3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
2.3.3.4 Tình hình dư nợ cho vay phân theo ngành kinh tế
TP HCM được xem là trung tâm kinh tế, công nghiệp- thương mại- dịch vụ lớn nhất của các tỉnh phía nam. Nắm bắt được xu hướng đó, CN đã thực hiện công tác chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đầu tư mạnh vào lĩnh vực công nghiệp- xây dựng, ngày càng phát triển rộng hơn trong thương mại dịch vụ, cụ thể như sau:
Bảng 2.8: Tình hình dư nợ cho vay phân theo ngành kinh tế Đơn vị tính: triệu đồng Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 So sánh 2009/2008 So sánh 2010/2009 Chỉ tiêu
Giá trị Giá trị Giá trị Giá trị Tỷ
trọng Giá trị Tỷ trọng Nông- lâm nghiệp- thủy sản 16.344 39.226 86.335 22.882 140% 47.109 120.09% Công nghiệp- xây dựng 157.100 262.816 875.665 105.716 67.29% 612.849 233.19% Thương mại- dịch vụ 127.120 158.307 538.012 31.187 24.53% 379.705 239.85% Tổng dư nợ cho vay 300.564 460.349 1.500.012 159.785 53.16% 1.039.66 3 225.84%
(Nguồn: Báo cáo KQHĐKD năm 2009, 2010 NH Đại Á CN TP HCM) [2]
Nhận xét:
Dư nợ ngành nông- lâm nghiệp- thủy sản năm 2008 đạt 16.344 triệu đồng chiếm 5.44% tổng dư nợ cho vay, năm 2009 đạt được 39.226 triệu đồng chiếm 8.52% tổng dư nợ cho vay và tăng 22.882 triệu đồng so với năm 2008. Cuối năm 2010 dư nợ đạt 86.335 triệu đồng chiếm 5.76% dư nợ cho vay và tăng 47.109 triệu đồng năm 2009.
Dư nợ ngành công nghiệp- xây dựng năm 2008 đạt 157.100 triệu đồng chiếm 52.27% tổng dư nợ cho vay, năm 2009 dư nợ đạt 262.816 triệu đồng chiếm 57.09% tổng dư nợ cho vay và tăng 105.716 triệu đồng so với năm 2008. Đến năm 2010 dư
nợ đạt 875.665 triệu đồng chiếm 58.38% tổng dư nợ cho vay và tăng 612.849 triệu đồng so với năm 2009.
Dư nợ ngành thương mại- dịch vụ năm 2008 đạt 127.120 triệu đồng chiếm 42.29% tổng dư nợ cho vay, năm 2009 dư nợ đạt 158.307 triệu đồng chiếm 34.39% tổng dư nợ cho vay và tăng 31.187 triệu đồng so với năm 2008. Đến năm 2010 dư nợ đạt 538.012 triệu đồng chiếm 35.86% tổng dư nợ cho vay và tăng 379.705 triệu đồng so với năm 2009. 0 200,000 400,000 600,000 800,000 1,000,000
Nông- lâm nghiệp- thủy sản
16,344 39,226 86,335
Công nghiệp- xây dựng 157,100 262,816 875,665 Thương mại- dịch vụ 127,120 158,307 538,012 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
(Nguồn: Báo cáo KQHĐKD năm 2009, 2010 NH Đại Á CN TP HCM) [2]
Biểu đồ 2.9: Tình hình dư nợ cho vay phân theo ngành kinh tế
Nhận xét:
Qua biểu đồ 2.8, ta thấy được dư nợ cho vay phân theo ngành kinh tế tại CN luôn tăng trưởng qua từng năm. Tuy nhiên tập trung vào ngành Công nghệp- xây dựng và Thương mại- dịch vụ. Đây là đối tượng KH mục tiêu của CN, đồng thời là định hướng phát triển của CN trong thời gian tới. Đặc biệt trong năm 2011 CN sẽ nâng cao thêm tỷ trọng về ngành Thương mại- dịch vụ, phát triển và tìm hiểu sâu về các lĩnh vực thuộc ngành Thương mại- dịch vụ để đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng tín dụng.
