Sơ đồ tổ chức

Một phần của tài liệu Đề tài một số GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN TRỊ rủi RO tín DỤNG tại NGÂN HÀNG đại á CHI NHÁNH TP HCM đến năm 2015 (Trang 38)

3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

2.2.3.1 Sơ đồ tổ chức

Sơ đồ tổ chức thể hiện mối quan hệ chặt chẽ giữa các phòng ban, quy trình quản lý và điều hành của NH, thông qua sơ đồ tổ chức ta đánh giá được hiệu quả hoạt động của NH. Dưới đây là sơ đồ tổ chức của CN TP HCM:

(Nguồn: Báo cáo thường niên NH Đại Á CN TP HCM) [2]

Sơđồ 2.1: Bộ máy tổ chức NH Đại Á CN TP HCM Phòng Hành Chánh Phòng Ngân Quỹ Phòng Quan HKhách Hàngệ Giám Đốc Phó Giám Đốc Phòng Kế Toán Phòng Kiểm Soát

2.2.3.2 Nhiệm vụ các phòng ban.

™ Ban giám đốc: Gồm giám đốc và phó giám đốc có trách nhiệm điều hành hoạt động của chi nhánh. Đồng thời quản lý, quyết định, kiểm tra, đôn đốc các nhân viên chi nhánh hoàn thành chủ trương của Daiabank. Chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động kinh doanh cũng như các vấn đề có liên quan của chi nhánh.

™ Phòng kế toán: Là phòng nghiệp vụ thực hiện các giao dịch trực tiếp với khách hàng. Thực hiện các nghiệp vụ tính toán, ghi chép các nghiệp vụ phát sinh một cách đầy đủ, chính xác, kịp thời, trung thực và có hệ thống, tổng hợp báo cáo sơ kết tình hình hoạt động, kết quả kinh doanh của chi nhánh.

™ Phòng kiểm soát: thực hiện công tác kiểm tra nội bộ chi nhánh và các phòng giao dịch, tham mưu giúp việc cho ban Giám đốc. Có nhiệm vụ kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy trình nghiệp vụ, thể lệ, chế độ, quy định về quản lý kinh doanh, quản trị điều hành theo các quy định của thống đốc Ngân hàng. Phối hợp với các phòng nghệp vụ kiểm tra, giám sát việc thực hiện kế hoạch theo yêu cầu của Ban giám đốc chi nhánh.

™ Phòng hành chánh: Thực hiện công tác tổ chức đội ngũ cán bộ công nhân viên của chi nhánh, tổ chức đào tạo, huấn luyện bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn cho cán bộ, công nhân viên. Cùng với Ban giám đốc tổ chức bố trí nhân sự cho các phòng ban.

™ Phòng ngân quỹ: nhiệm vụ chủ yếu của phòng ngân quỹ là thu chi tiền mặt kịp thời chính xác, kiểm đếm tiền mặt kịp thời chính xác, kiểm tra việc thực hiện chế độ nghiệp vụ tiền mặt. Đây là nơi lưu giữ giấy tờ, tài sản thế chấp, cầm cố, bảo lãnh của khách hàng hoặc các tài sản có giá trị khác.

™ Phòng quan hệ khách hàng: là phòng giao dịch trực tiếp với khách hàng, tìm hiểu nhu cầu tín dụng của khách hàng và giới thiệu các sản phẩm và dịch của chi nhánh đến khách hàng, lập tờ trình đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, thẩm định để đưa ra quyết định cho vay hay không, soạn thảo ký kết hợp đồng, kiểm tra việc sử dụng vốn……

