Giai đoạn trước giải ngân

Một phần của tài liệu Đề tài một số giải pháp tăng cường kiểm soát quy trình cho vay tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam–chi nhánh đồng nai đến năm 2015 (Trang 69 - 76)

7 Kết cấu của đề tài

2.3.1.1 Giai đoạn trước giải ngân

Đây là giai đoạn mở đầu của 1 quy trình cho vay, buộc các CBTD phải biết sàng lọc khách hàng để đưa ra quyết định ngừng cho vay hay tiếp tục, từđó đối đầu với những rủi ro hay thu lãi. Giai đoạn này bao gồm từ bước 1 đến bước 6 của quy trình cho vay.

Bước 1: Xác định mục tiêu, nội dung và các chỉ số kiểm soát

Mục tiêu: CBTD và Ban lãnh đạo đưa ra quyết định cho vay hay không cho vay

Nội dung: kiểm soát về năng lực pháp lý của khách hàng, tình hình tài chính, tài sản đảm bảo, hồ sơ hợp lý hợp lệ, sự tuân thủ của các CBTD theo quy định của pháp luật và ngân hàng.

Các chỉ số kiểm soát: sựđầy đủ, hợp lệ của các giấy tờ liên quan, các chỉ số về tài chính của khách hàng như: doanh thu, lợi nhuận, các khoản phải thu, các khoản phải trả…[6] • Bước 2: Xác định chủ thể và các công cụ kiểm soát

Chủ thể kiểm soát: của Ngân hàng TMCP Ngoại thương – Chi nhánh Đồng Nai ở giai

đoạn này là CBTD, Cán bộ ngân hàng , lãnh đạo phòng khách hàng, người có thẩm quyền quyết định cho vay.

Công cụ kiểm soát: bao gồm bảng cân đối kế toán, bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo luân chuyển tiền tệ, hệ thống máy móc, thông tin, các chiến lược cho vay của ngân hàng.[6]

Bước 3: Tiến hành giám sát, đo lường:

CBTD tiến hành kiểm tra hồ sơ và khai thác thông tin từ khách hàng, từ CIC và các nguồn thông tin khác, sau đó trình lãnh đạo phòng khách hàng và phối hợp với lãnh

đạo phòng khách hàng để tiến hành thẩm định phương án sản xuất kinh doanh, tài sản

đảm bảo qua các bản báo cáo, qua quá trình đi thực tế và qua những phân tích của cán bộ

ngân hàng.

Quá trình này có thể coi là quá trình CBTD phân tích tín dụng. Khi có nhu cầu vay vốn tuỳ theo loại khách hàng là cá nhân hay doanh nghiệp, tuỳ theo mục đích vay vốn, tuỳ

theo loại tài sản đảm bảo mà khách hàng cần cung cấp cho CBTD trực tiếp với mình những giấy tờ cần thiết, chẳng hạn cá nhân vay vốn thế chấp bằng sổ đỏ để kinh doanh phải có các giấy tờ: CMT, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy phép kinh doanh,

phương án kinh doanh, các báo cáo tài chính… từđó CBTD tiến hành phân tích về năng lực pháp lý, uy tín của người vay, mục đích sử dụng vốn, đánh giá phương án kinh doanh, nhu cầu sản phẩm trên thị trường, năng lực điều hành của khách hàng, tình hình tài chính của khách hàng và thẩm định tài sản thế chấp.[6] Bảng 2.10: Nhân tố tài chính Số mẫu Thấp nhất Cao nhất Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn Tài sản đảm bảo đạt yêu cầu 105 3 5 4.14 0.657 Hàng tồn kho chiếm tỉ lệ trong tổng TSNH 105 2 3 2.72 0.449 Doanh thu và lợi nhuận sau thuế của DN 105 3 5 4.31 0.593 Vốn điều lệ ban đầu của DN 105 2 5 3.57 0.569

(Nguồn:Khảo sát của tác giả tháng 3/2011)

Theo khảo sát của tác giả, nhân tố tài chính bao gồm 4 chỉ tiêu sau: Tài sản đảm bảo đạt yêu cầu của ngân hàng, tỉ lệ hàng tồn kho chiếm trong tổng TSNH của DN, doanh thu và lợi nhuận sau thuế của DN gần đây, vốn điều lệ ban đầu của DN. Theo kết quả phân tích thống kê thì cả 4 chỉ tiêu này đều có mức độ tập trung do có độ lệch chuẩn lần lượt là

0.657, 0.449, 0.593, 0.569 đều nhỏ hơn 1, chứng tỏ cả 4 chỉ tiêu là rất cần thiết và ảnh hưởng đến quy trình cho vay của VCB Đồng Nai trong việc thẩm định khả năng tài chính của các DN.