Với câu hỏi khảo sát: “Theo Anh (Chị) chi nhánh nên tập trung dư nợ
vào ngành kinh tế nào?”, tác giả lập được bảng tần số sau: Bảng 2.9: Dư nợ ngành kinh tế của CN năm 2011 Tần số Phần trăm Tỷ lệ phần trăm Tỷ lệ tích lũy Nông- lâm nghiệp- thủy sản 5 10.0 10.0 10.0
Công nghiệp- xây dựng 27 54.0 54.0 64.0 Thương mại- dịch vụ 18 36.0 36.0 100.0 Hợp lệ Tổng số 50 100.0 100.0 (Nguồn: Tổng hợp số liệu khảo sát tháng 03/2011) Nhận xét:
Nhìn vào bảng 2.9, có 27 CBTD cho rằng trong năm 2011 CN nên chuyển dịch cơ cấu TD bằng cách tăng tỷ trọng đầu tư vào ngành công nghiệp- xây dựng, chiếm 54% tổng số CBTD được khảo sát. Có 18 CBTD thì lại đưa ra ý kiến rằng CN nên khai thác về thương mại – dịch vụ chiếm 36% trên tổng số. Chỉ có 5 CBTD chiếm 10% trong tổng số thì cho rằng nên khai thác đầu tư vào nông- lâm nghiệp- thủy sản. Công nghiệp- xây dựng 54% Nông- lâm nghiệp- thủy sản 10% Thương mại- dịch vụ 36% (Nguồn: Tổng hợp số liệu khảo sát tháng 03/2011) Biểu đồ 2.10: Dư nợ ngành kinh tế của CN năm 2011
Nhận xét:
Đối với những CBTD cho rằng nên đầu tư vào công nghiệp- xây dựng thì lý do họ đưa ra là công nghiệp- xây dựng là ngành kinh tế trọng điểm của TP HCM, không những thế đây còn là lĩnh vực tăng trưởng tốt, mang lại lợi nhuận cao và cũng là lĩnh vực đầu tư của hầu hết của các NH lớn và NH nước ngoài nên việc tập trung tín dụng vào đây không chỉ mang lại lợi nhuận cao mà còn tăng khả năng cạnh tranh của CN. Đối với CBTD cho rằng nên mở rộng đầu tư đối với lĩnh vực thương mại- dịch vụ thì họ cho rằng hiện nay mức sống của người dân đã được nâng cao vì vậy thương mại- dịch vụ là lĩnh vực đầu tư tốt nhất, mang lại hiệu quả cao nhất.
2.3.4 Chất lượng và rủi ro tín dụng
Hoạt động tín dụng mang lại cho NH nguồn thu nhập chủ yếu, nhưng bên cạnh đó tín dụng càng tăng thì RRTD càng nhiều. Biểu hiện của RRTD là tình trạng NQH, nợ xấu luôn xảy ra và không thể nào tránh khỏi được, tình trạng nợ xấu kéo dài sẽ làm cho NH mất vốn, mất khả năng thanh toán, giảm uy tín và lòng tin nơi KH. Vì vậy các nhà quản trị thường đánh giá RRTD thông qua các chỉ số như sau: 2.3.4.1 Hệ số rủi ro tín dụng
Hệ số này cho phép ta đo lường được RRTD, dựa vào tỷ trọng tín dụng trên tổng tài sản có ta thấy được mối quan hệ giữa dư nợ tín dụng và tổng tài sản, nếu hệ số này cao cũng đồng nghĩa với việc NH cũng đang chịu sức ép về RRTD càng lớn. Hệ số rủi ro tín dụng qua 3 năm tại CN thành phố HCM cụ thể được cho trong bảng số liệu sau:
Bảng 2.10: Hệ số rủi ro tín dụng
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Dư nợ cho vay 300.564 460.349 1.500.012
Tổng tài sản có 310.000 480.367 1.520.021
Hệ số rủi ro tín dụng 0.97 0.96 0.98
Nhận xét:
Nhìn vào bảng 2.10: ta thấy được khoản mục tín dụng chiếm đa số trong tổng tài sản có. Điều đó cũng có nghĩa là lợi nhuận đạt được cũng rất cao và khả năng dẫn đến RRTD cũng khá lớn. Việc RRTD xảy ra không nằm ngoài dự đoán của các nhà quản trị nên trong năm 2010 CN đã trích lập dự phòng rủi ro đầy đủ theo sự chỉ đạo của HĐQT, nhằm khắc phục tối đa những RRTD xảy ra trong năm.
