Các hoạt động khác

Một phần của tài liệu Đề tài một số giải pháp tăng cường kiểm soát quy trình cho vay tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam–chi nhánh đồng nai đến năm 2015 (Trang 63)

7 Kết cấu của đề tài

2.2.4.4 Các hoạt động khác

Hoạt động kinh doanh ngoại tệ

Vietcombank là định chế tài chính hàng đầu và có uy tín nhất Việt Nam trong lĩnh vực kinh doanh ngoại hối. Luôn được đánh giá là Ngân hàng cung cấp các sản phẩm/dịch vụ

chuyên nghiệp với chất lượng tốt nhất, kịp thời, an toàn và hiệu quả tới khách hàng. Với thế mạnh về nguồn vốn ngoại tệ, kinh nghiệm lâu năm trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ, ngoài việc đáp ứng kịp thời nhu cầu ngoại tệ của khách hàng, VCB còn giúp khách hàng tránh khỏi những rủi ro trong hoạt động ngoại hối bằng cách cung cấp đa dạng danh mục các sản phẩm, thiết kế các sản phẩm ngoại hối đặc thù phù hợp với thực trạng hoạt

động kinh doanh, nguồn ngoại tệ của khách hàng.[12]

Là một chi nhánh của VCB Việt Nam, cùng mục tiêu và thế mạnh, VCB Đồng Nai luôn

đáp ứng nhu cầu về ngoại tệ cho các doanh nghiệp trên địa bàn, được thể hiện qua các số

liệu trong 2 năm gần đây như sau:

Bảng 2.7: Số liệu hoạt động kinh doanh ngoại tệ của VCB Đồng Nai 2009 – 2010

Đơn vị tính: Nghìn USD Chênh lệch 09/10 Chỉ tiêu 2009 2010 Giá trị Tỷ lệ Doanh sốmua 311.748 276.862 (34.886) (11,19)% Doanh số bán 311.747 276.952 (34.795) (11,16)% Tổng 623.495 553.914 (69.581) (11,16)% (Nguồn: Báo cáo thường niên VCB Đồng Nai)[7]

Doanh số mua và bán từng năm dường như tương đương nhau, chỉ chênh lệch một vài

đơn vị. Tuy nhiên nhìn chung hoạt động kinh doanh ngoại tệ qua các năm thì lại có xu hướng giảm dần. Chênh lệch giữa 2 năm giảm nhiều, năm 2009 doanh số mua và bán là 311,748 tỷ và 311,747 tỷ. Nguyên nhân là do dư âm cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008 làm hoạt động xuất nhập khẩu mất ổn định, doanh số thanh toán xuất nhập khẩu giảm sút dẫn đến hoạt động kinh doanh ngoại tệ từ đó giảm theo. Tại năm 2010 doanh số mua và bán lại tiếp tục giảm còn 276,862 tỷ và 276,952 tỷ vì lý do ngoại tệ

hoạt động kinh doanh thì không tiếp tục tung ra thị trường để giao dịch mà lại tồn trữ chờ đợi giá lên. Các ngân hàng và các doanh nghiệp khác lâm vào tình trạng thiếu hụt ngoại tệ

và VCB Đồng Nai cũng không ngoại lệ.

Biểu đồ 2.5 : Biểu đồ chênh lệch kinh doanh ngoại tệ của VCB Đồng Nai từ 2009 – 2010

Biểu đồ thể hiện rõ nét sự giảm sút trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ của VCB Đồng Nai. So với mức chênh lệch của 08/09 thì chênh lệch của 09/10 có phần giảm ít hơn, từ - 43,04% chỉ còn lại -11,16%. Đây là một dấu hiệu đáng mừng và VCB Đồng Nai có thể

khắc phục tình trạng này nhanh hơn khi ởđầu năm 2011, Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam

đã bơm ra thị trường một lượng ngoại tệ để tránh tình trạng thiếu hụt như năm 2010 vừa qua.

