7 Kết cấu của đề tài
1.3.3 Các yếu tố bên trong
Chiến lược cho vay hay cụ thể là chính sách cho vay bao gồm các nội dung như: chính sách lãi suất áp dụng, các quy định về quy trình cho vay,quy định về tài sản đảm bảo, đối tượng, thời hạn và giới hạn cho vay. Các chính sách này ảnh hưởng đến công tác kiểm soát quy trình cho vay tại các NHTM, là yếu tố định hướng cho các CBTD trong việc lựa chọn khách hàng,thẩm định hồ sơ vốn vay để đi đến quyết định cho vay và giám sát nguồn vốn đã cho vay. Một chính sách cho vay hợp lý sẽ dẫn tới một quy trình cho vay được kiểm soát có hiệu quả .
1.3.3.2 Tài chính
Tài chính là nhân tố vô cùng quan trọng và không thể thiếu đối với bất cứ hoạt
động nào. Nguồn tài chính không chỉ đáp ứng cho nhu cầu vay vốn của khách hàng mà còn đáp ứng nhu cầu về chủ thể và quy mô kiểm soát để phục vụ cho hoạt động kiểm soát quy trình cho vay được nâng cao. Ngoài ra có nguồn tài chính dồi dào sẽ giúp cho các NHTM ứng dụng được các công nghệ hiện đại, sắm sửa máy móc thiết bị phục vụ cho việc thẩm định vay vốn và kiểm tra mục đích sử dụng vốn.
1.3.3.3 Nguồn nhân lực
Trong mọi ngành nghề, lĩnh vực, nếu như yếu tố tài chính là yếu tố quan trọng hàng đầu thì con người chính là yếu tố quan trọng thứ hai. Nguồn nhân lực ở đây không chỉ đề cập đến các nhà quản trị ngân hàng nói chung mà còn là các CBTD nói riêng, đòi hỏi cả về mặt trình độ lẫn phẩm chất. Nếu một CBTD đã thấu hiểu định hướng cho vay của ngân hàng nhưng lại thiếu trình độ và kinh nghiệm sẽ không xử lý được những trường hợp như giả mạo giấy tờ, thông tin sai sự thật. Mặt khác nếu CBTD đã có đầy đủ trình độ
và kinh nghiệm nhưng không có phẩm chất lại càng nguy hiểm và khó kiểm soát hơn nữa. Vì vậy CBTD và các nhà quản trị luôn luôn hỗ trợ nhau để đưa ra chính sách tín dụng
đúng đắn,hiệu quả và có tinh thần trách nhiệm cao để công tác kiểm soát được chặt chẽ.
1.3.3.4 Công nghệ
Một NHTM có hệ thống trang thiết bị hiện đại, có các phần mềm chuyên dụng phục vụ công tác cho vay, thẩm định thì mức độ rủi ro sẽ thấp hơn vì khi thẩm định hồ sơ
những thông tin mà khách hàng đã cung cấp. Ngoài ra những phần mềm chuyên dụng còn giúp các nhà quản lý ngân hàng theo dõi hoạt động của CBTD.
1.3.3.5 Cơ cấu tổ chức
Cơ cấu tổ chức là sự phân công trách nhiệm giữa các phòng ban, ban chức năng, các bộ phận, các CBTD…Các chức năng của các phòng ban, các bộ phận, các CBTD liên quan đến hoạt động cho vay nếu được phân công rõ ràng, hợp lý, không bị chồng chéo chức năng nhiệm vụ, gắn công việc với trách nhiệm sẽ góp phần thúc đẩy, nâng cao kiểm soát quy trình cho vay tại các NHTM.
Kết luận chương 1
Với mục tiêu của bài báo cáo Nghiên cứu khoa học là đưa ra “Một số giải pháp tăng cường kiểm soát quy trình cho vay tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Đồng Nai đến năm 2015 nên chương cơ sở lí luận tập trung ba vấn đề chính sau đây:
A. Tổng quan về hoạt động cho vay tại các NHTM: Chủ yếu tìm hiểu về khái niệm và vai trò của hoạt động cho vay, từ đó phân loại cho vay để thấy được sựđa dạng của hoạt động này. Ngoài ra còn đi sâu phân tích quy trình cho vay tại các NHTM, biết được bản chất để có thểđưa ra kế hoạch kiểm soát.
B. Tổng quan về kiểm soát quy trình cho vay: Ngoài việc đưa ra các khái niệm, sự
cần thiết và mục đích của công tác kiểm soát quy trình cho vay, em đã phân tích được chi tiết các bước của kiểm soát quy trình cho vay. Đặc biệt trong phần này giới thiệu khái quát về các chỉ tiêu đánh giá chất lượng công tác kiểm soát quy trình cho vay tại các NHTM.