0.97 0.96 0.98 0 200,000 400,000 600,000 800,000 1,000,000 1,200,000 1,400,000 1,600,000 1,800,000 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Dư nợ cho vay Tổng tài sản có Hệ số rủi ro tín dụng
(Nguồn: Báo cáo nợ quá hạn năm 2008 NH Đại Á CN TP HCM) [2]
Biểu đồ 2.11: Hệ số rủi ro tín dụng, tài sản có và dư nợ cho vay. Nhận xét:
Qua biểu đồ 2.11, ta thấy được dư nợ cho vay và tổng tài sản có của CN qua các năm dường như gần bằng nhau. Sự chênh lệch này không đáng kể. Năm 2008 dư nợ cho vay thấp hơn tổng tài sản có của CN, sang năm 2009 thì dư nợ cho vay lại tăng cao hơn tổng tài sản có, cuối năm 2010 thì tổng tài sản có lại vượt mặt dư nợ cho vay.
Hệ số rủi ro tín dụng qua các năm chênh lệch nhau từ 0.01 đến 0.02 lần. Không só sự biến động nào lớn giữa dư nợ cho vay và tổng tài sản có qua các năm. Hai yếu tố này luôn bám sát vào nhau, từ đó có thể dự đoán được hệ số rủi ro tín dụng của năm 2011.
2.3.4.2 Phân tích nợ quá hạn tại chi nhánh.
NQH được phân thành 5 nhóm theo quyết định 493/2005/QĐ-NHNN và được bổ sung vào ngày 25/04/2007 tại quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN của Thống đốc NHNN, cụ thể như sau:
Nợ nhóm 1 (nợ đủ tiêu chuẩn)
Nợ nhóm 2 (nợ cần chú ý)
Nợ nhóm 3 (nợ dưới tiêu chuẩn)
Nợ nhó 4 (nợ nghi ngờ)
Nợ nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn)
Tuy nhiên nhóm NQH thì nằm từ nhóm 2 đến nhóm 5, nợ xấu lại nằm từ khoản nhóm 3 đến nhóm 5. Như vậy có nghĩa là NQH bao gồm cả khoản nợ nhóm 2 và khoản nợ xấu.
Bảng 2.11: Phân tích nợ quá hạn qua các năm
Đơn vị tính: triệu đồng Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 So sánh 2009/2008 So sánh 2010/2009 Chỉ tiêu
Giá trị Giá trị Giá trị Giá trị Tỷ
trọng Giá trị Tỷ trọng - Nợ nhóm 1 290.451 445.107 1.467.179 154.656 53.3% 1.022.072 229% - Nợ nhóm 2 4.075 8.344 22.833 4.269 104.7% 14.489 174% - Nợ nhóm 3 2.035 5.865 8.857 3.830 188.2% 2.992 51% - Nợ nhóm 4 2.079 0 1.143 -2.079 -100% 1.143 - Nợ nhóm 5 1.942 1.033 0 -909 -46.8% -1.033 -100% Tổng dư nợ cho vay 300.564 460.349 1.500.012 159.785 53.2% 1.039.663 225.84 %
Nhận xét:
Qua bảng 2.11, cho ta thấy, tình hình dư nợ qua 3 năm từ năm 2008-2010. Tổng dư nợ tăng qua các năm nhưng ở mỗi năm phát sinh một số nợ thuộc nhiều nhóm khác nhau.
Nợ nhóm 1 của CN năm 2008 đạt 290.451 triệu đồng, chiếm 96.64% tổng dư nợ cho vay. Năm 2009 nợ nhóm 1 tăng lên 445.107 triệu đồng chiếm 96.67% tổng dư nợ cho vay và tăng 154.656 triệu đồng so với năm 2008, tương ứng tỷ lệ tăng 53.3%. Cuối năm 2010 dư nợ nhóm 1 đạt 1.467.179 triệu đồng chiếm 97.8% tổng dư nợ cho vay, tăng 1.022.072 triệu đồng so với năm 2009, tương ứng tỷ lệ tăng 229%.
Nợ nhóm 2 năm 2008 đạt 4.075 triệu đồng chiếm 1.36% tổng dư nợ cho vay. Năm 2009 đạt 8.344 triệu đồng chiếm 1.81% tổng dư nợ cho vay, tăng 4.269 triệu đồng so với năm 2008, tương ứng tỷ lệ tăng 104.7%. Cuối năm 2010 dư nợ nhóm 2 chiếm 22.833 triệu đồng đạt khoảng 1.52% tổng dư nợ cho vay, tăng 14.489 triệu đồng so với năm 2009, tương ứng tỷ lệ tăng 174%.