Hoạt động Thu Chi Tiền mặt & Ngân Phiếu

Thu, chi tiền mặt và ngân phiếu là một trong những hoạt động của dịch vụ thanh toán và ngân quỹ. Đây là dịch vụ không kém phần quan trọng của VCB Đồng Nai nhằm phục vụ

cho hoạt động kinh doanh và giúp đạt được nhiều lợi nhuận cho các doanh nghiệp. Qua 2 năm hoạt động gần đây, VCB Đồng Nai đã gặt hái được nhiều thành công, cụ thể qua các số liệu dưới đây:

Bảng 2.8: Số liệu hoạt động thu chi tiền mặt &Ngân phiếu của VCB Đồng Nai 2009-2010

Đơn vị tính:Triệu đồng ,Nghìn USD

Tiền mặt & Ngân phiếu Tiền mặt Ngoại tệ

Chỉ tiêu

Tổng thu Tổng chi Tổng thu Tổng chi Năm 2009 22.163.355 30.952.089 57.849 57.936

Năm 2010 24.779.562 31.667.524 55.678 55.778 (Nguồn: Báo cáo thường niên VCB Đồng Nai)[7]

Đối với tiền mặt VNĐ và Ngân phiếu, qua 2 năm có sự gia tăng đều. Năm 2009 tổng thu và tổng chi đạt mức 22163,355 tỷ và 30952,089 tỷ, năm 2010 tiếp tục tăng và tăng nhiều hơn so với 2009 là 24779,562 tỷ và 31667,524 tỷ. Chứng tỏ ở lĩnh vực này VCB Đồng Nai đã đạt được nhiều thành công như kế hoạch đề ra và thổi vào một làn gió mới để làm có thêm định hướng phát triển ở những lĩnh vực này.

Đối với tiền mặt Ngoại tệ, nếu như ở năm 2010 không có sự mất ổn định chung trên thị

trường cả nước về thiếu hụt ngoại tệ làm giảm tổng thu và tổng chi xuống còn 55,678 triệu USD và 55,778 triệu USD thì có lẽ VCB Đồng Nai đã có thể đạt được chỉ tiêu dự

kiến mà kế hoạch đã đề ra.

2.2.4.5 Kết quả hoạt động kinh doanh

Kết quả kinh doanh phản ánh kết quả tích lũy của hoạt động kinh doanh trong một khung thời gian xác định. Nó cho biết liệu hoạt động kinh doanh của ngân hàng có đem lại lợi nhuận hay không - nghĩa là liệu thu nhập thuần (lợi nhuận thực tế) dương hay âm.

Lãi thực hiện trong kì, thu nhập, chi phí là những chỉ tiêu mà bảng số liệu và biểu đồ dưới

đây đề cập tới trong liên tục 10 năm của VCB Đồng Nai như sau

Bảng 2.9: Số liệu kết quả hoạt động kinh doanh của VCB Đồng Nai 2001 – 2010

Đơn vị tính:Triệu đồng 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Lãi thực hiện trong 28.320 35.590 49.922 57.790 81.362 142.729 104.859 47.237 203.459 220.261 Thu nhập 93.999 125.248 185.669 204.066 286.135 379.865 394.935 583.447 497.845 480.672 Chi phí 65.679 89.658 135.747 146.276 204.773 237.136 290.076 536.213 294.381 260.411

(Nguồn: Báo cáo thường niên VCB Đồng Nai)[7]

Khoảng thời gian suốt từ năm 2001 đến 2006, VCB Đồng Nai có lãi thực hiện trong kì liên tục tăng mạnh, đầu năm 2006 con số này đã gấp 5 lần so với năm 2001. Trong khoảng thời gian này thu nhập và chi phí cũng tăng theo, tuy nhiên chi phí tăng nhưng không đáng kể vì thu nhập của VCB Đồng Nai ở mức rất lý tưởng. Đầu năm 2007 do tách 2 chi nhánh là Biên Hòa và Nhơn Trạch ra khỏi chi nhánh Đồng Nai nên lợi nhuận phần nào đã bị giảm sút còn 104,859 tỷ. Đến năm 2008 những khó khăn khác lại tới buộc VCB