2.2.4 Ngành nghề kinh doanh của chi nhánh

Trong định hướng phát triển của Đại Á CN TP HCM, phương châm luôn hướng đến khách hàng là vấn đề cốt lõi. Với mục tiêu phấn đấu chung cho toàn Đại Á 5 năm nữa sẽ trở thành tóp 20 NH bán lẻ hàng đầu, 10 năm nữa sẽ trở thành tóp 10 NH bán lẻ hàng đầu tại Việt Nam, làm sao tạo được một dịch vụ “Ngân hàng thông minh” ấn tượng, hiệu quả và khác biệt so với những ngân hàng khác để làm cơ sở thâm nhập sâu vào thị trường TP HCM. Từng bước mở rông mạng lưới và tạo sức bật cho thương hiệu Đại Á tại TP HCM, thông qua việc hoàn thiện và mở rộng các sản phẩm và dịch vụ như:

- Nhận tiền gửi:

™ Nhận tiền gửi có kỳ hạn và không kỳ hạn bằng VND, ngoại tệ.

™ Nhận tiền gửi tiết kiệm của dân cư.

™ Phát hành kỳ phiếu, cổ phiếu, trái phiếu có mục đích.

™ Nhận tiền gửi vốn chuyên dụng.

™ Nhận tiền gửi bảo đảm thanh toán. - Cho vay đối với khách hàng cá nhân:

™ Cho vay tiêu dùng.

™ Cho vay hỗ trợ du học.

™ Cho vay mua xe ô tô.

™ Cho vay nông nghiệp.

™ Cho vay phát triển kinh tế gia đình.

™ Cho vay tiểu thương.

™ Cho vay xây dựng, sữa chữa nhà và bất động sản.

™ Cho vay cầm cố ứng trước tiền bán chứng khoán. - Cho vay đối với khách hàng là doanh nghiệp:

™ Cho vay bổ sung vốn kinh doanh.

™ Cho vay đầu tư mua sắm trang thiết bị.

- Dịch vụ thanh toán quốc tế: cho hàng nhập khẩu

™ Thanh toán bộ chứng từ nhờ thu trả ngay (D/P), trả chậm (D/A). ™ Tín dụng thư nhập khẩu (L/C nhập) - Dịch vụ thẻ: ™ Dịch vụ thẻ ATM. ™ Phone Banking. ™ SMS Banking. - Các dịch vụ khác:

™ Nhận chuyển tiền từ nước ngoài.

™ Chi trả lương cho doanh nghiệp qua ATM……….

2.2.5 Kết quả hoạt động kinh doanh tại chi nhánh qua các năm

Thị trường kinh tế biến đổi mạnh trong năm 2008, 2009 và 2010, đặc biệt ngành NH là một trong những ngành cạnh tranh gây gắt nhất. Nhưng dưới sự nỗ lực hết sức mình, CN đã không phụ lòng mong đợi của HĐQT, đã đạt được một số kết quả đáng khích lệ. Đặc biệt trong năm 2010 CN đã tăng tốc nhanh so với năm 2009, đẩy lợi nhuận năm 2010 lên 3.339 triệu đồng, cụ thể như sau:

Bảng 2.1: Kết quả kinh doanh tại CN qua các năm

ĐVT: Triệu đồng Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 So sánh 2009/2008 So sánh 2010/2009 Chỉ tiêu

Giá trị Giá trị Giá trị Giá trị Tỷ

trọng Giá trị Tỷ trọng Nguồn vốn huy động 319.906 480.875 1.062.730 160.969 50.3% 581.855 120.99% Tổng dư nợ 300.564 460.349 1.500.012 159.785 53.2% 1.039.663 225.84% Tổng thu nhập 3.203 8.205 12.309 5.002 156% 4.104 50.02% Tổng chi phí 1.927 6.312 8.970 4.385 227% 2.658 42.11% Lợi nhuận 1.276 1.893 3.339 617 48.4% 1.446 76.39%

Nhận xét:

