Kết quả hoạt động kinh doanh tại chi nhánh qua các năm

Một phần của tài liệu Đề tài một số GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN TRỊ rủi RO tín DỤNG tại NGÂN HÀNG đại á CHI NHÁNH TP HCM đến năm 2015 (Trang 41)

3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

2.2.5Kết quả hoạt động kinh doanh tại chi nhánh qua các năm

Thị trường kinh tế biến đổi mạnh trong năm 2008, 2009 và 2010, đặc biệt ngành NH là một trong những ngành cạnh tranh gây gắt nhất. Nhưng dưới sự nỗ lực hết sức mình, CN đã không phụ lòng mong đợi của HĐQT, đã đạt được một số kết quả đáng khích lệ. Đặc biệt trong năm 2010 CN đã tăng tốc nhanh so với năm 2009, đẩy lợi nhuận năm 2010 lên 3.339 triệu đồng, cụ thể như sau:

Bảng 2.1: Kết quả kinh doanh tại CN qua các năm

ĐVT: Triệu đồng Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 So sánh 2009/2008 So sánh 2010/2009 Chỉ tiêu

Giá trị Giá trị Giá trị Giá trị Tỷ

trọng Giá trị Tỷ trọng Nguồn vốn huy động 319.906 480.875 1.062.730 160.969 50.3% 581.855 120.99% Tổng dư nợ 300.564 460.349 1.500.012 159.785 53.2% 1.039.663 225.84% Tổng thu nhập 3.203 8.205 12.309 5.002 156% 4.104 50.02% Tổng chi phí 1.927 6.312 8.970 4.385 227% 2.658 42.11% Lợi nhuận 1.276 1.893 3.339 617 48.4% 1.446 76.39%

Nhận xét:

Nhìn vào bảng 2.1 cho thấy, tình hình hoạt động kinh doanh tại CN qua các năm. Năm 2008 - 2009 là năm có nhiều biến động về tình hình kinh tế trên thị trường tài chính tiền tệ, nhưng kết quả hoạt động của CN vẫn không giảm sút. Đặc biệt trong năm 2010, tất cả các chỉ tiêu đều tăng cao so với năm 2009. Mặc dù năm 2010 là năm được xem là một thử thách lớn và cam go cho các NH nhỏ về tăng vốn điều lệ theo quy định của NHNN, nhưng CN vẫn cố gắng đạt được những thành tích không nhỏ. Để đạt được điều này là nhờ vào sự đoàn kết của cán bộ nhân viên, ý thức được trách nhiệm của mình trong ngôi nhà Daiabank CN, không ngừng nâng cao trình độ kiến thức và nghiệp vụ chuyên môn để tiếp thu những kiến thức và quy định mới từ HĐQT, ban GĐ. Bên cạnh đó cùng với toàn thể Daiabank trên toàn tổ quốc CN đã thực hiện một số chương trình khuyến mãi như: gởi tiết kiệm nhận liền quà tặng, chương trình tri ân KH, bốc thăm trúng thưởng, quay số …. liên tục tung ra sản phẩm mới, đa dạng hơn để phục vụ kịp thời mọi nhu cầu cần thiết của KH trên mọi lĩnh vực, ngành nghề. CN chủ trương xây dựng một tập thể bền vững, đoàn kết, có tinh thần và trách nhiệm cao, có khả năng hòa nhập và làm tốt công việc được giao, am hiểu các lĩnh vực kinh doanh và đặc biệt là phong cách khi tiếp xúc với KH phải thân thiện, niềm nở nhằm tạo ấn tượng tốt trong lòng KH về CN.

Năm 2008 do mới được khai trương nên tổng vốn huy động đạt 319.906 triệu động, sang năm 2009 đạt 480.875 triệu đồng, tăng 160.969 triệu đồng so với năm 2008, tương ứng tỷ lệ tăng là 50.3%. Cuối năm 2010 tổng nguồn vốn huy động đạt 1.062.730 triệu đồng, tăng 581.855 triệu đồng so với năm 2009, tương ứng tỷ lệ tăng 120.99%.