Đồng Nai phải đối đầu. Một mặt do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng suy thoái kinh tế

toàn cầu, trong đó Việt Nam phần nào cũng chịu ảnh hưởng, mặt khác phải tiến hành thực hiện các biện pháp về tiền tệ, tín dụng mà Ngân hàng Nhà Nước đưa ra để kiềm chế lạm phát, là 2 lý do khiến cho lợi nhuận giảm sút rất nhiều, chỉ bằng ½ lợi nhuận 2007. Qua 2 năm sau là 2009 và 2010 lợi nhuận đã tăng lên gấp 4 và 5 lần so với 2008, mặc dù thu nhập và chi phí lại thấp hơn nhiều. Đây được xem như một thành công lớn và đáng biểu dương cho VCB Đồng Nai.

Biểu đồ 2.7 : Biểu đồ kết quả hoạt động kinh doanh của VCB Đồng Nai từ 2001 – 2010

Qua các giai đoạn khác nhau, cùng với sự phát triển của nước nhà nói chung và tỉnh Đồng Nai nói riêng, VCB Đồng Nai cũng không ngừng nâng cao chất lượng các hoạt động, tiếp tục đưa mức lợi nhuận mỗi năm một tăng với những con số rất ấn tượng.

3 năm của giai đoạn từ 2001-2003 tổng lợi nhuận là 113,832 tỷ, nhưng 3 năm sau đó từ

2004-2006 tổng lợi nhuận đã tăng hơn 2 lần. Đáng kểở đây giai đoạn từ 2007 đến 2010 khó khăn chồng chất khó khăn nhưng VCB Đồng Nai đã không khuất phục mà còn gặt hái thêm nhiều thành công, lợi nhuận đạt mức 575,816 tỷ, hơn một nửa so với 6 năm trước và xứng đáng là một trong ba chi nhánh dẫn đầu của VCB Việt Nam.

Biểu đồ 2.8: Biểu đồ lãi trong kì qua các giai đoạn của VCB Đồng Nai từ 2001 – 2010

2.3 Thực trạng kiểm soát quy trình cho vay tại Ngân hàng ngoại thương – Chi nhánh Đồng Nai

2.3.1 Thực trạng hoạt động kiểm soát theo quy trình cho vay của Ngân hàng Ngoại thương – Chi nhánh Đồng Nai Ngoại thương – Chi nhánh Đồng Nai

Theo quy trình cho vay đã giới thiệu ở chương 1 bao gồm 11 bước có thể chia thành 3 giai đoạn: trước, trong và sau khi giải ngân. Ứng với mỗi giai đoạn đều có những rủi ro riêng và rất dễ gặp phải nếu như CBTD không được trang bịđầy đủ kiến thức, trình độ và kinh nghiệm trong ngành. Rủi ro ở giai đoạn trước giải ngân đó là quyết định sai đối tượng giải ngân, hay giai đoạn trong khi giải ngân có thể gặp phải rủi ro là giải ngân sai

đối tượng, thời gian giải ngân bị kéo dài hoặc phải điều chỉnh lại số tiền giải ngân. Vốn sau khi giải ngân không được sử dụng đúng mục đích, lãi vay và vốn gốc không được trả

theo đúng thời hạn quy định, khách hàng làm ăn thua lỗ buộc ngân hàng phải gia hạn nợ

hay tài sản cốđịnh bị giảm giá trị…là những rủi ro trong giai đoạn sau khi giải ngân. Để

có thể thấy rõ hơn những rủi ro này và thực hiện công tác kiểm soát theo quy trình cho vay, tác giả sẽđi sâu phân tích vào từng giai đoạn, mỗi giai đoạn có thể phân ra thành 6 bước.

2.3.1.1 Giai đoạn trước giải ngân:

Đây là giai đoạn mở đầu của 1 quy trình cho vay, buộc các CBTD phải biết sàng lọc khách hàng để đưa ra quyết định ngừng cho vay hay tiếp tục, từđó đối đầu với những rủi ro hay thu lãi. Giai đoạn này bao gồm từ bước 1 đến bước 6 của quy trình cho vay.

