3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
2.3.4.3 Tỷ trọng các nhóm nợ trên lợi nhuậ n
Như chúng ta đã biết rủi ro do nhiều nguyên nhân khác nhau, vì vậy để làm rõ hơn mức độ ảnh hưởng của rủi ro đến lợi nhuận cũng như phân tích và dự báo được nếu một khi rủi ro xảy ra thì ảnh hưởng như thế nào đến lợi nhuận, tác giả tiến hành phân tích tỷ trọng các nhóm nợ trên lợi nhuận, được cho trong bảng sau:
Bảng 2.12: Tỷ trọng các nhóm nợ trên lợi nhuận
Đơn vị tính: Phần trăm
Tỷ trọng Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Nợ nhóm 1/ Lợi nhuận 22,762.6% 23,513.3% 43,940.6% Nợ nhóm 2/ Lợi nhuận 319.35% 440.78% 683.82% Nợ nhóm 3/ Lợi nhuận 159.48% 309.82% 265.25%
Nợ nhóm 4/ Lợi nhuận 162.93% 0% 34.23%
Nợ nhóm 5/ Lợi nhuận 152.19% 54.56% 0%
(Nguồn: Báo cáo KQHĐKD năm 2009, 2010 NH Đại Á CN TP HCM) [2]
Nhận xét:
Dựa vào bảng 2.12, ta thấy: tỷ trọng các nhóm nợ trên lợi nhuận qua các năm tại CN. Nợ nhóm 1 trên lợi nhuận tăng qua 3 năm, tăng cùng với lợi nhuận. Điều này cho thấy được mức độ an toàn của tín dụng cũng tăng dần. Để có được điều này CN đã có sự cố gắng trong việc sàn lọc và lựa chọn KH mục tiêu, KH có triển vọng tốt.
Nợ nhóm 2 trên lợi nhuận cũng tăng qua 3 năm, tốc độ tăng chậm hơn so với nợ nhóm 1, cụ thể năm 2008 là 319.35%, sang năm 2009 là 440.78%, đến cuối năm 2010 đạt 683.82% so với lợi nhuận.
Nợ nhóm 3 trên lợi nhuận năm 2008 là 159.48%, sang năm 2009 là 309.82%, tăng so với năm 2008. Đến năm 2010 giảm xuống còn 265.25%, việc giảm tỷ trọng cho thấy khả năng hạn chế nợ xấu của CN có hiệu quả.
Nợ nhóm 4 trên lợi nhuận năm 2008 là 162.93%, mức độ ảnh hưởng khá cao và rủi ro khá lớn đến lợi nhuận tại CN, tuy nhiên tỷ trọng này giảm xuống mức 0% vào năm 2009, một kết quả đáng khen, một sự cố gắng không ngừng trong việc thu nợ, đôn đốc nợ. Nhưng đến cuối năm 2010 tỷ trọng này lại tăng lên 34.23%, tuy tỷ trọng không đáng kể nhưng cũng ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả hoạt động của CN, vì vậy trong năm 2011 CN cần nổ lực hơn nữa để hạn chế tối đa khoản nợ này.
Nợ nhóm 5 trên lợi nhuận năm 2008 là 152.19%. Vì đây là năm hoạt động đầu tiên của CN nên khoản nợ này phát sinh cũng là lẽ đương nhiên. Sang năm 2009 giảm xuống còn 54.56% và cuối năm 2010 giảm xuống 0%. Đây là một sự cố gắng của toàn thể nhân viên của CN.
Sự phát sinh nợ nhóm 5 sẽ là mối đe dọa đến lợi nhuận của CN trong năm tới, vì vậy mục tiêu của CN trong năm tới là làm sao hạn chế tối thiểu nợ nhóm 5 phát sinh, cùng với sự tăng trưởng của tín dụng thì việc tăng dư nợ nhóm 1 và 2 sẽ giúp cho khả năng cạnh tranh của CN ngày càng tăng. Khả năng chiếm lĩnh thị trường trong năm tới cũng là một khía cạnh giúp CN hạn chế rủi ro xảy ra, vì một khi đã chiếm lĩnh được thị trường, uy tín của CN đã được KH biết đến thì việc lựa chọn KH mục tiêu cũng dễ dàng hơn rất nhiều.