Tổng dư nợ năm 2008 đạt 300.564 triệu đồng, cuối năm 2009 đạt 460.349 triệu đồng, tăng 159.785 triệu đồng so với năm 2008, tương ứng tỷ lệ tăng 53.2%. Tổng dư nợ cho vay năm 2010 đạt 1500.012 triệu đồng, tăng 1.039.663 triệu đồng so với năm 2009, tương ứng tỷ lệ tăng là 225.84%.

319,906 480,875 1,062,730 300,564 460,349 1,500,012 141% 96% 94% 0 200,000 400,000 600,000 800,000 1,000,000 1,200,000 1,400,000 1,600,000 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 0% 20% 40% 60% 80% 100% 120% 140% 160%

Nguồn vốn huy động Tổng dư nợ Dư nợ / huy động

(Nguồn: Báo cáo KQHĐKD năm 2009, 2010 NH Đại Á CN TP HCM)[2]

Biểu đồ 2.1: Tổng dư nợ cho vay và tình hình huy động vốn

Qua biểu đồ trên ta thấy, trong 2 năm 2008 – 2009 tổng nguồn vốn huy động và dư nợ cho vay gần như bằng nhau. Điều này cho thấy sự không linh hoạt về kinh doanh của CN vì tất cả vốn huy động đều tập trung cho vay mà không đầu tư vào các lĩnh vực khác như vậy rủi ro sẽ rất cao. Nhưng năm 2010 thì nguồn vốn huy động không đủ để cho vay, có thể lý giải điều này như sau: năm 2010 CN cùng với toàn NH Đại Á chạy đua lãi suất huy động để tăng vốn điều lệ, tuy nhiên huy động vào mà không cho vay thì không có chi phi để trả lãi suất nên CN đã đẩy mạnh cho vay, vì vậy tỷ lệ dư nợ cho vay cao hơn huy động.

1,893 3,339 1,276 262% 148% 100% 0 500 1,000 1,500 2,000 2,500 3,000 3,500 4,000 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 0% 50% 100% 150% 200% 250% 300% Lợi nhuận tăng trưởng so với năm 2008

(Nguồn: Báo cáo KQHĐKD năm 2009, 2010 NH Đại Á CN TP HCM)[2]

Biểu đồ 2.2: Lợi nhuận tại Chi nhánh qua các năm

Biểu đồ 2.2 cho thấy, tình hình lợi nhuận của CN qua các năm. Năm 2008 lợi nhuận mà CN đạt được là 1.276 triệu đồng, năm 2009 lợi nhuận đạt 1.893 triệu đồng, tăng 617 triệu đồng so với năm 2008, tương ứng tỷ lệ tăng là 48.4%. Cuối năm 2010 lợi nhuận tại CN lên đến 3.339 triệu đồng , tăng 1.446 triệu đồng so với năm 2009, tương ứng tỷ lệ tăng 76.39%. Đây chính là sự nổ lực của toàn bộ nhân viên CN, và cần phải phát huy hơn nữa để đạt kế hoạch năm 2011.

2.2.5.1 Thuận lợi của CN trong năm 2010

Được sự chỉ đạo thường trực của HĐQT và Ban GĐ, CN đã chủ động nắm bắt các chủ trương và đưa ra kế hoạch thực hiện linh hoạt và năng động cho mình nhằm đạt kết quả kế hoạch đề ra.

Đội ngũ cán bộ nhân viên trẻ, nhiệt tình, năng động, ham học hỏi và có tính cầu tiến, luôn tìm cơ hội bổ sung trình độ và nghiệp vụ chuyên môn đã tạo đà cho sự tăng trưởng của CN trong thời gian qua.