Nhìn vào bảng 2.1 cho thấy, tình hình hoạt động kinh doanh tại CN qua các năm. Năm 2008 - 2009 là năm có nhiều biến động về tình hình kinh tế trên thị trường tài chính tiền tệ, nhưng kết quả hoạt động của CN vẫn không giảm sút. Đặc biệt trong năm 2010, tất cả các chỉ tiêu đều tăng cao so với năm 2009. Mặc dù năm 2010 là năm được xem là một thử thách lớn và cam go cho các NH nhỏ về tăng vốn điều lệ theo quy định của NHNN, nhưng CN vẫn cố gắng đạt được những thành tích không nhỏ. Để đạt được điều này là nhờ vào sự đoàn kết của cán bộ nhân viên, ý thức được trách nhiệm của mình trong ngôi nhà Daiabank CN, không ngừng nâng cao trình độ kiến thức và nghiệp vụ chuyên môn để tiếp thu những kiến thức và quy định mới từ HĐQT, ban GĐ. Bên cạnh đó cùng với toàn thể Daiabank trên toàn tổ quốc CN đã thực hiện một số chương trình khuyến mãi như: gởi tiết kiệm nhận liền quà tặng, chương trình tri ân KH, bốc thăm trúng thưởng, quay số …. liên tục tung ra sản phẩm mới, đa dạng hơn để phục vụ kịp thời mọi nhu cầu cần thiết của KH trên mọi lĩnh vực, ngành nghề. CN chủ trương xây dựng một tập thể bền vững, đoàn kết, có tinh thần và trách nhiệm cao, có khả năng hòa nhập và làm tốt công việc được giao, am hiểu các lĩnh vực kinh doanh và đặc biệt là phong cách khi tiếp xúc với KH phải thân thiện, niềm nở nhằm tạo ấn tượng tốt trong lòng KH về CN.

Năm 2008 do mới được khai trương nên tổng vốn huy động đạt 319.906 triệu động, sang năm 2009 đạt 480.875 triệu đồng, tăng 160.969 triệu đồng so với năm 2008, tương ứng tỷ lệ tăng là 50.3%. Cuối năm 2010 tổng nguồn vốn huy động đạt 1.062.730 triệu đồng, tăng 581.855 triệu đồng so với năm 2009, tương ứng tỷ lệ tăng 120.99%.

Tổng dư nợ năm 2008 đạt 300.564 triệu đồng, cuối năm 2009 đạt 460.349 triệu đồng, tăng 159.785 triệu đồng so với năm 2008, tương ứng tỷ lệ tăng 53.2%. Tổng dư nợ cho vay năm 2010 đạt 1500.012 triệu đồng, tăng 1.039.663 triệu đồng so với năm 2009, tương ứng tỷ lệ tăng là 225.84%.

319,906 480,875 1,062,730 300,564 460,349 1,500,012 141% 96% 94% 0 200,000 400,000 600,000 800,000 1,000,000 1,200,000 1,400,000 1,600,000 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 0% 20% 40% 60% 80% 100% 120% 140% 160%

Nguồn vốn huy động Tổng dư nợ Dư nợ / huy động

(Nguồn: Báo cáo KQHĐKD năm 2009, 2010 NH Đại Á CN TP HCM)[2]

Biểu đồ 2.1: Tổng dư nợ cho vay và tình hình huy động vốn

Qua biểu đồ trên ta thấy, trong 2 năm 2008 – 2009 tổng nguồn vốn huy động và dư nợ cho vay gần như bằng nhau. Điều này cho thấy sự không linh hoạt về kinh doanh của CN vì tất cả vốn huy động đều tập trung cho vay mà không đầu tư vào các lĩnh vực khác như vậy rủi ro sẽ rất cao. Nhưng năm 2010 thì nguồn vốn huy động không đủ để cho vay, có thể lý giải điều này như sau: năm 2010 CN cùng với toàn NH Đại Á chạy đua lãi suất huy động để tăng vốn điều lệ, tuy nhiên huy động vào mà không cho vay thì không có chi phi để trả lãi suất nên CN đã đẩy mạnh cho vay, vì vậy tỷ lệ dư nợ cho vay cao hơn huy động.