Nợ nhóm 3 năm 2008 đạt khoảng 2.035 triệu đồng chiếm 0.68% tổng dư nợ cho vay, sang năm 2009 dư nợ nhóm 3 đạt 5.865 triệu đồng chiếm 1.27% tổng dư nợ cho vay, tăng 3830 triệu đồng so với năm 2008, tương ứng tỷ lệ tăng 188.2%. Cuối năm 2010 dư nợ nhóm 3 là 8.857 triệu đồng, chiếm 0.59% tổng dư nợ nho vay, tăng 2.992 triệu đồng so với năm 2009, với tỷ lệ tăng 51%.
Nợ nhóm 4 năm 2008 đạt 2.079 triệu đồng chiếm 0.69% tổng dư nợ cho vay. Năm 2009 nợ nhóm 4 bằng 0, cuối năm 2010 dư nợ nhóm 4 là 1.143 triệu đồng, chiếm 0.076% tổng dư nợ.
Nợ nhóm 5 năm 2008 là 1.942 triệu đồng, chiếm 0.65% tổng dư nợ cho vay, năm 2009 dư nợ nhóm 5 là 1.033 triệu đồng, chiếm 0.22% tổng dư nợ cho vay, giảm 909 triệu đồng so với năm 2008, tương ứng tỷ lệ giảm 46.81%.
Năm 2008 0.68% 1.36% 0.65% 0.69% 96.63% Nợ nhóm 1 Nợ nhóm 2 Nợ nhóm 3 Nợ nhóm 4 Nợ nhóm 5
(Nguồn: Báo cáo nợ quá hạn năm 2008 NH Đại Á CN TP HCM) [2]
Biểu đồ 2.12: Phân tích nợ quá hạn năm 2008 Nhận xét:
Nhìn vào biểu đồ 2.12, ta thấy dư nợ chủ yếu của CN tập trung ở nhóm 1. Dư nợ nhóm 2, nhóm 3, nhóm 4 và nhóm 5 chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng dư nợ. Do năm 2008 là năm đầu tiên CN thành lập và hoạt động ngoại tỉnh, việc tiếp cận thị trường thành phố HCM cũng như nhu cầu của KH taị địa bàn còn yếu nên nợ xấu xuất hiện. Năm 2009 96.69% 1.81% 1.27% 0.22% Nợ nhóm 1 Nợ nhóm 2 Nợ nhóm 3 Nợ nhóm 4 Nợ nhóm 5
(Nguồn: Báo cáo nợ quá hạn năm 2009 NH Đại Á CN TP HCM) [2]
Biểu đồ 2.13: Phân tích nợ quá hạn năm 2009 Nhận xét:
Năm 2009, sau một năm hoạt động thành tích của CN đạt được rất tốt, bên cạnh tăng trưởng tín dụng tốt, CN đã thu hút nhiều KH, tìm hiểu nhu cầu của KH tại
TP HCM, tìm hiểu các lĩnh vực hoạt động nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu của KH thì CN cũng thực hiện khá tốt việc kiểm soát rủi ro. Kết quả là cuối năm 2009, dư nợ nhóm 4 được thu hồi hết, dư nợ nhóm 5 giảm đáng kể, dư nợ nhóm 1 tăng mạnh.
Năm 2010 1.52% 97.81% 0.59% 0.08% Nợ nhóm 1 Nợ nhóm 2 Nợ nhóm 3 Nợ nhóm 4 Nợ nhóm 5
(Nguồn: Báo cáo nợ quá hạn năm 2010 NH Đại Á CN TP HCM) [2]
Biểu đồ 2.14: Phân tích nợ quá hạn năm 2010 Nhận xét:
Năm 2010 dưới sự chỉ đạo của Giám Đốc, CN đã đẩy mạnh tín dụng trên địa bàn TP HCM, đây là năm tạo tiền đề phát triển cho CN và cũng là năm hoạt động theo định hướng phát triển của HĐQT nhằm nâng cao vốn điều lệ theo quy định của NHNN. Kết quả là trong năm 2010 nợ nhóm 5 không còn, nhưng nợ nhóm 3 và nhóm 4 vẫn còn tồn tại, gây khó khăn cho CN trong việc đốc thúc thu hồi nợ.