Mạng lưới hoạt động của Daiabank trên địa bàn TP HCM đã được mở rộng, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển thương hiệu Đại Á đến với KH. Một số

phòng giao dịch và máy ATM được mở mới tạo điều kiện thuận lợi cho KH giao dịch, thanh toán, từng bước nâng cao dịch vụ chăm sóc KH nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu của KH. Đặc biệt là cung cách phục vụ KH đã được CN quán triệt luôn làm KH hài lòng, tạo lòng tin tưởng nơi KH.

2.2.5.2 Khó khăn của CN trong năm 2010

Việc phát triển mạng lưới nhanh đòi hỏi nguồn nhân lực ngày càng tăng, trong năm 2010 nguồn nhân lực chủ yếu của CN là tân tuyển, kinh nghiệm ít, trình độ nghiệp vụ còn thấp nên thời gian đạo tào và tích lũy kinh nghiệm nhiều.

Chính sách lãi suất thay đổi chậm so với tình hình thị trường năm 2010, do đó khi lãi suất thị trường thay đổi thì tại CN vẫn dậm chân tại chỗ, dẫn đến một số KH quen rút tiền gửi sang gửi các NH khác, điều nay gây nên tổn thất cho CN trong nguồn vốn huy động.

Thành phố HCM là thành phố công nghiệp nên việc đi đến từng hộ gia đình tiếp thị sản phẩm của CN là rất khó, còn đối với việc thu hút tiền gửi từ các doanh nghiệp lớn thì NH chưa có chính sách cụ thể như các chương trình khuyến mãi, quà tặng còn mơ hồ, các sản phẩm quà tặng không chất lượng, không hấp dẫn KH …. Nên nguồn vốn huy động chưa đạt.

Chính sách lãi suất cho vay chưa linh hoạt, chưa tạo điều kiện cho các trưởng đơn vị chăm sóc KH cũ và tiếp cận KH mới, các sản phẩm mà NH tung ra năm 2010 cũng chưa có gì khác biệt so với các NH cạnh tranh nên việc thu hút KH là rất khó. Khả năng cạnh tranh của CN chưa cao, quy trình tín dụng rườm rà và phức tạp nên KH ngại đến giao dịch tại NH.

2.3 Thực trạng hoạt động tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng

Đại Á Chi nhánh TP HCM 2.3.1 Chính sách tín dụng 2.3.1.1 Điều kiện vay vốn

- Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết.

- Có dự án đầu tư, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khả thi và có hiệu quả; hoặc có dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống khả thi và phù hợp với quy định của pháp luật.

- Khách hàng phải có vốn tự có tham gia vào phương án sản xuất kinh doanh. Đối với các khoản cho vay trung- dài hạn: tỷ lệ vốn tự có của khách hàng tham gia vào dự án đầu tư tối thiểu là 30% tổng nhu cầu vốn của dự án nếu là dự án mới, và tối thiểu là 20% nếu là dự án mở rộng, cải tạo, nâng cấp, cải tiến kỹ thuật.

- Thực hiện các quy định về bảo đảm tiền vay theo quy định của Chính phủ, hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và quy chế của Ngân hàng Đại Á.

- Chấp nhận và thực hiện theo các quy định trong quy chế cho vay của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các quy định của Ngân hàng Đại Á.

2.3.1.2 Phương thức cho vay

¾ Cho vay từng lần.

¾ Cho vay theo hạn mức.

¾ Cho vay theo dự án đầu tư.

¾ Cho vay hợp vốn.

¾ Cho vay trả góp.

¾ Cho vay theo hạn mức tín dụng dự phòng.

¾ Cho vay theo hạn mức thấu chi.

¾ Cho vay cầm cố sổ tiết kiệm, cổ phiếu của NH phát hành hay do các tổ chức tín dụng khác.

2.3.1.3 Mức cho vay

Mức cho vay được xác định trên cơ sở nhu cầu vay vốn của khách hàng, khả năng hoàn trả nợ của khách hàng và khả năng nguồn vốn của NH Đại Á.

