sự quan tâm của KH như: tiết kiệm siêu linh hoạt ++, tiết kiệm bậc thang… và nhiều quà tặng khác cho khách hàng khi đến giao dịch tiền gửi tại NH. Nhờ vậy mà doanh số huy động của KH cá nhân năm 2010 đã tăng lên nhiều so với năm 2009. Đây là một thành công bước đầu của CN khi thâm nhập vào thị trường phía nam, khi mà các NH đang loay hoay tìm cách tăng vốn điều lệ, Daiabank đã đánh mạnh vào tâm lý
KH khi gửi tiền vào NH nên tạo đặt được niềm tin vào lòng KH, tạo ấn tượng đẹp về Daiabank, tạo cơ sở để tiếp tục phát triển trong năm 2011.
Dưới đây là bảng tần số khảo sát cán bộ tín dụng vềđối tượng huy động vốn của NH trong năm 2011:
Bảng 2.3: Đối tượng huy động vốn của CN trong năm 2011
Tần số Phần trăm Tỷ lệ phần trăm Tỷ lệ tích lũy Doanh nghiệp 18 36.0 36.0 36.0 Dân cư 32 64.0 64.0 100.0 Hợp lệ Tổng số 50 100.0 100.0 (Nguồn: Tổng hợp số liệu khảo sát tháng 3/2011) Nhận xét:
Dựa vào bảng 2.3, ta thấy trong tổng số 50 cán bộ được khảo sát có 18 cán bộ cho rằng trong năm 2011 CN nên chú trọng nguồn vốn huy động từ DN chiếm tỉ lệ 36%, có 32 cán bộ cho rằng nên đẩy mạnh huy động nguồn vốn nhàn rỗi từ dân cư chiếm tỷ lệ 64%. Như vậy phần lớn các nhân viên đều cho rằng trong năm 2011 CN nên tập trung huy động tiền gửi từ dân cư.
Dân cư 64% Doanh nghiệp 36% (Nguồn: Tổng hợp số liệu khảo sát tháng 03/2011)
Một CBTD giải thích về điều này như sau: “Đại Á tuy không phải là NH nhỏ nhưng nếu nói lớn thì cũng chưa đúng, vì nếu so với các NH lớn ở trong nước và các NH nước ngoài thì Đại Á vẫn còn yếu về nguồn vốn, vì vậy khách hàng DN rất ngại gửi tiền vào đây vì sợ rủi ro và họ không có lòng tin vào NH…..còn nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư tuy mỗi cá nhân không nhiều nhưng nếu nhiều cá nhân cùng gửi tiền vào thì con số này không phải nhỏ”.
2.3.3.2 Tình hình dư nợ cho vay phân theo thời gian
Nhìn chung, tổng dư nợ cho vay của CN trong năm 2009, năm 2010 tăng trưởng mạnh mẽ, trong đó dư nợ ngắn hạn chiếm tỷ lệ cao hơn so với dư nợ trung- dài, cụ thể như sau:
Bảng 2.4: Tình hình dư nợ cho vay phân theo thời gian
Đơn vị tính: triệu đồng Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 So sánh 2009/2008 So sánh 2010/2009 Chỉ tiêu
Giá trị Giá trị Giá trị Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Dư nợ ngắn hạn 248.566 354.833 887.566 106.267 42.75% 532.733 150.14% Dư nợ trung – dài hạn 51.998 105.516 612.446 53.518 102.92% 506.930 480.43% Tổng dư nợ cho vay 300.564 460.349 1.500.012 159.785 53.16% 1.039.663 225.84%
(Nguồn: Báo cáo KQHĐKD năm 2009, 2010 NH Đại Á CN TP HCM) [2]
Nhận xét: Năm 2008 tổng dư nợ cho vay 300.564 triệu đồng. Trong đó: - Dư nợ ngắn hạn đạt 248.566 triệu đồng chiếm 82.7% tổng dư nợ cho vay.
- Dư nợ trung- dài hạn đạt 51.998 triệu đồng chiếm 17.3% tổng dư nợ cho vay. Năm 2009 tổng dư nợ cho vay đạt 460.349 triệu đồng, tăng 159.785 triệu đồng so với năm 2008. Trong đó:
- Dư nợ ngắn hạn đạt 354.833 triệu đồng chiếm 77.08% tổng dư nợ cho vay, tăng 106.267 triệu đồng so với năm 2008.
- Dư nợ trung- dài hạn đạt 105.516 triệu đồng chiếm 29.92% tổng dư nợ cho vay, tăng 53.518 triệu đồng so với năm 2008.