1,893 3,339 1,276 262% 148% 100% 0 500 1,000 1,500 2,000 2,500 3,000 3,500 4,000 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 0% 50% 100% 150% 200% 250% 300% Lợi nhuận tăng trưởng so với năm 2008

(Nguồn: Báo cáo KQHĐKD năm 2009, 2010 NH Đại Á CN TP HCM)[2]

Biểu đồ 2.2: Lợi nhuận tại Chi nhánh qua các năm

Biểu đồ 2.2 cho thấy, tình hình lợi nhuận của CN qua các năm. Năm 2008 lợi nhuận mà CN đạt được là 1.276 triệu đồng, năm 2009 lợi nhuận đạt 1.893 triệu đồng, tăng 617 triệu đồng so với năm 2008, tương ứng tỷ lệ tăng là 48.4%. Cuối năm 2010 lợi nhuận tại CN lên đến 3.339 triệu đồng , tăng 1.446 triệu đồng so với năm 2009, tương ứng tỷ lệ tăng 76.39%. Đây chính là sự nổ lực của toàn bộ nhân viên CN, và cần phải phát huy hơn nữa để đạt kế hoạch năm 2011.

2.2.5.1 Thuận lợi của CN trong năm 2010

Được sự chỉ đạo thường trực của HĐQT và Ban GĐ, CN đã chủ động nắm bắt các chủ trương và đưa ra kế hoạch thực hiện linh hoạt và năng động cho mình nhằm đạt kết quả kế hoạch đề ra.

Đội ngũ cán bộ nhân viên trẻ, nhiệt tình, năng động, ham học hỏi và có tính cầu tiến, luôn tìm cơ hội bổ sung trình độ và nghiệp vụ chuyên môn đã tạo đà cho sự tăng trưởng của CN trong thời gian qua.

Mạng lưới hoạt động của Daiabank trên địa bàn TP HCM đã được mở rộng, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển thương hiệu Đại Á đến với KH. Một số

phòng giao dịch và máy ATM được mở mới tạo điều kiện thuận lợi cho KH giao dịch, thanh toán, từng bước nâng cao dịch vụ chăm sóc KH nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu của KH. Đặc biệt là cung cách phục vụ KH đã được CN quán triệt luôn làm KH hài lòng, tạo lòng tin tưởng nơi KH.

2.2.5.2 Khó khăn của CN trong năm 2010

Việc phát triển mạng lưới nhanh đòi hỏi nguồn nhân lực ngày càng tăng, trong năm 2010 nguồn nhân lực chủ yếu của CN là tân tuyển, kinh nghiệm ít, trình độ nghiệp vụ còn thấp nên thời gian đạo tào và tích lũy kinh nghiệm nhiều.

Chính sách lãi suất thay đổi chậm so với tình hình thị trường năm 2010, do đó khi lãi suất thị trường thay đổi thì tại CN vẫn dậm chân tại chỗ, dẫn đến một số KH quen rút tiền gửi sang gửi các NH khác, điều nay gây nên tổn thất cho CN trong nguồn vốn huy động.

Thành phố HCM là thành phố công nghiệp nên việc đi đến từng hộ gia đình tiếp thị sản phẩm của CN là rất khó, còn đối với việc thu hút tiền gửi từ các doanh nghiệp lớn thì NH chưa có chính sách cụ thể như các chương trình khuyến mãi, quà tặng còn mơ hồ, các sản phẩm quà tặng không chất lượng, không hấp dẫn KH …. Nên nguồn vốn huy động chưa đạt.

Chính sách lãi suất cho vay chưa linh hoạt, chưa tạo điều kiện cho các trưởng đơn vị chăm sóc KH cũ và tiếp cận KH mới, các sản phẩm mà NH tung ra năm 2010 cũng chưa có gì khác biệt so với các NH cạnh tranh nên việc thu hút KH là rất khó. Khả năng cạnh tranh của CN chưa cao, quy trình tín dụng rườm rà và phức tạp nên KH ngại đến giao dịch tại NH.