Tuy nhiên trong 4 chỉ tiêu thì doanh thu và lợi nhuận sau thuế gần đây của DN được đánh giá ở mức độ cao hơn (4.31), chứng tỏ CBTD thường đánh giá khả năng tài chính của 1

DN thông qua chỉ tiêu này, vì một khi doanh thu và lợi nhuận cao thì minh chứng cho sự ổn định của hoạt động kinh doanh, dẫn đến khả năng trả lãi định kì khi ngân hàng cho DN vay sẽở mức cao.

(Nguồn:Khảo sát của tác giả tháng 3/2011)

Năng lực quản lí của ban điều hành, vị thế và danh tiếng của DN trên thị trường là 2 chỉ

tiêu nằm trong nhân tố quản lí. Vì có độ lệch chuẩn là 0.588 và 0.62 nhỏ hơn 1 nên có sự

phù hợp cao. Giá trị trung bình của chỉ tiêu năng lực quản lí của ban điều hành là 4.35cao hơn 3.78của chỉ tiêu còn lại, thể hiện sự đánh giá cao hơn của CBTD tại VCB Đồng Nai dành cho chỉ tiêu này trong nhân tố quản lí và cũng nhằm nâng cao khả năng kiểm soát quy trình cho vay trong giai đoạn trước giải ngân.

Bảng 2.11: Nhân tố quản lí Số mẫu Thấp nhất Cao nhất Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn Năng lực quản lí của ban điều hành 105 3 5 4.35 0.588 Vị thế và danh tiếng trên thị trường 105 3 5 3.78 0.62

Bảng 2.12: Nhân tố uy tín Số mẫu Thấp nhất Cao nhất Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn Thế mạnh về sản phẩm, dịch vụ của DN 105 3 5 4.43 0.633 Quan hệ với bên cung cấp, tiêu thụ sản

phẩm, dịch vụ 105 3 5 3.83 0.753

Sựđảm bảo thị trường đầu ra, đầu vào 105 3 5 4.01 0.672

(Nguồn:Khảo sát của tác giả tháng 3/2011)

Nhân tố uy tín là nhân tố có thể giúp CBTD đánh giá 1 DN ở giai đoạn trước và sau khi giải ngân. Theo nghiên cứu của tác giả nhóm nhân tố uy tín bao gồm 3 chỉ tiêu: thế mạnh về sản phẩm, dịch vụ của DN, quan hệ với bên cung cấp, tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ và sự đảm bảo cho thị trường đầu ra, đầu vào. Cũng như những chỉ tiêu trên, 3 chỉ tiêu này có

độ lệch chuẩn nhỏ hơn 1 là 0.633, 0.753 và 0.672, thể hiện sự tập trung và rất tốt khi có mặt trong quá trình thẩm định của CBTD để không gặp phải những rủi ro. Bên cạnh đó chỉ

tiêu thế mạnh về sản phẩm, dịch vụ của DN được đánh giá cao hơn (4.43) càng nói lện sự

cần thiết của chỉ tiêu này.

Ngoài ra tác giả còn nghiên cứu,xử lý và kết hợp các biến lại với nhau để cho ra những kết quả mới, có thể phân tích được tình hình kiểm soát quy trình cho vay tại VCB Đồng Nai được sâu sắc và rõ nét hơn.

Bảng 2.13: Quy mô DN thường cho vay*Cho vay DN thường trả nợ vay chậm

Cho vay DN thường trả nợ vay chậm

Total

Không Hạn chế Có

Quy mô DN thường cho vay Nhỏ và vừa Count 18 25 10 53 % of Total 17.1% 23.8% 9.5% 50.5% Lớn Count 13 33 6 52 % of Total 12.4% 31.4% 5.7% 49.5% Total Count 31 58 16 105 % of Total 29.5% 55.2% 15.2% 100.0% (Nguồn:Khảo sát của tác giả tháng 3/2011)

