7 Kết cấu của đề tài
2.2.3.7 Hoạt động khác
• Khai thác Bảo hiểm nhân thọ, phi nhân thọ
• Tư vấn, đầu tư và cho thuê tài chính
• Môi giới, bảo lãnh, phát hành và quản lý danh mục đầu tư, tư vấn, lưu ký chứng khoán • Tiếp nhận, quản lý và khai thác các tài sản xiết nợ qua công ty quản lý nợ và khai thác tài sản.[8]
2.2.4 Tình hình hoạt động của NHNT Đồng Nai trong thời gian gần đây 2.2.4.1 Hoạt động huy động vốn
Hoạt động huy động vốn là một trong những hoạt động chủ yếu và quan trọng nhất của các NHTM, trong đó có VCB Đồng Nai.Có thể nói, nghiệp vụ huy động vốn góp phần giải quyết “ đầu vào” của ngân hàng. Trong những năm vừa qua do chịu ảnh hưởng của nền kinh tế trong và ngoài nước nên hoạt động huy động vốn của VCB Đồng Nai cũng có nhiều biến động, cụ thể:
Bảng 2.1 : Số liệu về tình hình huy động địa phương của VCB Đồng Nai 2009-2010
Đơn vị tính: triệu đồng Năm 2009 Năm 2010 Chỉ tiêu Giá trị (Tr.đồng) Tỷ trọng (%) Giá trị (Tr.đồng) Tỷ trọng (%) Huy động địa phương 4.089.050 100 5.364.000 100 VNĐ 3.025.813 74 4.337.589 80,86 Theo nội, ngoại tệ Ngoại tệ 1.063.237 26 1.026.099 19,14 Tiền gửi các pháp nhân 3.032.840 74,17 4.240.741 79,06 Theo đối tượng Tiền gửi cá nhân 1.056.210 25,83 1.122.946 20,94
Để thấy rõ nét tình hình huy động vốn tại địa phương của VCB Đồng Nai, có thể tách thành huy động vốn theo nội, ngoại tệ và huy động vốn theo đối tượng.
Nếu xét theo nội, ngoại tệ:
Tiền gửi bằng VNĐ tăng từ 3025,813 tỷ (Chiếm 74%) năm 2009 và đạt mức 4337,589 tỷ
(Chiếm 80,86%) ở năm 2010. Nhưng bên cạnh đó tiền gửi bằng ngoại tệ lại có sự mất ổn
định, cụ thể năm 2009 là 1063,237 tỷ nhưng lại giảm nhẹ còn 1026,099 tỷ tại năm 2010. Có thể giải thích cho sự mất ổn định này là do trong năm 2010 nguồn cung USD bị khan hiếm. Các doanh nghiệp, chủ đầu tư khi có được USD thông qua việc kinh doanh, mua bán thì giữ mãi USD này trong tay để chờ sự tăng giá mà không tung ra thị trường để tiếp tục giao dịch. Chính vì vậy các cá nhân, doanh nghiệp và chủđầu tư khác không có nguồn USD là lý do dẫn đến tiền gửi bằng ngoại tệ của VCB Đồng Nai có sự giảm sút và thay vào là sự tăng mạnh của tiền gửi bằng VNĐ.
Nếu xét theo đối tượng:
Ở cả hai đối tượng là cá nhân và các pháp nhân đều có sự tăng rõ qua hai năm từ 2009
đến 2010. Nhưng đặc biệt tiền gửi của các pháp nhân lại tăng mạnh hơn tiền gửi của cá nhân. Điều này có thể dễ dàng hiểu vì các pháp nhân đã là các tổ chức có quy mô, có nhiều hoạt động kinh tế, xã hội nên kéo theo lợi nhuận cũng sinh ra nhiều hơn so với cá nhân và tiền gửi của các pháp nhân cũng có mặt nhiều hơn trong nghiệp vụ huy động vốn của các ngân hàng nói chung và VCB Đồng Nai nói riêng.