Sau gần 3 năm thành lập và đi vào hoạt động, ta thấy mặc dù tổng dư nợ hằng năm tăng nhanh nhưng CN vẫn giữ được mức nợ đủ tiêu chuẩn là trên 96%, đây được xem là mức dư nợ cũng khá an toàn cho CN. Điều này cho thấy CN đang hoàn thiện dần các biện pháp nhằm hạn chế RRTD xảy ra tại CN. Để giữ được mức dư nợ an toàn trong suốt 3 năm qua toàn thể cán bộ công nhân viên của CN đã nổ lực hết mình. Đặc biệt các cấp quản lý của CN mà cụ thể là phòng QHKH, tuy phòng QHKH được thành lập chỉ 2 năm để thay thế phòng quản lý RR nhưng hoạt động rất hiệu quả.
Nguyên nhân ban đầu được đưa ra từ các CBTD là do quá trình đẩy mạnh tín dụng diễn ra quá nhanh, chủ yếu ở quý 4 của năm 2010, dẫn đến một số cán bộ xử lý các nghiệp vụ còn yếu, sai sót chứng từ gây nên RRTD. Mặt khác đây cũng là rủi ro chung của toàn NH tại TP HCM, một số KH hoạt động không có hiệu quả, sử dụng vốn không đúng mục đích, nên khả năng trả nợ giảm sút kéo theo chất lượng tín dụng cũng đi xuống. Tuy nợ quá hạn chiếm không cao nhưng trong năm 2011 CN cần chú ý hơn, hoàn thiện bộ phận quản lý RRTD để bám sát hơn vào thực tế, hạn chế tối đa khả năng xảy ra nợ quá hạn, không chỉ giảm thiểu rủi ro cho NH mà còn giữ được uy tín và ấn tượng tốt trong cái nhìn của KH.
2.3.4.3 Tỷ trọng các nhóm nợ trên lợi nhuận
Như chúng ta đã biết rủi ro do nhiều nguyên nhân khác nhau, vì vậy để làm rõ hơn mức độ ảnh hưởng của rủi ro đến lợi nhuận cũng như phân tích và dự báo được nếu một khi rủi ro xảy ra thì ảnh hưởng như thế nào đến lợi nhuận, tác giả tiến hành phân tích tỷ trọng các nhóm nợ trên lợi nhuận, được cho trong bảng sau:
Bảng 2.12: Tỷ trọng các nhóm nợ trên lợi nhuận
Đơn vị tính: Phần trăm
Tỷ trọng Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Nợ nhóm 1/ Lợi nhuận 22,762.6% 23,513.3% 43,940.6% Nợ nhóm 2/ Lợi nhuận 319.35% 440.78% 683.82% Nợ nhóm 3/ Lợi nhuận 159.48% 309.82% 265.25%
Nợ nhóm 4/ Lợi nhuận 162.93% 0% 34.23%
Nợ nhóm 5/ Lợi nhuận 152.19% 54.56% 0%
(Nguồn: Báo cáo KQHĐKD năm 2009, 2010 NH Đại Á CN TP HCM) [2]
Nhận xét:
Dựa vào bảng 2.12, ta thấy: tỷ trọng các nhóm nợ trên lợi nhuận qua các năm tại CN. Nợ nhóm 1 trên lợi nhuận tăng qua 3 năm, tăng cùng với lợi nhuận. Điều này cho thấy được mức độ an toàn của tín dụng cũng tăng dần. Để có được điều này CN đã có sự cố gắng trong việc sàn lọc và lựa chọn KH mục tiêu, KH có triển vọng tốt.
Nợ nhóm 2 trên lợi nhuận cũng tăng qua 3 năm, tốc độ tăng chậm hơn so với nợ nhóm 1, cụ thể năm 2008 là 319.35%, sang năm 2009 là 440.78%, đến cuối năm 2010 đạt 683.82% so với lợi nhuận.
Nợ nhóm 3 trên lợi nhuận năm 2008 là 159.48%, sang năm 2009 là 309.82%, tăng so với năm 2008. Đến năm 2010 giảm xuống còn 265.25%, việc giảm tỷ trọng cho thấy khả năng hạn chế nợ xấu của CN có hiệu quả.
Nợ nhóm 4 trên lợi nhuận năm 2008 là 162.93%, mức độ ảnh hưởng khá cao và rủi ro khá lớn đến lợi nhuận tại CN, tuy nhiên tỷ trọng này giảm xuống mức 0%