7 Kết cấu của đề tài
2.2.4.2 Hoạt động tín dụng
• Doanh số cho vay:
Doanh số cho vay là tổng số tiền mà ngân hàng cho vay đối với khách hàng trong một khoảng thời gian nhất định. Chỉ số này phản ánh quy mô cho vay của ngân hàng đối với từng khách hàng cụ thể và với cả nền kinh tế trong một khoảng thời gian.
Bảng 2.3: Số liệu về doanh số cho vay của VCB Đồng Nai 2009 – 2010
Đơn vị tính: triệu đồng
Chênh lệch 09/10 Chỉ tiêu 2009 2010 Giá trị Tỷ lệ Doanh số cho vay 10.397.152 13.283.134 2.885.982 27,75%
Ngắn hạn 9.937.757 12.820.556 1.924.808 19,37%
Trung - dài hạn 459.395 462.578 3.183 0,69% (Nguồn: Báo cáo thường niên VCB Đồng Nai)[7]
Nhìn vào bảng số liệu 2.3, ta có thể thấy rõ doanh số cho vay của VCB Đồng Nai trong 2 năm 2009 và 2010 đều tăng mạnh. Cụ thể năm 2009 đạt 10397,152 tỷ, sau đó tăng lên 13283,134 tỷ năm 2010. Có thể thấy rằng khủng hoảng kinh tế quốc gia năm 2008
đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất, kinh doanh cũng như tình hình tài chính của các doanh nghiệp, nhưng 2 năm sau đó những con số phản ảnh cho doanh số cho vay lại bất ngờ thay đổi theo chiều hướng gia tăng như muốn chứng tỏ rằng sự
phục hồi của nền kinh tế quốc gia nói chung cũng như tình hình tài chính của các doanh nghiệp tại địa phương và hoạt động của VCB Đồng Nai nói riêng đã khởi sắc trở lại.
Thêm một vấn đề dễ nhận thấy ở biểu đồ 2.2, đó là đa số doanh số cho vay của VCB
Đồng Nai hầu hết tập trung ở cột cho vay ngắn hạn, không chỉ là những con số lớn mà còn tăng đều ở 2 năm. Ngược lại là những con số nhỏ và không ổn định ở cột cho vay trung-dài hạn. Theo nhận định của Ban giám đốc VCB Đồng Nai thì mặc dù đã áp dụng các chiêu thức như hạ lãi suất cho vay, các chương trình khuyến mãi đối với cho vay trung – dài hạn nhưng vẫn chưa thu hút được những kết quảđáng kể. Mặt khác đây cũng là lĩnh vực tuy mang lại lợi nhuận cao vì lãi suất cao hơn cho vay ngắn hạn nhưng cũng chứa đựng nhiều rủi ro lớn.
• Tổng dư nợ cho vay:
Dư nợ cho vay được hiểu như là tổng số tiền bao gồm gốc hoặc/và lãi mà khách hàng còn nợ ngân hàng tính đến một thời điểm nhất định.
Thông qua các bảng số liệu dưới đây của VCB Đồng Nai, ta có thể phân tích được tình hình hoạt động cho vay cùng công tác kiểm soát quy trình cho vay tại ngân hàng. Đó cũng chính là mục tiêu cần đi đến của bài làm.
Tổng dư nợ cho vay có chiều hướng tăng tương tự như doanh số cho vay. Năm 2009
đạt mức 4174,363 tỷ và tăng mạnh lên ở năm 2010 là 5555,728 tỷ. Dư nợ cho vay có sự gia tăng như vậy là do doanh số cho vay cùng tăng và doanh số thu nợ có xu hướng chỉ tăng nhẹ. Chủ yếu dư nợ cho vay cũng chỉ tập trung vào cho vay ngắn hạn, năm 2009 đạt 80,83% và năm 2010 là 85,85%, nhưng chỉ thưa thớt ở cho vay trung – dài hạn.
Bảng 2.4: Số liệu về dư nợ cho vay của VCB Đồng Nai 2009 – 2010
Đơn vị tính: triệu đồng
(Nguồn: Báo cáo thường niên VCB Đồng Nai)[7]
Năm 2009 Năm 2010
Chỉ tiêu
Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng
Tổng dư nợ cho vay 4.174.363 100 5.555.728 100
Dư nợ cho vay ngắn hạn 3.374.168 80,83% 4.769.571 85,85%
Dư nợ cho vay trung-dài hạn 775.775 18,58% 766.434 13,8%
Nếu xét tỉ lệ dư nợ cho vay trên tổng vốn huy động qua các năm, ta có: Năm 2009 : 0,93 < 1
Năm 2010 : 0,98 < 1
Qua các chỉ số này ta có thể kết luận rằng VCB Đồng Nai trong 2 năm gần nhất này có mức huy động vốn không quá cao hơn mức dư nợ cho vay. Điều này chứng tỏ rằng hoạt
động cho vay của VCB Đồng Nai được giữở mức không quá mạo hiểm và cũng không quá bảo thủ vì các tỉ số này gần tiến tới 1. Như vậy công tác kiểm soát quy trình cho vay của VCB Đồng Nai đã được quan tâm và thực hiện tốt.
Bảng 2.5: Số liệu về dư nợ quá hạn và nợ xấu của VCB Đồng Nai 2009 – 2010
Đơn vị tính: triệu đồng
(Nguồn: Báo cáo thường niên VCB Đồng Nai)[7]
Bảng 2.5 thể hiện rõ hơn dư nợ tín dụng của VCB Đồng Nai, trong đó đề cập trọng tâm vào dư nợ quá hạn và nợ xấu. Tình hình nợ xấu qua hai năm có xu hướng giảm, năm sau giảm 42,638 tỷ so với năm trước. Có thể giải thích do doanh số cho vay và dư nợ tín dụng từ năm 2009 đến 2010 liên tục tăng, năm sau cao hơn năm trước.
Tuy nhiên nhìn vào biểu đồ có thể kết luận nợ xấu vẫn còn cao so với dư nợ quá hạn do VCB Đồng Nai năm 2009 vẫn còn chịu ảnh hưởng nhiều từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu của năm 2008, tỉ lệ nợ xấu trong giai đoạn đầu 2009 có lúc đã lên đến 12% nhưng đến cuối năm 2009 thì đã ổn định được mức 5% và bước sang năm 2010 giảm xuống còn 3% trên tổng dư nợ tín dụng. Vì vậy vấn đề nợ xấu của VCB Đồng Nai không còn là vấn đề cấp thiết, nhưng cũng không nên chủ quan và luôn chủ động trích lập dự
phòng rủi ro. Chênh lệch 09/10 Chỉ tiêu 2009 2010 Giá trị Tỷ lệ Tổng dư nợ tín dụng 4.174.363 5.536.025 1.361.662 32,62% Dư nợ quá hạn 681.291 649.162 (32.129) (4,72%) Nợ xấu 208.718 166.080 (42.638) (25,67%)
Biểu đồ 2.3 : Biểu đồ dư nợ quá hạn và nợ xấu của VCB Đồng Nai từ 2009 – 2010