Bảng 2.2 : Số liệu về tình hình huy động vốn của VCB Đồng Nai 2009– 2010 Đơn vị tính: triệu đồng Chênh lệch 09/10 Chỉ tiêu 2009 2010 Giá trị Tỷ lệ HĐđịa phương 4.089.047 5.364.000 1.274.953 31,18% Vay TW 407.888 302.678 (105.210) (25,79%) Tổng 4.496.935 5.666.682 1.169.747 26,02%
Biểu đồ 2.1 : Biểu đồ về tình hình huy động vốn của VCB Đồng Nai từ 2009 – 2010
Nếu xét về tổng nguồn vốn huy động thì qua hai năm 2009 và 2010 đều có sự tăng lên
đáng kể. Năm 2009 tổng nguồn huy động đạt 4496,935 tỷ, con số này không dừng lại ở đây mà có thêm sự bứt phá mới ở năm 2010. Tính đến cuối ngày 31/12/2010 tổng nguồn huy động vốn đã đạt mức 5666,682 tỷ, như vậy chênh lệch so với năm 2009 lên tới 1169,747 tỷ, đạt 26,02 %.
Đạt được kết quả kể trên có thể nói rằng tập thể cán bộ VCB Đồng Nai đã nỗ lực hết mình, áp dụng các hình thức huy động vốn đa dạng như lãi suất hấp dẫn, các chính sách khuyến mãi và chăm sóc khách hàng rất thu hút. Ngoài ra sự tăng trưởng này còn đánh giá vị thế của VCB Đồng Nai ngày một vững chắc cùng với uy tín của mình đối với các doanh nghiệp trên địa bàn Đồng Nai.
2.2.4.2 Hoạt động tín dụng
• Doanh số cho vay:
Doanh số cho vay là tổng số tiền mà ngân hàng cho vay đối với khách hàng trong một khoảng thời gian nhất định. Chỉ số này phản ánh quy mô cho vay của ngân hàng đối với từng khách hàng cụ thể và với cả nền kinh tế trong một khoảng thời gian.
Bảng 2.3: Số liệu về doanh số cho vay của VCB Đồng Nai 2009 – 2010
Đơn vị tính: triệu đồng
Chênh lệch 09/10 Chỉ tiêu 2009 2010 Giá trị Tỷ lệ Doanh số cho vay 10.397.152 13.283.134 2.885.982 27,75%
Ngắn hạn 9.937.757 12.820.556 1.924.808 19,37%
Trung - dài hạn 459.395 462.578 3.183 0,69% (Nguồn: Báo cáo thường niên VCB Đồng Nai)[7]
Nhìn vào bảng số liệu 2.3, ta có thể thấy rõ doanh số cho vay của VCB Đồng Nai trong 2 năm 2009 và 2010 đều tăng mạnh. Cụ thể năm 2009 đạt 10397,152 tỷ, sau đó tăng lên 13283,134 tỷ năm 2010. Có thể thấy rằng khủng hoảng kinh tế quốc gia năm 2008
đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất, kinh doanh cũng như tình hình tài chính của các doanh nghiệp, nhưng 2 năm sau đó những con số phản ảnh cho doanh số cho vay lại bất ngờ thay đổi theo chiều hướng gia tăng như muốn chứng tỏ rằng sự
phục hồi của nền kinh tế quốc gia nói chung cũng như tình hình tài chính của các doanh nghiệp tại địa phương và hoạt động của VCB Đồng Nai nói riêng đã khởi sắc trở lại.
Thêm một vấn đề dễ nhận thấy ở biểu đồ 2.2, đó là đa số doanh số cho vay của VCB
Đồng Nai hầu hết tập trung ở cột cho vay ngắn hạn, không chỉ là những con số lớn mà còn tăng đều ở 2 năm. Ngược lại là những con số nhỏ và không ổn định ở cột cho vay trung-dài hạn. Theo nhận định của Ban giám đốc VCB Đồng Nai thì mặc dù đã áp dụng các chiêu thức như hạ lãi suất cho vay, các chương trình khuyến mãi đối với cho vay trung – dài hạn nhưng vẫn chưa thu hút được những kết quảđáng kể. Mặt khác đây cũng là lĩnh vực tuy mang lại lợi nhuận cao vì lãi suất cao hơn cho vay ngắn hạn nhưng cũng chứa đựng nhiều rủi ro lớn.