Mức cho vay do Giám đốc Chi nhánh xem xét quyết định trong giới hạn giá trị tài sản bảo đảm tiền vay và phạm vi bảo đảm thực hiện nghĩa vụ, bảo đảm thu đủ nợ gốc, lãi và chi phí khác của khoản cho vay.

Căn cứ tình hình tài chính, mức độ tín nhiệm của khách hàng, tính khả thi, hiệu quả của dự án đầu tư, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phục vụ đời sống, Giám đốc chi nhánh quyết định việc khách hàng vay không có hoặc phải có vốn tham gia vào phương án, dự án vay vốn.

Trường hợp chi nhánh phải trả thay cho khách hàng do bảo lãnh dẫn đến tổng dư nợ cho vay một khách hàng vượt quá 15% vốn tự có của NH Đại Á, thì Chi nhánh phải ngừng ngay việc cho vay mới đối với khách hàng đó.

Giới hạn tổng dư nợ cho vay đối với một KH không được vượt quá 15% tổng vốn tự có của NH Đại Á.

2.3.1.4 Hạn chế cho vay

Chi nhánh không được cho vay đối với những đối tượng KH sau đây:

+ Thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Tổng giám đốc, Phó tổng giám đốc của NH Đại Á.

+ Giám đốc Chi nhánh, Phó giám đốc Chi nhánh phụ trách tín dụng và người được ủy quyền, cán bộ, nhân viên thực hiện nhiệm vụ thẩm định của NH Đại Á.

+ Bố, mẹ, vợ, con của thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Tổng giám đốc, Phó tổng giám đốc NH Đại Á.

2.3.2 Quy trình cho vay

Hiện nay quy trình tín dụng được áp dụng tại Daiabank bao gồm các bước như sau:

Bước 1: Tiếp xúc khách hàng và hướng dẫn khách hàng

Khi khách hàng đến liên hệ vay vốn thì NVQHKH tìm hiểu các thông tin: Nhu cầu, mục đích, thời hạn vay vốn, tình hình tài chính, tình hình sản xuất kinh doanh (nếu khách hàng là doanh nghiệp) và khả năng đảm bảo trả nợ của khách hàng cho ngân hàng.

Yêu cầu khách hàng cung cấp bản sao các giấy tờ có liên quan như: chứng minh nhân dân, hộ khẩu, giấy tờ chứng minh nguồn thu nhập, giấy tờ sở hữu tài sản đảm bảo,… sau khi kiểm tra đối chiếu đúng với bản chính thì ghi chép lại các thông tin cần thiết, tiếp nhận hồ sơ khách hàng và hướng dẫn khách hàng bổ sung các giấy (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

tờ cần thiết để tiến hành các bước tiếp theo.

Sau đó kiểm tra thông tin khách hàng trên CIC hoặc nếu khách hàng đã từng vay tại Daiabank thì có thể kiểm tra thông tin trên hệ thống nội bộ. Trường hợp khách hàng đã có nợ xấu từ nhóm 3 trở lên ở các tổ chức tín dụng thì có thể làm tờ trình từ chối nếu xét thấy khách hàng không còn khả năng trả nợ. Trường hợp khách hàng chưa vay tại các tổ chức tín dụng nào hoặc khả năng trả nợ tốt khi quan hệ với các TCTD khác thì NVQHKH lập phiếu định giá gửi Daialand (đối với tài sản là bất động sản), sau đó căn cứ vào kết quả định giá, khả năng tài chính, thiện chí của khách hàng…NVQHKH sẽ thẩm định và lập tờ trình đề nghị cấp tín dụng.

Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ vay vốn

Sau khi kiểm tra hồ sơ đầy đủ thì tiếp nhận hồ sơ vay vốn của khách hàng và tiến hành thẩm định thực tế để làm hồ sơ vay.