2.3 Thực trạng hoạt động tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng

Đại Á Chi nhánh TP HCM 2.3.1 Chính sách tín dụng 2.3.1.1 Điều kiện vay vốn

- Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật.

- Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết.

- Có dự án đầu tư, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khả thi và có hiệu quả; hoặc có dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống khả thi và phù hợp với quy định của pháp luật.

- Khách hàng phải có vốn tự có tham gia vào phương án sản xuất kinh doanh. Đối với các khoản cho vay trung- dài hạn: tỷ lệ vốn tự có của khách hàng tham gia vào dự án đầu tư tối thiểu là 30% tổng nhu cầu vốn của dự án nếu là dự án mới, và tối thiểu là 20% nếu là dự án mở rộng, cải tạo, nâng cấp, cải tiến kỹ thuật.

- Thực hiện các quy định về bảo đảm tiền vay theo quy định của Chính phủ, hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và quy chế của Ngân hàng Đại Á.

- Chấp nhận và thực hiện theo các quy định trong quy chế cho vay của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các quy định của Ngân hàng Đại Á.

2.3.1.2 Phương thức cho vay

¾ Cho vay từng lần.

¾ Cho vay theo hạn mức.

¾ Cho vay theo dự án đầu tư.

¾ Cho vay hợp vốn.

¾ Cho vay trả góp.

¾ Cho vay theo hạn mức tín dụng dự phòng.

¾ Cho vay theo hạn mức thấu chi.

¾ Cho vay cầm cố sổ tiết kiệm, cổ phiếu của NH phát hành hay do các tổ chức tín dụng khác.

2.3.1.3 Mức cho vay

Mức cho vay được xác định trên cơ sở nhu cầu vay vốn của khách hàng, khả năng hoàn trả nợ của khách hàng và khả năng nguồn vốn của NH Đại Á.

Mức cho vay do Giám đốc Chi nhánh xem xét quyết định trong giới hạn giá trị tài sản bảo đảm tiền vay và phạm vi bảo đảm thực hiện nghĩa vụ, bảo đảm thu đủ nợ gốc, lãi và chi phí khác của khoản cho vay.

Căn cứ tình hình tài chính, mức độ tín nhiệm của khách hàng, tính khả thi, hiệu quả của dự án đầu tư, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phục vụ đời sống, Giám đốc chi nhánh quyết định việc khách hàng vay không có hoặc phải có vốn tham gia vào phương án, dự án vay vốn.

Trường hợp chi nhánh phải trả thay cho khách hàng do bảo lãnh dẫn đến tổng dư nợ cho vay một khách hàng vượt quá 15% vốn tự có của NH Đại Á, thì Chi nhánh phải ngừng ngay việc cho vay mới đối với khách hàng đó.

Giới hạn tổng dư nợ cho vay đối với một KH không được vượt quá 15% tổng vốn tự có của NH Đại Á.

2.3.1.4 Hạn chế cho vay

Chi nhánh không được cho vay đối với những đối tượng KH sau đây:

+ Thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Tổng giám đốc, Phó tổng giám đốc của NH Đại Á.

+ Giám đốc Chi nhánh, Phó giám đốc Chi nhánh phụ trách tín dụng và người được ủy quyền, cán bộ, nhân viên thực hiện nhiệm vụ thẩm định của NH Đại Á.

+ Bố, mẹ, vợ, con của thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Tổng giám đốc, Phó tổng giám đốc NH Đại Á.

2.3.2 Quy trình cho vay

Hiện nay quy trình tín dụng được áp dụng tại Daiabank bao gồm các bước như sau:

Bước 1: Tiếp xúc khách hàng và hướng dẫn khách hàng

Một phần của tài liệu Đề tài một số GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN TRỊ rủi RO tín DỤNG tại NGÂN HÀNG đại á CHI NHÁNH TP HCM đến năm 2015 (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)