• Tổng dư nợ cho vay:
Dư nợ cho vay được hiểu như là tổng số tiền bao gồm gốc hoặc/và lãi mà khách hàng còn nợ ngân hàng tính đến một thời điểm nhất định.
Thông qua các bảng số liệu dưới đây của VCB Đồng Nai, ta có thể phân tích được tình hình hoạt động cho vay cùng công tác kiểm soát quy trình cho vay tại ngân hàng. Đó cũng chính là mục tiêu cần đi đến của bài làm.
Tổng dư nợ cho vay có chiều hướng tăng tương tự như doanh số cho vay. Năm 2009
đạt mức 4174,363 tỷ và tăng mạnh lên ở năm 2010 là 5555,728 tỷ. Dư nợ cho vay có sự gia tăng như vậy là do doanh số cho vay cùng tăng và doanh số thu nợ có xu hướng chỉ tăng nhẹ. Chủ yếu dư nợ cho vay cũng chỉ tập trung vào cho vay ngắn hạn, năm 2009 đạt 80,83% và năm 2010 là 85,85%, nhưng chỉ thưa thớt ở cho vay trung – dài hạn.
Bảng 2.4: Số liệu về dư nợ cho vay của VCB Đồng Nai 2009 – 2010
Đơn vị tính: triệu đồng
(Nguồn: Báo cáo thường niên VCB Đồng Nai)[7]
Năm 2009 Năm 2010
Chỉ tiêu
Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng
Tổng dư nợ cho vay 4.174.363 100 5.555.728 100
Dư nợ cho vay ngắn hạn 3.374.168 80,83% 4.769.571 85,85%
Dư nợ cho vay trung-dài hạn 775.775 18,58% 766.434 13,8%
Nếu xét tỉ lệ dư nợ cho vay trên tổng vốn huy động qua các năm, ta có: Năm 2009 : 0,93 < 1
Năm 2010 : 0,98 < 1
Qua các chỉ số này ta có thể kết luận rằng VCB Đồng Nai trong 2 năm gần nhất này có mức huy động vốn không quá cao hơn mức dư nợ cho vay. Điều này chứng tỏ rằng hoạt
động cho vay của VCB Đồng Nai được giữở mức không quá mạo hiểm và cũng không quá bảo thủ vì các tỉ số này gần tiến tới 1. Như vậy công tác kiểm soát quy trình cho vay của VCB Đồng Nai đã được quan tâm và thực hiện tốt.
Bảng 2.5: Số liệu về dư nợ quá hạn và nợ xấu của VCB Đồng Nai 2009 – 2010
Đơn vị tính: triệu đồng
(Nguồn: Báo cáo thường niên VCB Đồng Nai)[7]
Bảng 2.5 thể hiện rõ hơn dư nợ tín dụng của VCB Đồng Nai, trong đó đề cập trọng tâm vào dư nợ quá hạn và nợ xấu. Tình hình nợ xấu qua hai năm có xu hướng giảm, năm sau giảm 42,638 tỷ so với năm trước. Có thể giải thích do doanh số cho vay và dư nợ tín dụng từ năm 2009 đến 2010 liên tục tăng, năm sau cao hơn năm trước.
Tuy nhiên nhìn vào biểu đồ có thể kết luận nợ xấu vẫn còn cao so với dư nợ quá hạn do VCB Đồng Nai năm 2009 vẫn còn chịu ảnh hưởng nhiều từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu của năm 2008, tỉ lệ nợ xấu trong giai đoạn đầu 2009 có lúc đã lên đến 12% nhưng đến cuối năm 2009 thì đã ổn định được mức 5% và bước sang năm 2010 giảm xuống còn 3% trên tổng dư nợ tín dụng. Vì vậy vấn đề nợ xấu của VCB Đồng Nai không còn là vấn đề cấp thiết, nhưng cũng không nên chủ quan và luôn chủ động trích lập dự
phòng rủi ro. Chênh lệch 09/10 Chỉ tiêu 2009 2010 Giá trị Tỷ lệ Tổng dư nợ tín dụng 4.174.363 5.536.025 1.361.662 32,62% Dư nợ quá hạn 681.291 649.162 (32.129) (4,72%) Nợ xấu 208.718 166.080 (42.638) (25,67%)
Biểu đồ 2.3 : Biểu đồ dư nợ quá hạn và nợ xấu của VCB Đồng Nai từ 2009 – 2010
2.2.4.3 Hoạt động thanh toán quốc tế
Hoạt động thanh toán quốc tế của NHTM là một mắt xích không thể thiếu trong toàn bộ
dây chuyền thực hiện một hợp đồng ngoại thương. Thực hiện tốt vai trò trung gian thanh toán của mình trong hoạt động thanh toán quốc tế, NHTM đã đóng góp rất nhiều cho nền kinh tế, cho khách hàng và cho bản thân các ngân hàng.