Bước 3: Thẩm định hồ sơ

- CBTD lên lịch đi thẩm định hồ sơ có thể kết hợp với cán bộ tín dụng khác hoặc phó phòng QHKH, nhân viên thẩm định giá … tùy theo từng hồ sơ cụ thể.

- Đi thẩm định là đến tận nơi kiểm tra, xác minh những thông tin khách hàng đã cung cấp khi giải trình tại Ngân hàng có đúng hay không. Kiểm tra để định giá các tài sản thế chấp đúng theo quy định mà Daiabank quy định.

- Đàm phán với khách hàng về lãi suất, thời hạn, số tiền vay sao cho cả khách hàng và Ngân hàng cùng có lợi (dựa trên mức lãi suất quy định của Daiabank). Bên cạnh đó phải tìm ra những rủi ro có thể xảy ra với phương án sử dụng vốn vay của khách hàng.

Bước 4: Lập tờ trình thẩm định và làm hồ sơ pháp lý (hợp đồng tín dụng, hợp đồng thế chấp…)

- NVQHKH lập tờ trình thẩm định - đề xuất cho vay; chấm điểm tín dụng; kèm theo toàn bộ giấy tờ liên quan đến khách hàng trình lên cấp có thẩm quyền duyệt và quyết định cho vay.

- Khi đã được cấp có thẩm quyền duyệt tờ trình cho vay thì NVQHKH tiến hành chuyển hồ sơ qua bộ phận pháp lý chứng từ để làm hợp đồng tín dụng và thủ tục thế chấp tài sản (Hợp đồng thế chấp; đơn yêu cầu đăng kí thế chấp) để khách hàng đem đi xác nhận, công chứng, đăng ký giao dịch đảm bảo tại các cơ quan có thẩm quyền.

Bước 5: Hoàn thành hồ sơ vay vốn

Sau khi đã hoàn thành các bước kể trên NVQHKH tiến hành lập các phần còn lại của bộ hồ sơ để bổ sung vào hồ sơ.

Bước 6:Giải ngân hồ sơ

- Đăng ký kế hoạch giải ngân.

- Tiến hành cho khách hàng ký đầy đủ vào các giấy tờ cần thiết.

Bước 7: Quản lý hồ sơ, theo dõi công nợ

Sau khi giải ngân, CBTD nhập hồ sơ khách hàng vào danh sách để dễ quản lý. Hàng tháng theo dõi tình hình trả nợ vay và có kế hoạch đốc thu nợ, không để hồ sơ bị quá hạn.

Bước 8: Kiểm tra vốn vay

CBTD phải thường xuyên kiểm tra vốn vay và tài sản thế chấp của khách hàng. Mỗi lần kiểm tra phải lập thành biên bản kiểm tra và lưu trữ hồ sơ.

Kiểm tra các nội dung sau:

+ Tình hình sản xuất kinh doanh, công việc, thu nhập hiện tại của khách hàng. + Kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay có đúng không.

+ Kiểm tra hiện trạng tài sản thế chấp.

+ Nếu qua kiểm tra phát hiện sai phạm NVQHKH tùy trường hợp xử lý: Nhẹ thì thỏa thuận với khách hàng để khắc phục; nặng thì lập biên bản kiến nghị NH thu hồi vốn trước hạn.

Bước 9: Giải chấp tài sản từng phần

- Khi khách hàng yêu cầu giải chấp một phần tài sản, NVQHKH xem lịch trả nợ vay và dư nợ của khách hàng. Xem xét nếu giải chấp một phần tài sản thì giá trị còn lại có đủ đảm bảo hay không.

duyệt giải chấp tài sản cho khách hàng, đồng thời lập phiếu đề nghị thu

Một phần của tài liệu Đề tài một số GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN TRỊ rủi RO tín DỤNG tại NGÂN HÀNG đại á CHI NHÁNH TP HCM đến năm 2015 (Trang 41)