Qua khảo sát CBTD tại VCB Đồng Nai, DN trả nợ vay chậm do khả năng trả nợ bị giảm sút vì tình hình hoạt động kinh doanh mất ổn định. Tuy nhiên mức độ của tình trạng này lại khác nhau, có thể DN trong 1 khoảng thời gian ngắn bị mất phương hướng hoạt động hay do những yếu tố khách quan tác động nhưng có thể lấy lại được kịp thời từ sự sắp xếp của bản thân DN hoặc nhờ sự tư vấn của ngân hàng, ngược lại ở mức độ khác là DN mất hẳn khả năng trả nợ vay vì hoạt động kinh doanh không có lời trong suốt thời gian dài và không thể cứu vãn.Vì vậy tùy theo mức độ của từng trường hợp trên và tùy quy mô của từng DN mà CBTD quyết định tiếp tục cho vay hay không. Ở cả 3 quy mô DN nhỏ và vừa hay lớn thì hạn chế cho vay vẫn chiếm đa số (nhỏ và vừa: 23.8%, lớn: 31.4%), tiếp

đến là không cho vay (nhỏ và vừa: 17.1%, lớn: 12.4%), chiếm tỉ lệ nhỏ là có tiếp tục cho vay (nhỏ và vừa: 9.5%, lớn: 5.7%). Qua đây ta thấy rằng các CBTD tại VCB Đồng Nai rất cẩn thận và chặt chẽ trong việc quyết định tiếp tục cho vay hay không những DN trả nợ

vay chậm để bảo đảm cho công tác kiểm soát quy trình cho vay được thực hiện tốt.

Bảng 2.14: Quy mô DN thường cho vay*Phần trăm TSDN chiếm trên tổng tài sản

Phần trăm TSDN chiếm trên tổng tài sản

Total Dưới 50% Bằng 50% Trên 50% Quy mô DN thường cho

vay Nhỏ và vừa Count 17 22 14 53 % of Total 16.2% 20.9% 13.2% 50.3% Lớn Count 0 24 28 52 % of Total .0% 22.9% 26.8% 49.7% Total Count 17 34 67 105 % of Total 16.2% 43.8% 40% 100.0% (Nguồn:Khảo sát của tác giả tháng 3/2011)

Thêm một sự kết hợp nữa để thẩm định khả năng trả nợ vay cao của khách hàng qua khảo sát CBTD, giữa biến quy mô DN thường cho vay và phần trăm TSDN chiếm trong tổng tài sản. Dưới mức 50% những DN nhỏ và vừa chiếm 16.2% và không xảy ra đối với những DN lớn, bằng mức 50% những DN lớn chiếm tỉ lệ cao hơn 22.9%, nhỏ và vừa 20.9%, mức trên 50% DN lớn chiếm tỉ lệ cao hơn nhiều là 26.8%, nhỏ và vừa chỉ có 13.2%. Qua khảo sát có thể kết luận rằng 2 biến này có mối quan hệ với nhau hay phụ

thuộc nhau vì tùy vào quy mô từng DN mà các CBTD quyết định phần trăm TSDH chiếm trong tổng tài sản là cao hay thấp để vừa tránh những rủi ro trong quá trình cho vay vừa không bỏ qua những cơ hội cho vay có lợi cho ngân hàng.

Ở giai đoạn này CBTD của VCB Đồng Nai đã rất chú trọng tới việc kiểm tra hồ sơ

khoản vay, phỏng vấn khách hàng từđó sàng lọc khách hàng, lựa chọn đối tượng vay vốn

để đi tới quyết định cho vay phù hợp với chính sách cho vay của VCB Đồng Nai. Ngoài ra CBTD của VCB Đồng Nai đã rất nhiệt tình hướng dẫn khách hàng hoàn thành đầy đủ

thủ tục, hồ sơ vay vốn.

CBTD và trưỏng phòng khách hàng cũng đã linh hoạt trong việc áp dụng các mức lãi suất cho vay. Mức lãi suất được áp dụng một mặt phụ thuộc vào mức lãi suất cho vay do VCB Viêt Nam quy định, mặt khác tuỳ thuộc vào phương án dự án vay vốn và từng khách hàng cụ thể, với những khách hàng đã có mối quan hệ tốt với ngân hàng trước đó thì sẽđược áp dụng mức lãi suất ưu đãi.