Hoạt động thanh toán quốc tế còn là hoạt động truyền thống của VCB Việt Nam nói chung và VCB Đồng Nai nói riêng. Ngoài ra VCB Đồng Nai là ngân hàng đầu tiên cung cấp dịch vụ thanh toán xuất, nhập khẩu cho các doanh nghiệp trên tại địa bàn tỉnh. Có thể
thấy rõ tình hình hoạt động thanh toán quốc tế của VCB Đồng Nai qua 2 năm bằng các số
Bảng 2.6: Số liệu hoạt động thanh toán quốc tế của VCB Đồng Nai năm 2009 – 2010
Đơn vị tính: Ngàn USD
(Nguồn: Báo cáo thường niên VCB Đồng Nai)[7]
Hoạt động thanh toán quốc tế hiện nay được phổ biến rộng rãi trên nhiều ngân hàng, càng làm tính cạnh tranh của VCB Đồng Nai cao hơn. Tuy nhiên do tình hình khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008 còn ảnh hưởng đến doanh số thanh toán xuất nhập khẩu, cụ thể
năm 2009 chỉđạt 864,360 tỷ. Nhưng tình hình thanh toán xuất, nhập khẩu của VCB Đồng Nai đã khởi sắc trở lại khi bước sang năm 2010. Mức chênh lệch giữa năm 2009 với 2010 là 99,135 tỷ, chiếm tỉ lệ 11,47%, đây là dấu hiệu của sự khôi phục trở lại của nền kinh tế
toàn cầu nói chung và VCB Đồng Nai nói riêng.
Biểu đồ 2.4 : Biểu đồ hoạt động thanh toán quốc tế của VCB Đồng Nai từ 2009 – 2010 Chênh lệch 09/10 Chỉ tiêu 2009 2010 Giá trị Tỷ lệ Doanh số TTXK 423.940 562.023 138.083 32,57% Doanh số TTNK 440.420 491.472 51.052 11,59% Tổng Thanh toán XNK 864.360 963.495 99.135 11,47%
2.2.4.4 Các hoạt động khác
Hoạt động kinh doanh ngoại tệ
Vietcombank là định chế tài chính hàng đầu và có uy tín nhất Việt Nam trong lĩnh vực kinh doanh ngoại hối. Luôn được đánh giá là Ngân hàng cung cấp các sản phẩm/dịch vụ
chuyên nghiệp với chất lượng tốt nhất, kịp thời, an toàn và hiệu quả tới khách hàng. Với thế mạnh về nguồn vốn ngoại tệ, kinh nghiệm lâu năm trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ, ngoài việc đáp ứng kịp thời nhu cầu ngoại tệ của khách hàng, VCB còn giúp khách hàng tránh khỏi những rủi ro trong hoạt động ngoại hối bằng cách cung cấp đa dạng danh mục các sản phẩm, thiết kế các sản phẩm ngoại hối đặc thù phù hợp với thực trạng hoạt
động kinh doanh, nguồn ngoại tệ của khách hàng.[12]
Là một chi nhánh của VCB Việt Nam, cùng mục tiêu và thế mạnh, VCB Đồng Nai luôn
đáp ứng nhu cầu về ngoại tệ cho các doanh nghiệp trên địa bàn, được thể hiện qua các số
liệu trong 2 năm gần đây như sau:
Bảng 2.7: Số liệu hoạt động kinh doanh ngoại tệ của VCB Đồng Nai 2009 – 2010
Đơn vị tính: Nghìn USD Chênh lệch 09/10 Chỉ tiêu 2009 2010 Giá trị Tỷ lệ Doanh sốmua 311.748 276.862 (34.886) (11,19)% Doanh số bán 311.747 276.952 (34.795) (11,16)% Tổng 623.495 553.914 (69.581) (11,16)% (Nguồn: Báo cáo thường niên VCB Đồng Nai)[7]