2.3.4.4 Tỷ trọng nợ xấu trên lợi nhuận
Để đánh giá mức độ ảnh hưởng của nợ xấu đến hoạt động của NH, sau đây ta xem xét tỷ trọng nợ xấu trên lợi nhuận qua các năm tại CN:
Bảng 2.13: Tỷ trọng nợ xấu trên lợi nhuận
Đơn vị tính: triệu đồng
Phân loại nợ Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Nợ xấu 6.056 6.898 10.000 Trong đó: - Nợ nhóm 3 - Nợ nhóm 4 - Nợ nhóm 5 2.035 2.079 1.942 5.865 0 1.033 8.857 1.143 0 Lợi nhuận 1.276 1.893 3.339
Tỷ trọng nợ xấu/ lợi nhuận 474.6% 364.4% 299.5%
(Nguồn: Báo cáo KQHĐKD năm 2009, 2010 NH Đại Á CN TP HCM) [2]
Nhận xét:
Qua bảng 2.13, ta thấy: Tỷ trọng nợ xấu trên lợi nhuận năm 2008 là 474.6%, bước sang năm 2009 là 364.4%. Cuối năm 2010 tỷ trọng này còn 299.5%. Tỷ trọng nợ xấu trên lợi nhuận đạt được giảm qua 3 năm, dưới sự chỉ đạo tài tình và những biện pháp đôn đốc thu hồi nợ mà CN đưa ra được ứng dụng vào thực tế đã làm tổng nợ xấu giảm qua 3 năm, và đặc biệt lợi nhuận qua 3 năm cũng tăng đáng kể. Đó là nguyên nhân làm cho tỷ trọng này giảm xuống. Điều này cho ta một cách đánh giá sơ bộ về khả năng QTRRTD tại CN trong thời gian qua là khá tốt, và phù hợp với tình hình hoạt động hiện nay tại CN.
0 2,000 4,000 6,000 8,000 10,000 12,000 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Nợ xấu Lợi nhuận Tỷ trọng nợ xấu/ lợi nhuận
(Nguồn: Báo cáo KQHĐKD năm 2009, 2010 NH Đại Á CN TP HCM) [2]
Biểu đồ 2.15: Tỷ trọng nợ xấu trên lợi nhuận Nhận xét:
Biểu đồ 2.15, cho ta thấy được tốc độ tăng của lợi nhuận và nợ xấu qua 3 năm gần như cùng một tốc độ. Khoảng cách 2 đường biểu diễn chênh lệch rất ít. Sự tăng trưởng tín dụng làm cho nợ xấu tăng lên nhưng lợi nhuận đạt được cũng theo đó mà tăng lên.
Trong quá trình lao động thực tế tại CN, tác giả có tiến hành khảo sát nhân viên phòng QHKH, cấp quản lý và CBTD của các phòng giao dịch, tham khảo ý kiến đóng góp của các nhân viên đang công tác tại CN, tiếp thu những kinh nghiệm thực tế mà các anh chị truyền đạt.
Dưới đây là kết quả cuộc khảo sát vào tháng 3/2011 về các thiếu sót xảy ra trong hồ sơ, gây nên rủi ro tại CN:
Bảng 2.14: Sai sót thường gặp trong hạn mức cấp TD cho KH tại CN Tần số Phần trăm Tỷ lệ phần trăm Tỷ lệ tích lũy Mục đích sử dụng vốn không phù hợp 10 20.0 20.0 20.0
Thiếu dấu giáp lai 2 4.0 4.0 24.0 Thực hiện không đúng quy trình, quy định 17 34.0 34.0 58.0 Không sai sót 21 42.0 42.0 100.0 Hợp lệ Tổng số 50 100.0 100.0 (Nguồn: Tổng hợp số liệu khảo sát tháng 03/2011) Nhận xét:
Trong tổng số 50 CBTD được hỏi thì chỉ có 21 người trả lời trong hồ sơ vay vốn không có sai sót, chiếm 42%. Có 17 người cho biết hồ sơ vay vốn thường thực hiện không đúng quy trình, quy định chiếm 34%. Có 10 người cho rằng mục đích sử dụng vốn không phù hợp, chiếm 20%. Có 2 người cho rằng do thiếu dấu giáp lai, chiếm 4%. Đa phần CBTD cho rằng không xảy ra bất cứ sai sót nào nhưng bên cạnh đó vẫn còn thiếu sót.