Năm 2010 tổng dư nợ cho vay đạt 1.500.012 triệu đồng, tăng 1.039.663 triệu đồng so với năm 2009. Trong đó:
- Dư nợ ngắn hạn đạt 887.566 triệu đồng chiếm 59.17% tổng dư nợ cho vay, tăng 532.733 triệu đồng so với năm 2009.
- Dư nợ trung- dài hạn đạt 612.446 triệu đồng chiếm 40.83% tổng dư nợ cho vay, tăng 506.930 triệu đồng so với năm 2009.
248,566 354,833 887,566 105,516 51,998 612,446 0 100,000 200,000 300,000 400,000 500,000 600,000 700,000 800,000 900,000 1,000,000 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 0% 100% 200% 300% 400% 500% 600% 700% Dư nợ ngắn hạn Dư nợ trung- dài hạn Tốc độ tăng dư nợ ngắn hạn Tốc độ tăng dư nợ trung - dài hạn
(Nguồn: Báo cáo KQHĐKD năm 2009, 2010 NH Đại Á CN TP HCM)[2]
Nhận xét:
Qua biểu đồ 2.5, ta thấy: tình hình dư nợ của CN qua các năm 2008- 2010, trong đó tập trung chủ yếu là cho vay ngắn hạn. Do nhu cầu của người dân khi vay vốn đa phần là để bổ sung vốn kinh doanh, vay để tiêu dùng hay mua sắm, sữa chữa trang thiết bị, vay mua ô tô, vay trả góp…. Nên doanh số vay ngắn hạn cao. Về cho vay trung- dài hạn chủ yếu là của các DN lớn vay để mua sắm tài sản cố định, để mở rộng dự án đầu tư… Tuy chiếm thị phần không nhiều trong doanh số cho vay nhưng vay trung- dài hạn năm 2010 cũng có phần tăng cao hơn so với năm 2009. Điều này là một thành công bước đầu của CN trong việc thiết lập mối quan hệ lâu dài với các công ty có dự án trung- dài hạn. Trong năm 2010 toàn bộ nhân viên Daiabank CN TP HCM đã và đang cố gắng hơn nữa để mở rộng cho vay trung- dài hạn nhằm đáp ứng kịp thời nguồn vốn cho các dự án và theo kịp tốc độ phát triển của nền kinh tế góp phần thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước.
Dưới đây là bảng tần số khảo sát cán bộ tín dụng vềđịnh hướng thời hạn tín dụng cho CN trong năm 2011:
(Nguồn: Tổng hợp số liệu khảo sát tháng 03/2011)
Nhận xét:
Nhìn vào bảng 2.5, với nội dung câu hỏi về định hướng thời hạn TD cho CN trong năm 2011 thì có 23 CBTD cho rằng nên đẩy mạnh dư nợ ngắn hạn, chiếm
Bảng 2.5: Định hướng thời hạn TD của CN năm 2011 Tần số Phần trăm Tỷ lệ phần trăm Tỷ lệ tích lũy Dư nợ ngắn hạn 23 46.0 46.0 46.0 Dư nợ trung- dài
hạn 27 54.0 54.0 100.0
Hợp lệ
46% vì những người này cho rằng dư nợ ngắn hạn luôn phát triển tốt trong 3 năm qua, nên trong năm 2011 tiếp tục tăng trưởng thêm là điều chắc chắn. Tuy nhiên có 27 CBTD thì lại cho rằng năm 2011 CN đánh mạnh vào dư nợ trung- dài hạn, chiếm 54%, vì các CBTD này nghĩ nên mạo hiểm tìm thêm KH và nên mạnh dạng đầu tư trung dài hạn, có như vậy mới mở rộng lĩnh vực đầu tư cho CN.
Dư nợ trung- dài hạn 54% Dư nợ ngắn hạn 46% (Nguồn: Tổng hợp số liệu khảo sát tháng 03/2011) Biểu đồ 2.6: Định hướng thời hạn TD của CN năm 2011 Nhận xét:
Dựa vào biểu đồ 2.6, ta thấy dường như tỷ trọng đầu tư của CN năm 2011 gần như phân bổ đều cho cả 2, chênh lệch giữa 2 thời hạn đầu tư không đáng kể. Bên cạnh việc đảm bảo an toàn cho CN bằng cách giữ vững tăng trưởng dư nợ ngắn hạn thì CN cũng đang chuyển hướng đầu tư vào các dự án trung- dài hạn, đây là điều kiện giúp CN tiến xa hơn và có thể thành công hơn trong năm 2011 nếu như việc thực hiện TD được quản trị tốt.