Bước 1: Xác định mục tiêu, nội dung và các chỉ số kiểm soát

Mục tiêu: CBTD và Ban lãnh đạo đưa ra quyết định cho vay hay không cho vay

Nội dung: kiểm soát về năng lực pháp lý của khách hàng, tình hình tài chính, tài sản đảm bảo, hồ sơ hợp lý hợp lệ, sự tuân thủ của các CBTD theo quy định của pháp luật và ngân hàng.

Các chỉ số kiểm soát: sựđầy đủ, hợp lệ của các giấy tờ liên quan, các chỉ số về tài chính của khách hàng như: doanh thu, lợi nhuận, các khoản phải thu, các khoản phải trả…[6] • Bước 2: Xác định chủ thể và các công cụ kiểm soát

Chủ thể kiểm soát: của Ngân hàng TMCP Ngoại thương – Chi nhánh Đồng Nai ở giai

đoạn này là CBTD, Cán bộ ngân hàng , lãnh đạo phòng khách hàng, người có thẩm quyền quyết định cho vay.

Công cụ kiểm soát: bao gồm bảng cân đối kế toán, bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo luân chuyển tiền tệ, hệ thống máy móc, thông tin, các chiến lược cho vay của ngân hàng.[6]

Bước 3: Tiến hành giám sát, đo lường:

CBTD tiến hành kiểm tra hồ sơ và khai thác thông tin từ khách hàng, từ CIC và các nguồn thông tin khác, sau đó trình lãnh đạo phòng khách hàng và phối hợp với lãnh

đạo phòng khách hàng để tiến hành thẩm định phương án sản xuất kinh doanh, tài sản

đảm bảo qua các bản báo cáo, qua quá trình đi thực tế và qua những phân tích của cán bộ

ngân hàng.

Quá trình này có thể coi là quá trình CBTD phân tích tín dụng. Khi có nhu cầu vay vốn tuỳ theo loại khách hàng là cá nhân hay doanh nghiệp, tuỳ theo mục đích vay vốn, tuỳ

theo loại tài sản đảm bảo mà khách hàng cần cung cấp cho CBTD trực tiếp với mình những giấy tờ cần thiết, chẳng hạn cá nhân vay vốn thế chấp bằng sổ đỏ để kinh doanh phải có các giấy tờ: CMT, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy phép kinh doanh,

phương án kinh doanh, các báo cáo tài chính… từđó CBTD tiến hành phân tích về năng lực pháp lý, uy tín của người vay, mục đích sử dụng vốn, đánh giá phương án kinh doanh, nhu cầu sản phẩm trên thị trường, năng lực điều hành của khách hàng, tình hình tài chính của khách hàng và thẩm định tài sản thế chấp.[6] Bảng 2.10: Nhân tố tài chính Số mẫu Thấp nhất Cao nhất Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn Tài sản đảm bảo đạt yêu cầu 105 3 5 4.14 0.657 Hàng tồn kho chiếm tỉ lệ trong tổng TSNH 105 2 3 2.72 0.449 Doanh thu và lợi nhuận sau thuế của DN 105 3 5 4.31 0.593 Vốn điều lệ ban đầu của DN 105 2 5 3.57 0.569

(Nguồn:Khảo sát của tác giả tháng 3/2011)

Theo khảo sát của tác giả, nhân tố tài chính bao gồm 4 chỉ tiêu sau: Tài sản đảm bảo đạt yêu cầu của ngân hàng, tỉ lệ hàng tồn kho chiếm trong tổng TSNH của DN, doanh thu và lợi nhuận sau thuế của DN gần đây, vốn điều lệ ban đầu của DN. Theo kết quả phân tích thống kê thì cả 4 chỉ tiêu này đều có mức độ tập trung do có độ lệch chuẩn lần lượt là

0.657, 0.449, 0.593, 0.569 đều nhỏ hơn 1, chứng tỏ cả 4 chỉ tiêu là rất cần thiết và ảnh hưởng đến quy trình cho vay của VCB Đồng Nai trong việc thẩm định khả năng tài chính của các DN.