C. Các yếu tốảnh hưởng tới công tác kiểm soát quy trình cho vay của NHTM: Đi sâu nghiên cứu từ các yếu tố mang tầm vĩ mô, các yếu tố vi mô đến các yếu tố tận bên trong để thấy rõ công tác kiểm soát quy trình cho vay không những là vấn đề hết sức quan trọng trong nội bộ các NHTM mà còn là vấn đề đáng chú ý trong nền kinh tế, chính trị, xã hội của nước nhà.
Thông qua việc phân tích các mục ở chương 1, có thể nói đây là bàn đạp để tiến hành đi sâu nghiên cứu, phân tích chương 2 của đề tài, đó là: Thực trạng kiểm soát quy trình cho vay tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương – Chi nhánh Đồng Nai.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT QUY TRÌNH CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH ĐỒNG NAI. 2.1 Vài nét về Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam
Ngày 01 tháng 04 năm 1963, NHNT VNchính thức được thành lập theo Quyết
định số 115/CP do Hội đồng Chính phủ ban hành ngày 30 tháng 10 năm 1962 trên cơ sở
tách ra từ Cục quản lý Ngoại hối trực thuộc Ngân hàng Trung ương (nay là NHNN). Theo Quyết định nói trên, NHNT VN đóng vai trò là ngân hàng chuyên doanh đầu tiên và duy nhất của Việt Nam tại thời điểm đó hoạt động trong lĩnh vực kinh tếđối ngoại bao gồm cho vay tài trợ xuất nhập khẩu và các dịch vụ kinh tếđối ngoại khác (vận tải, bảo hiểm...), thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại hối, quản lý vốn ngoại tệ gửi tại các ngân hàng nước ngoài, làm đại lý cho Chính phủ trong các quan hệ thanh toán, vay nợ, viện trợ với các nước xã hội chủ nghĩa (cũ)... Ngoài ra, NHNT VN còn tham mưu cho Ban lãnh đạo NHNN về các chính sách quản lý ngoại tệ, vàng bạc, quản lý quỹ ngoại tệ của Nhà nước và về quan hệ với Ngân hàng Trung ương các nước, các Tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế.
Ngày 21 tháng 09 năm 1996, được sựủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Thống
đốc NHNN đã ký Quyết định số 286/QĐ-NH5 về việc thành lập lại NHNT VNtheo mô hình Tổng công ty 90, 91 được quy định tại Quyết định số 90/QĐ-TTg ngày 07 tháng 03 năm 1994 của Thủ tướng Chính phủ.
Trải qua gần 45 năm xây dựng và trưởng thành, tính đến thời điểm cuối năm 2006, NHNT VN đã phát triển lớn mạnh theo mô hình ngân hàng đa năng với 58 Chi nhánh, 1 Sở Giao dịch, 87 Phòng Giao dịch và 4 Công ty con trực thuộc trên toàn quốc, 2 Văn phòng đại diện và 1 Công ty con tại nước ngoài, với đội ngũ cán bộ gần 6.500 người. Ngoài ra, NHNT VN còn tham gia góp vốn, liên doanh liên kết với các đơn vị trong và ngoài nước trong nhiều lĩnh vực kinh doanh khác nhau như kinh doanh bảo hiểm, bất động sản, quỹ đầu tư... Tổng tài sản của NHNT VN tại thời điểm cuối năm 2006 lên tới xấp xỉ 170 nghìn tỷ VND (tương đương 10,4 tỷ USD), tổng dư nợ đạt gần 68 nghìn tỷ VND (4,25 tỷ USD),
vốn chủ sở hữu đạt hơn 11.127 tỷ VND, đáp ứng tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu 8% theo chuẩn quốc tế.
Ngày 11 tháng 02 năm 2007, Công ty xếp hạng quốc tế Standard & Poor's là một trong ba tổ chức xếp hạng đuợc Ủy ban chứng khoán và hối đoái Mỹ (SEC) công nhận, đã công bố xếp hạng Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) ở mức BB/B, triển vọng ổn định và năng lực nội tại ở mức D. Xếp hạng tín nhiệm của Vietcombank tương
đương với mức xếp hạng tín nhiệm của quốc gia. Đây cũng là mức xếp hạng cao nhất của S&P đối với một định chế tài chính Việt Nam.Mức xếp hạng của S&P phản ánh vai trò quan trọng của Vietcombank trên thị trường ngân hàng Việt Nam và triển vọng hỗ trợ của Chính phủ trong trường hợp cần thiết. Giống như các ngân hàng nội địa khác, mức xếp hạng tín nhiệm của Vietcombank bị khống chế bởi mức trần tín nhiệm của quốc gia cũng như chịu ảnh hưởng do chất lượng tài sản, khả năng sinh lời, và độ an toàn về vốn còn hạn chế so với chuẩn mực quốc tế. Theo quan điểm của S&P, Vietcombank cần tiếp tục
đa dạng hoá cơ cấu doanh thu, kiểm soát tốc độ tăng trưởng để đảm bảo an toàn hoạt
động. Triển vọng xếp hạng của Vietcombank sẽ được cải thiện cùng với quá trình nâng cao chất lượng tài sản. Việc cổ phần hoá và lựa chọn nhà đầu tư chiến lược phù hợp cũng sẽ là những yếu tố tích cực ảnh hưởng đến xếp hạng của Vietcombank.Trong báo cáo xếp hạng, S&P nhấn mạnh vai trò đầu tàu và tầm ảnh hưởng quan trọng của Vietcombank trong hệ thống ngân hàng Việt Nam với các lợi thế cạnh tranh, thị phần huy động vốn, các dịch vụ thanh toán, dịch vụ thẻ, và nhận định trong tương lai Vietcombank sẽ tiếp tục duy trì vị trí hàng đầu trên thị trường nội địa cùng với việc củng cố các mặt hoạt động sau khi cổ phần hóa.