Tuy quá trình thẩm định đã được thực hiện rất nghiêm túc, CBTD xuống tận nơi kiểm tra cơ sở sản xuất, xem xét thực trạng tài sản đảm bảo nhưng nhiều khi CBTD của ngân hàng quá coi trọng yếu tốđảm bảo, xem nhẹ các yếu tố khác, làm mất đi các cơ hội cho vay của ngân hàng. Do đó CBTD phải xác định nguồn thu và đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng thông qua thứ tựưu tiên: Thu từ phương án, dự án kinh doanh (nguồn thu thứ nhất) tiếp đến thu từ phát mại tài sản bảo đảm (nguồn thu thứ 2) và cuối cùng là thu từ nguồn thu khác như: Từ sản xuất kinh doanh, từ nguồn tài trợ, vốn khác

Mặt khác việc thẩm định rất khó, đa dạng trong mọi lĩnh vực ngành nghề đòi hỏi CBTD phải có trình độ và tầm hiểu biết sâu rộng mà CBTD VCB Đồng Nai rất trẻ, tuy nhạy bén năng động nhưng cũng cần học hỏi nhiều. Với kinh nghiệm trong công tác nên khi thẩm

định hồ sơ xin vay, CBTD VCB Đồng Nai nhiều khi tư vấn cho khách hàng hiểu rõ hơn về phương án kinh doanh của mình:

Phương án đó có khả thi không? có thực sựđem lại lợi nhuận không?

Liệu vay như yêu cầu của khách hàng thì với phương án kinh doanh đó khách hàng có đảm bảo trảđúng lãi và nợ gốc không?

Hạn mức tối đa mà ngân hàng có thể cho vay? hình thức cho vay…

Qua công tác tư vấn, trao đổi cởi mở với khách hàng, CBTD VCB Đồng Nai đã tạo

được niềm tin cho khách hàng.

Tuy nhiên giai đoạn này, CBTD thường gặp phải khó khăn là thông tin từ phía khách hàng cung cấp nhiều khi lại thiếu đầy đủ, chính xác.

Lãnh đạo phòng kiểm tra, rà soát hồ sơ và nội dung tờ trình thẩm định do CBTD trình, ký và ghi rõ ý kiến đề xuất, trình người có thẩm quyền quyết định cho vay kí duyệt.

Người có thẩm quyền quyết định cho vay kiểm tra toàn bộ hồ sơ vay và tờ trình thẩm định có chữ kí của CBTD, lãnh đạo phòng khách hàng, ký và ghi rõ ý kiến đề xuất. • Bước 4 và 5: Đánh giá sự thực hiện và điều chỉnh

Trong quá trình kiểm tra hồ sơ và thẩm định, nếu CBTD phát hiện hồ sơ giấy tờ

không đủ, sai quy định thì yêu cầu khách hàng bổ sung và làm đúng theo quy định. Nếu phát hiện giấy tờ giả mạo hoặc các chỉ số về tài chính không rõ ràng hay tài sản đảm bảo có vấn đề thì cần báo lãnh đạo phòng xem xét giải quyết. Khó khăn mà CBTD VCB Đồng Nai gặp phải là hầu hết khách hàng (trừ khách hàng quen) thường không biết được thủ

tục, hồ sơ và điều kiện vay vốn.

Trong quá trình kiểm tra, rà soát lại hồ sơ vay vốn và nội dung tờ trình thẩm định, lãnh đạo phòng khách hàng và người có thẩm quyền quyết định cho vay nếu thấy không hợp lý, chưa đủ, các điều kiện cho vay chưa phù hợp hay cần bổ sung thêm tài sản đảm bảo thì yêu cầu CBTD giải trình, bổ sung, chỉnh sửa và làm việc lại với khách hàng.[6] • Bước 6: Đưa ra kết luận

Kết luận cuối cùng cho vay hay không cho vay đưa ra là quyết định của người có thẩm quyền quyết định cho vay của VCB Đồng Nai sau khi đã xem xét toàn bộ hồ sơ. nếu quyết định cho vay thì CBTD thông báo tới khách hàng và soạn thảo các Hợp đồng tín

dụng, hợp đồng đảm bảo. Trong các hợp đồng đó phải có chữ ký của CBTD, lãnh đạo phòng, người có thẩm quyền quyết định cho vay.

Sau khi ký kết hợp đồng, lãnh đạo phòng khách hàng còn phải kiểm tra, kiểm soát việc nhập dữ liệu vào hệ thống INCAS của CBTD để tiện cho việc theo dõi khoản vay sau này.[6]

Một phần của tài liệu Đề tài một số giải pháp tăng cường kiểm soát quy trình cho vay tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam–chi nhánh đồng nai đến năm 2015 (Trang 69 - 76)