Tuy nhiên trong 4 chỉ tiêu thì doanh thu và lợi nhuận sau thuế gần đây của DN được đánh giá ở mức độ cao hơn (4.31), chứng tỏ CBTD thường đánh giá khả năng tài chính của 1

DN thông qua chỉ tiêu này, vì một khi doanh thu và lợi nhuận cao thì minh chứng cho sự ổn định của hoạt động kinh doanh, dẫn đến khả năng trả lãi định kì khi ngân hàng cho DN vay sẽở mức cao.

(Nguồn:Khảo sát của tác giả tháng 3/2011)

Năng lực quản lí của ban điều hành, vị thế và danh tiếng của DN trên thị trường là 2 chỉ

tiêu nằm trong nhân tố quản lí. Vì có độ lệch chuẩn là 0.588 và 0.62 nhỏ hơn 1 nên có sự

phù hợp cao. Giá trị trung bình của chỉ tiêu năng lực quản lí của ban điều hành là 4.35cao hơn 3.78của chỉ tiêu còn lại, thể hiện sự đánh giá cao hơn của CBTD tại VCB Đồng Nai dành cho chỉ tiêu này trong nhân tố quản lí và cũng nhằm nâng cao khả năng kiểm soát quy trình cho vay trong giai đoạn trước giải ngân.

Bảng 2.11: Nhân tố quản lí Số mẫu Thấp nhất Cao nhất Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn Năng lực quản lí của ban điều hành 105 3 5 4.35 0.588 Vị thế và danh tiếng trên thị trường 105 3 5 3.78 0.62

Bảng 2.12: Nhân tố uy tín Số mẫu Thấp nhất Cao nhất Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn Thế mạnh về sản phẩm, dịch vụ của DN 105 3 5 4.43 0.633 Quan hệ với bên cung cấp, tiêu thụ sản

phẩm, dịch vụ 105 3 5 3.83 0.753

Sựđảm bảo thị trường đầu ra, đầu vào 105 3 5 4.01 0.672

(Nguồn:Khảo sát của tác giả tháng 3/2011)

Nhân tố uy tín là nhân tố có thể giúp CBTD đánh giá 1 DN ở giai đoạn trước và sau khi giải ngân. Theo nghiên cứu của tác giả nhóm nhân tố uy tín bao gồm 3 chỉ tiêu: thế mạnh về sản phẩm, dịch vụ của DN, quan hệ với bên cung cấp, tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ và sự đảm bảo cho thị trường đầu ra, đầu vào. Cũng như những chỉ tiêu trên, 3 chỉ tiêu này có

độ lệch chuẩn nhỏ hơn 1 là 0.633, 0.753 và 0.672, thể hiện sự tập trung và rất tốt khi có mặt trong quá trình thẩm định của CBTD để không gặp phải những rủi ro. Bên cạnh đó chỉ

tiêu thế mạnh về sản phẩm, dịch vụ của DN được đánh giá cao hơn (4.43) càng nói lện sự

cần thiết của chỉ tiêu này.

Ngoài ra tác giả còn nghiên cứu,xử lý và kết hợp các biến lại với nhau để cho ra những kết quả mới, có thể phân tích được tình hình kiểm soát quy trình cho vay tại VCB Đồng Nai được sâu sắc và rõ nét hơn.

Bảng 2.13: Quy mô DN thường cho vay*Cho vay DN thường trả nợ vay chậm

Cho vay DN thường trả nợ vay chậm

Total

Không Hạn chế Có

Quy mô DN thường cho vay Nhỏ và vừa Count 18 25 10 53 % of Total 17.1% 23.8% 9.5% 50.5% Lớn Count 13 33 6 52 % of Total 12.4% 31.4% 5.7% 49.5% Total Count 31 58 16 105 % of Total 29.5% 55.2% 15.2% 100.0% (Nguồn:Khảo sát của tác giả tháng 3/2011)

Qua khảo sát CBTD tại VCB Đồng Nai, DN trả nợ vay chậm do khả năng trả nợ bị giảm sút vì tình hình hoạt động kinh doanh mất ổn định. Tuy nhiên mức độ của tình trạng này

Một phần của tài liệu Đề tài một số giải pháp tăng cường kiểm soát quy trình cho vay tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam–chi nhánh đồng nai đến năm 2015 (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)