Với mục tiêu trở thành một tập đoàn tài chính hàng đầu Việt Nam và trở thành ngân hàng tầm cỡ quốc tế ở khu vực trong thập kỷ tới, hoạt động đa năng, kết hợp với
điều kiện kinh tế thị trường, thực hiện tốt phương châm “Luôn mang đến cho khách hàng sự thành đạt” trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam nói chung và hệ thống Ngân hàng Việt Nam nói riêng đang trong quá trình hội nhập, Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại
thương Việt Nam đã xây dựng cho mình một chiến lược phát triển đến năm 2010 với những nội dung chính như sau:
• Nâng cao năng lực, nâng cao sức cạnh tranh bằng việc phấn đấu nâng chỉ số CAR đạt 10-12% và các chỉ số tài chính quan trọng khác theo chuẩn quốc tế, phấn đấu đạt mức xếp hạng “AA” theo chuẩn mực của các tổ chức xếp hạng quốc tế.
• Hoàn thành quá trình tái cơ cấu ngân hàng để có một mô hình tổ chức hiện đại, khoa học, phù hợp với mục tiêu và bảo đảm hiệu quả kinh doanh, kiểm soát được rủi ro, có khả
năng cung ứng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng đa dạng, tổng hợp, đáp ứng được đòi hỏi ngày càng cao của nền kinh tế thị trường và nhu cầu của khách hàng thuộc mọi thành phần.[11]
2.2 Giới thiệu khái quát về Ngân hàng ngoại thương tỉnh Đồng Nai
2.2.1 Sơ lược về lịch sử hình thành và phát triển Ngân hàng ngoại thương tỉnh
Đồng Nai
Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại Thương chi nhánh Đồng Nai (Vietcombank
Đồng Nai) được thành lập năm 1991 theo Quyết định số 106/NHQĐ ngày 18/7/1989 của thống đốc ngân hàng nhà nước Việt Nam trên cơ sở chuyển đổi từ phòng Ngoại hối trực thuộc ngân hàng Nhà Nước chi nhánh tỉnh Đồng Nai, là đơn vị thành viên của ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam, có trụ sở 77C Hưng Đạo Vương, thành phố Biên Hòa, tỉnh
Đồng Nai với tổng biên chế ban đầu gồm 27 cán bộ, công nhân viên.
Những thành quả đạt được của Vietcombank Đồng Nai gắn liền với việc đề ra những chủ trương kinh doanh đúng đắn, những hướng đi thích hợp, những giải pháp sáng tạo phù hợp với những thời điểm cụ thể nhằm đưa hoạt động vượt qua những thử thách và vươn lên không ngừng. Đó là:
Vietcombank Đồng Nai là chi nhánh đi đầu trên địa bàn trong việc ứng dụng công nghệ mới, đưa ra nhiều loại sản phẩm dịch vụ hiện đại với chất lượng cao, thực hiện thành công hoạt động huy động vốn tập trung từ các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp
đầu tư nước ngoài. Thu hút vốn nhàn rổi trong các doanh nghiệp để phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế trên địa bàn.[8]
2.2.2 Cơ cấu tổ chức:
Vietcombank Đồng Nai là chi nhánh cấp 1 trực thuộc ngân hàng Vietcombank. Trải qua gần 20 năm hình thành và phát triển ngân hàng đã có được một chổđứng một vị thế nhất định trên địa bàn tình Đồng Nai. Hệ thống tổ chức của ngân hàng ngày càng
đươc xây dựng phát triển hơn nữa, không ngừng hoàn thiện để đạt được hiệu quả tốt nhất trong hoạt động của ngân hàng cũng như đạt được sự tăng trưởng về kinh tế cao nhất.