20%
42% 4%
34%
Mục đích sử dụng vốn không phù hợp Thiếu dấu giáp lai
Thực hiện không đúng quy trình, quy định Không sai sót
(Nguồn: Tổng hợp số liệu khảo sát tháng 03/2011)
Nhận xét:
Một câu hỏi lớn đặt ra là: tại sao thiếu sót trong hồ sơ vay vốn lại nhiều đến như vậy? Sau khi được hỏi như vậy, một CBTD cho biết: “Đa số các hồ sơ TD tại CN hiện nay có được là do KH quen biết hoặc là người thân của nhân viên, hoặc qua sự giới thiệu của những KH cũ, còn lại rất ít KH mới đến với Daiabank, vì vậy việc thực hiện quy trình, quy định cũng được nới lỏng ra, nhiều lúc bản thân CBTD biết là mục đích sử dụng vốn không đúng nhưng cũng cho qua vì là người quen của mình……..Tuy nhiên do là người thân quen nên KH cũng không muốn làm mất uy tín của nhân viên đó, vì vậy việc trả nợ cho NH vẫn đúng kỳ hạn. Nên tuy có thiếu sót về hồ sơ nhưng rủi ro cũng ít khi xảy ra….”
Bảng 2.15: Thiếu sót thường gặp trong giao dịch TSĐB
Tần số Phần trăm Tỷ lệ phần trăm Tỷ lệ tích lũy Định giá tài sản chưa
chính xác 9 18.0 18.0 18.0
Chưa được công
chứng 3 6.0 6.0 24.0 Làm giả hợp đồng mua bán tài sản 8 16.0 16.0 40.0 Không sai sót 30 60.0 60.0 100.0 Hợp lệ Tổng số 50 100.0 100.0 (Nguồn: Tổng hợp số liệu khảo sát tháng 03/2011) Nhận xét:
Nhìn chung trong giao dịch TSĐB thì yếu tố thiếu sót cũng còn khá nhiều. Có 30 người khẳng định trong TSĐB không hề có sai sót, chiếm 60%. Có 9 người cho biết định giá tài sản chưa chính xác cũng thường xảy ra, chiếm 18%. Có 8 người thì lại cho rằng trường hợp làm giả hợp đồng mua bán tài sản đôi lúc cũng xảy ra, chiếm 16%. Còn lại 3 người cho hay trường hợp TSĐB chưa được công chứng cũng
xảy ra, chiếm 6%. Tuy nhiên trường hợp này rất ít xảy ra. Như vậy, phần lớn CBTD cho rằng việc thiếu sót trong TSĐB không hề xảy ra.
16% 6% 18% 60% Định giá tài sản chưa chính xác Chưa được công chứng Làm giả hợp đồng mua bán tài sản Không sai sót (Nguồn: Tổng hợp số liệu khảo sát tháng 03/2011)
Biểu đồ 2.17: Thiếu sót thường gặp trong giao dịch TSĐB Nhận xét:
Lý giải điều này, một GĐ phòng giao dịch cho biết: “Khi KH thế chấp TSĐB thì việc định giá không thuộc quyền của CBTD hay của CN mà tất cả đều phải qua công ty định giá độc lập Daialand, trường hợp làm giả hợp đồng mua bán tài sản thì CBTD không thể nào biết được vì trên hợp đồng mua bán luôn có công chứng, nên cho dù có làm giả thì CBTD cũng không nhận ra được”.
2.3.4.5 Tình hình nợ xấu tại chi nhánh.
Nợ xấu đang là mối nguy lớn cho các NHTM. Nếu tổng dư nợ cho vay ngày càng tăng thì song song với vấn đề này là nợ xấu cũng tăng theo nếu NH không phòng ngừa tốt. Bất kể một tổ chức nào, một hoạt động nào đều tồn tại 2 mặt, bên cạnh những thành tựu mà CN đạt được trong năm thì vấn đề nợ xấu đang xảy ra tại CN cũng đang là vấn đề nan giải cần được giải quyết kịp thời, nhanh chóng. Theo quy định của NHNN tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ cho vay trong hạn tối đa là 3%- 5%.