Doanh số mua và bán từng năm dường như tương đương nhau, chỉ chênh lệch một vài
đơn vị. Tuy nhiên nhìn chung hoạt động kinh doanh ngoại tệ qua các năm thì lại có xu hướng giảm dần. Chênh lệch giữa 2 năm giảm nhiều, năm 2009 doanh số mua và bán là 311,748 tỷ và 311,747 tỷ. Nguyên nhân là do dư âm cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008 làm hoạt động xuất nhập khẩu mất ổn định, doanh số thanh toán xuất nhập khẩu giảm sút dẫn đến hoạt động kinh doanh ngoại tệ từ đó giảm theo. Tại năm 2010 doanh số mua và bán lại tiếp tục giảm còn 276,862 tỷ và 276,952 tỷ vì lý do ngoại tệ
hoạt động kinh doanh thì không tiếp tục tung ra thị trường để giao dịch mà lại tồn trữ chờ đợi giá lên. Các ngân hàng và các doanh nghiệp khác lâm vào tình trạng thiếu hụt ngoại tệ
và VCB Đồng Nai cũng không ngoại lệ.
Biểu đồ 2.5 : Biểu đồ chênh lệch kinh doanh ngoại tệ của VCB Đồng Nai từ 2009 – 2010
Biểu đồ thể hiện rõ nét sự giảm sút trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ của VCB Đồng Nai. So với mức chênh lệch của 08/09 thì chênh lệch của 09/10 có phần giảm ít hơn, từ - 43,04% chỉ còn lại -11,16%. Đây là một dấu hiệu đáng mừng và VCB Đồng Nai có thể
khắc phục tình trạng này nhanh hơn khi ởđầu năm 2011, Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam
đã bơm ra thị trường một lượng ngoại tệ để tránh tình trạng thiếu hụt như năm 2010 vừa qua.
Hoạt động Thu Chi Tiền mặt & Ngân Phiếu
Thu, chi tiền mặt và ngân phiếu là một trong những hoạt động của dịch vụ thanh toán và ngân quỹ. Đây là dịch vụ không kém phần quan trọng của VCB Đồng Nai nhằm phục vụ
cho hoạt động kinh doanh và giúp đạt được nhiều lợi nhuận cho các doanh nghiệp. Qua 2 năm hoạt động gần đây, VCB Đồng Nai đã gặt hái được nhiều thành công, cụ thể qua các số liệu dưới đây:
Bảng 2.8: Số liệu hoạt động thu chi tiền mặt &Ngân phiếu của VCB Đồng Nai 2009-2010
Đơn vị tính:Triệu đồng ,Nghìn USD
Tiền mặt & Ngân phiếu Tiền mặt Ngoại tệ
Chỉ tiêu
Tổng thu Tổng chi Tổng thu Tổng chi Năm 2009 22.163.355 30.952.089 57.849 57.936
Năm 2010 24.779.562 31.667.524 55.678 55.778 (Nguồn: Báo cáo thường niên VCB Đồng Nai)[7]
Đối với tiền mặt VNĐ và Ngân phiếu, qua 2 năm có sự gia tăng đều. Năm 2009 tổng thu và tổng chi đạt mức 22163,355 tỷ và 30952,089 tỷ, năm 2010 tiếp tục tăng và tăng nhiều hơn so với 2009 là 24779,562 tỷ và 31667,524 tỷ. Chứng tỏ ở lĩnh vực này VCB Đồng Nai đã đạt được nhiều thành công như kế hoạch đề ra và thổi vào một làn gió mới để làm có thêm định hướng phát triển ở những lĩnh vực này.
Đối với tiền mặt Ngoại tệ, nếu như ở năm 2010 không có sự mất ổn định chung trên thị