Vietcombank Đồng Nai chính thức hoạt động vào ngày 01/04/1991, ban đầu trụ
sở làm việc rất khiêm tốn nhưng chỉ trong vài năm gần đây, ngoài trụ sở chính đặt tại trung tâm thành phố Biên Hòa, chi nhánh lần lượt mở thêm 2 chi nhánh cấp 2 Biên Hòa, Nhơn Trạch. Tuy nhiên vào năm 2007, theo chủ trương của Nhà Nước là không
được thành lập chi nhánh cấp 2 nên 2 chi nhánh cấp 2 Biên Hòa, Nhơn Trạch đã trở
thành chi nhánh trực thuộc Vietcombank.
Vietcombank Đồng Nai không ngừng không ngừng phát triển mở rộng địa bàn hoạt động trong năm 2006 -2007 đã thành lập các Phòng Giao Dịch Trảng Bom, Phòng Giao Dịch Long Khánh, Phòng Giao Dịch Tân Phong, Phòng Giao Dịch Chợ Sặt[8]
( Nguồn: Giới thiệu Vietcombank Đồng Nai) [8] SƠĐỒ 2.1: MÔ HÌNH TỔ CHỨC VCB ĐỒNG NAI BAN GIÁM ĐỐC P. Giao dịch số 1 P. Tổng hợp P. Giao dịch Tân Phong P. Thanh toán thẻ P. Thanh toán quốc tế P. Giao dịch Chợ Sặt P. Giao dịch Long Khánh P. Giao dịch Trảng Bom P.Hành Chính–Nhân sự P. Kế Toán P. Khách Hàng P. Kinh doanh dịch vụ P. Kiểm soát nội bộ
2.2.3 Các lĩnh vực hoạt động 2.2.3.1 Huy động vốn
Nghiệp vụ huy động vốn tuy không mang lại lơi nhuận trực tiếp cho ngân hàng nhưng nó là nghiệp vụ rất quan trọng. Không có nghiệp vụ huy động vốn xem như không có hoạt động của NHTM. Có thể nói nghiệp vụ huy động vốn góp phần giải quyết “ đầu vào” của ngân hàng, góp phần mang lại nguồn vốn tài trợ cho ngân hàng thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh khác. Mặt khác thông qua nghiệp vụ huy động vốn, NHTM có thể đo lường được uy tín cũng như sự tín nhiệm của khách hàng đối với ngân hàng, từđó có các biện pháp không ngừng hoàn thiện hoạt động huy động vốn để giữ vững và mở rộng quan hệ với khách hàng.[2]
Theo Nghịđịnh 49/2000/NĐ-CP ngày 12/09/2000 của Chính phủ quy định NHTM nói chung cũng như VCB Đồng nai nói riêng được huy động vốn dưới các hình thức sau:
(Nguồn : sách Nghiệp vụ ngân hàng Thương Mại – TS.Nguyễn Minh Kiều)[2]
HÌNH 2.1: NGHIỆP VỤ HUY ĐỘNG VỐN
Ngoài những hình thức chính trên, VCB Đồng nai còn có những hình thức huy động vốn hấp dẫn thu hút khách hàng như: [17]
• Tiết kiệm dành cho phái đẹp
• Du lịch vòng quanh thế giới với chứng chỉ tiền gửi 366 ngày • Tiết kiệm tựđộng
• Tiết kiệm bậc thang lãi thưởng • Tiết kiệm lĩnh lãi định kì • Chứng chỉ tiền gửi ngoại tệ
2.2.3.2 Cho vay, đầu tư:
VCB Đồng Nai cũng như các NHTM khác đều có những hình thức cho vay và đầu tưđa dạng, phong phú:
• Cho vay ngắn, trung và dài hạn bằng nội tệ và ngoại tệ đối với các tổ chức kinh tế và cá nhân
• Tài trợ xuất nhập khẩu
• Đồng tài trợ và cho vay hợp vốn đối với những dự án lớn, thời gian hoàn vốn dài • Thấu chi, cho vay tiêu dùng
• Hùn vốn liên doanh liên kết với các tổ chức tín dụng và các định chế tài chính trong nước và quốc tế
• Đầu tư trên thị trường vốn, thị trường tiền tệ trong nước và quốc tế.
Ngoài ra để đáp ứng nhu cầu cạnh tranh trên thị trường và thu hút khách hàng, toàn bộ hệ thống VCB trên toàn quốc đều có những gói cho vay, đầu tư riêng với những lợi ích lớn cho khách hàng:
Đối với khách hàng là cá nhân:[15]
− Cho vay cán bộ công nhân viên − Cho vay cán bộ quản lí điều hành − Cho vay mua nhà dự án
− Cho vay mua ô tô − Thấu chi
− Kinh doanh tài lộc − Bảo hiểm tín dụng