Bảng 2.16: Tình hình nợ xấu qua các năm tại Chi nhánh
Đơn vị tính: triệu đồng
Phân loại nợ Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Nợ xấu 6.056 6.898 10.000 Trong đó: - Nợ nhóm 3 - Nợ nhóm 4 - Nợ nhóm 5 2.035 2.079 1.942 5.865 0 1.033 8.857 1.143 0 Tổng dư nợ 300.564 460.349 1.500.012 Tỷ trọng nợ xấu/
tổng dư nợ cho vay 2.015% 1.49% 0.67%
(Nguồn: Báo cáo nợ quá hạn năm 2008 - 2010 NH Đại Á CN TP HCM)[2]
Nhận xét:
Nhìn vào bảng ta thấy bên cạnh tổng dư nợ cho vay của CN qua các năm tăng thì nợ xấu cũng tăng theo. Năm 2008 nợ xấu là 6.056 triệu đồng, chiếm 2.015% tổng dư nợ cho vay. Năm 2009 nợ xấu tăng lên 6.898 triệu đồng, chiếm 1.49%. Năm 2010 nợ xấu tại CN là 10.000 triệu đồng chiếm 0.67% tổng dư nợ cho vay. Tuy nhiên mặc dù nợ xấu có tăng qua từng năm tăng nhưng tỷ trọng của nó chiếm trong tổng dư nợ không đáng kể, cụ thể là năm 2010 tỷ trọng nợ xấu trên tổng dư nợ giảm xuống nhiều so với 2 năm trước đó. Đây là một nổ lực của CN trong năm trọng điểm 2010.
2.3.5 Quản trị rủi ro tín dụng tại chi nhánh.
2.3.5.1 Tình hình tín dụng của các NH trên địa bàn TP HCM năm 2010
Những diễn biến của tình hình kinh tế thế giới và trong nước đã có những ảnh hưởng mạnh mẽ về mặt tích cực lẫn tiêu cực đến kết quả điều hành chính sách tiền tệ của NHNN và ảnh hưởng đến hoạt động của hệ thống các NH trong năm 2010.
Tổng dư nợ tín dụng ước tính đạt được 699.8 ngàn tỷ đồng, trong đó dư nợ của các NHTMCP chiếm 45.7%, giảm 6.1% so với cùng kỳ năm ngoái. Dư nợ tín dụng bằng ngoại tệ đạt 198.2 ngàn tỷ đồng, chiếm 25.9% tổng dư nợ cho vay, tăng 16.3% so với cùng kỳ. Dư nợ tín dụng bằng VNĐ giảm 4.4%, trong đó: dư nợ tín dụng trung dài hạn chiếm 40.1% tổng dư nợ, tăng 6.1%, dư nợ tín dụng ngắn hạn giảm 3.3% so với cùng kỳ năm trước.
(Nguồn: Báo cáo KQHĐKD năm 2009, 2010 NH Đại Á CN TP HCM)[2]
2.3.5.2 Quy trình quản lý rủi ro tín dụng.
Căn cứ quy chế về tổ chức và hoạt động của phòng quản lý rủi ro được ban hành kèm theo quyết định số 285/QĐ-NHĐA-HĐQT ngày 09/07/2008 của Hội đồng quản trị, quy trình quản lý RRTD tại chi nhánh như sau:
a) Khoản vay thuộc mức phán quyết của Ban giám đốc CN:
Bước 1: Sau khi hoàn thành bộ hồ sơ vay vốn phòng QHKH chuyển cho bộ phận quản lý rủi ro tại CN.
Bước 2: Bộ phận quản lý rủi ro tại CN tiếp nhận hồ sơ, xem xét, tái thẩm định (nếu cần) và lập tờ trình nêu quan điểm độc lập về khoản vay trình cho Giám đốc CN hoặc Ban tín dụng CN xét duyệt theo mức phán quyết do Tổng giám đốc quy định trong từng thời kỳ.
Thời gian bộ phận quản lý rủi ro xem xét bộ hồ sơ vay kể cả thời gian tái thẩm định không quá 01 ngày làm việc. Trường hợp có nhiều hồ sơ chuyển về cùng một lúc thì thời gian giải quyết không quá 02 ngày làm việc. Trường hợp bất đồng quan điểm thì tiếp tục chuyển lên Tổng giám đốc hoặc người ủy quyền khoản vay đó.
b) Khoản vay vượt mức phán quyết của Ban tín dụng CN:
Bước 1: phòng QHKH sau khi hoàn thành bộ hồ sơ vay vốn chuyển thẳng cho bộ phận quản lý rủi ro tại CN.
Bước 2: bộ phận quản lý rủi ro tiếp nhận hồ sơ, xem xét, tái thẩm định (nếu cần) và lập tờ trình nêu quan điểm độc lập về khoản vay trình Ban tín dụng CN.
Bước 3: Ban tín dụng CN lập tờ trình trình Ban tín dụng hội sở (Tổng giám đốc hoặc người ủy quyền) và chuyển hồ sơ về phòng quản lý rủi ro.
Bước 4: Phòng quản lý rủi ro tiếp nhận hồ sơ, xem xét, tái thẩm định (nếu cần) và lập tờ trình nêu quan điểm độc lập về khoản vay trình các cấp duyệt khoản vay theo quy định của Đại Á NH.
Thời gian xét duyệt không quá 01 ngày làm việc, nếu nhiều hồ sơ thì không quá 02 ngày làm việc.
2.3.5.3 Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại Chi nhánh.
Tại CN TPHCM hiện nay thì biện pháp quản trị rủi ro tín dụng được thực hiện từ khâu tìm hiểu KH đến khi cấp tín dụng, giải ngân, và tất toán hồ sơ vay tại CN.
- Sau khi tiếp nhận hồ sơ vay vốn của KH, CBTD tiến hành khảo sát, xem xét các yếu tố cấu thành nên hồ sơ TD. Sau đó nhập tất cả vào máy và dựa vào kết quả xếp hạng tín dụng nội bộ mà đưa ra đánh giá chính xác hơn. Hiện nay xếp hạng TD nội bộ tại CN được chia làm 10 hạng, đó là: AAA, AA, A, BBB, BB, B, CCC, CC, C, D. Trong đó những KH nào xếp hạng ừ CCC trở xuống thì không được cấp tín dụng. Hầu hết KH khi đến vay tại CN đều xếp hạng loại A, BBB,BB rất ít trường hợp xếp hạng AAA. Những KH nào được xếp hạng AAA thì được xem là KH “Vip” của CN. Tiếp đó CBTD thẩm định các dấu hiệu khác, lấy thông tin từ CIC, thực hiện định giá tài sản đảm bảo. Hiện nay tại CN cấp tín dụng tối đa 80% tài sản đảm bảo cho KH cũ, 70% tài sản đảm bảo cho KH mới, hoặc cấp tín dụng dựa trên tài sản hình thành từ vốn vay là 70% - 80%. Những KH nào có dấu hiệu quan hệ tín dụng quá hạn tại các tổ chức tín dụng khác, hay có các dấu hiệu xấu thì CBTD cần phân tích và xem xét kỹ trước khi thực hiện xét duyệt cho vay.
- Để đảm bảo an toàn cho các khoản tín dụng cấp mới, CN ưu tiên những khu vực nằm trên địa bàn, ưu tiên ngành nghề đang phát triển hiện nay, các lĩnh vực mà CBTD hiểu rõ và dự đoán có thể tăng trưởng nhanh trong thời gian tới. Cần đa dạng hóa các mặt hàng và lĩnh vực đầu tư nằm phân tán rủi ro cho CN.
- Những khoản tín dụng vượt quá 5 tỷ thì được trình lên Hội sở thẩm định để giải quyết. CN chỉ thực hiện những khoản tín dụng < 5 tỷ.
- CN cũng thực hiện đầy đủ chính sách phân loại nợ, trích lập dự phòng RRTD theo quy định của NHNN, và của Daiabank. Tham gia bảo hiểm tiền gửi cũng là