7 Kết cấu của đề tài
2.2 Giới thiệu khái quát về Ngân hàng ngoại thương tỉnh Đồng Nai
2.2.1 Sơ lược về lịch sử hình thành và phát triển Ngân hàng ngoại thương tỉnh
Đồng Nai
Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại Thương chi nhánh Đồng Nai (Vietcombank
Đồng Nai) được thành lập năm 1991 theo Quyết định số 106/NHQĐ ngày 18/7/1989 của thống đốc ngân hàng nhà nước Việt Nam trên cơ sở chuyển đổi từ phòng Ngoại hối trực thuộc ngân hàng Nhà Nước chi nhánh tỉnh Đồng Nai, là đơn vị thành viên của ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam, có trụ sở 77C Hưng Đạo Vương, thành phố Biên Hòa, tỉnh
Đồng Nai với tổng biên chế ban đầu gồm 27 cán bộ, công nhân viên.
Những thành quả đạt được của Vietcombank Đồng Nai gắn liền với việc đề ra những chủ trương kinh doanh đúng đắn, những hướng đi thích hợp, những giải pháp sáng tạo phù hợp với những thời điểm cụ thể nhằm đưa hoạt động vượt qua những thử thách và vươn lên không ngừng. Đó là:
Vietcombank Đồng Nai là chi nhánh đi đầu trên địa bàn trong việc ứng dụng công nghệ mới, đưa ra nhiều loại sản phẩm dịch vụ hiện đại với chất lượng cao, thực hiện thành công hoạt động huy động vốn tập trung từ các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp
đầu tư nước ngoài. Thu hút vốn nhàn rổi trong các doanh nghiệp để phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế trên địa bàn.[8]
2.2.2 Cơ cấu tổ chức:
Vietcombank Đồng Nai là chi nhánh cấp 1 trực thuộc ngân hàng Vietcombank. Trải qua gần 20 năm hình thành và phát triển ngân hàng đã có được một chổđứng một vị thế nhất định trên địa bàn tình Đồng Nai. Hệ thống tổ chức của ngân hàng ngày càng
đươc xây dựng phát triển hơn nữa, không ngừng hoàn thiện để đạt được hiệu quả tốt nhất trong hoạt động của ngân hàng cũng như đạt được sự tăng trưởng về kinh tế cao nhất.
Vietcombank Đồng Nai chính thức hoạt động vào ngày 01/04/1991, ban đầu trụ
sở làm việc rất khiêm tốn nhưng chỉ trong vài năm gần đây, ngoài trụ sở chính đặt tại trung tâm thành phố Biên Hòa, chi nhánh lần lượt mở thêm 2 chi nhánh cấp 2 Biên Hòa, Nhơn Trạch. Tuy nhiên vào năm 2007, theo chủ trương của Nhà Nước là không
được thành lập chi nhánh cấp 2 nên 2 chi nhánh cấp 2 Biên Hòa, Nhơn Trạch đã trở
thành chi nhánh trực thuộc Vietcombank.
Vietcombank Đồng Nai không ngừng không ngừng phát triển mở rộng địa bàn hoạt động trong năm 2006 -2007 đã thành lập các Phòng Giao Dịch Trảng Bom, Phòng Giao Dịch Long Khánh, Phòng Giao Dịch Tân Phong, Phòng Giao Dịch Chợ Sặt[8]
( Nguồn: Giới thiệu Vietcombank Đồng Nai) [8] SƠĐỒ 2.1: MÔ HÌNH TỔ CHỨC VCB ĐỒNG NAI BAN GIÁM ĐỐC P. Giao dịch số 1 P. Tổng hợp P. Giao dịch Tân Phong P. Thanh toán thẻ P. Thanh toán quốc tế P. Giao dịch Chợ Sặt P. Giao dịch Long Khánh P. Giao dịch Trảng Bom P.Hành Chính–Nhân sự P. Kế Toán P. Khách Hàng P. Kinh doanh dịch vụ P. Kiểm soát nội bộ
2.2.3 Các lĩnh vực hoạt động 2.2.3.1 Huy động vốn
Nghiệp vụ huy động vốn tuy không mang lại lơi nhuận trực tiếp cho ngân hàng nhưng nó là nghiệp vụ rất quan trọng. Không có nghiệp vụ huy động vốn xem như không có hoạt động của NHTM. Có thể nói nghiệp vụ huy động vốn góp phần giải quyết “ đầu vào” của ngân hàng, góp phần mang lại nguồn vốn tài trợ cho ngân hàng thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh khác. Mặt khác thông qua nghiệp vụ huy động vốn, NHTM có thể đo lường được uy tín cũng như sự tín nhiệm của khách hàng đối với ngân hàng, từđó có các biện pháp không ngừng hoàn thiện hoạt động huy động vốn để giữ vững và mở rộng quan hệ với khách hàng.[2]
Theo Nghịđịnh 49/2000/NĐ-CP ngày 12/09/2000 của Chính phủ quy định NHTM nói chung cũng như VCB Đồng nai nói riêng được huy động vốn dưới các hình thức sau:
(Nguồn : sách Nghiệp vụ ngân hàng Thương Mại – TS.Nguyễn Minh Kiều)[2]
HÌNH 2.1: NGHIỆP VỤ HUY ĐỘNG VỐN
Ngoài những hình thức chính trên, VCB Đồng nai còn có những hình thức huy động vốn hấp dẫn thu hút khách hàng như: [17]
• Tiết kiệm dành cho phái đẹp
• Du lịch vòng quanh thế giới với chứng chỉ tiền gửi 366 ngày • Tiết kiệm tựđộng
• Tiết kiệm bậc thang lãi thưởng • Tiết kiệm lĩnh lãi định kì • Chứng chỉ tiền gửi ngoại tệ
2.2.3.2 Cho vay, đầu tư:
VCB Đồng Nai cũng như các NHTM khác đều có những hình thức cho vay và đầu tưđa dạng, phong phú:
• Cho vay ngắn, trung và dài hạn bằng nội tệ và ngoại tệ đối với các tổ chức kinh tế và cá nhân
• Tài trợ xuất nhập khẩu
• Đồng tài trợ và cho vay hợp vốn đối với những dự án lớn, thời gian hoàn vốn dài • Thấu chi, cho vay tiêu dùng
• Hùn vốn liên doanh liên kết với các tổ chức tín dụng và các định chế tài chính trong nước và quốc tế
• Đầu tư trên thị trường vốn, thị trường tiền tệ trong nước và quốc tế.
Ngoài ra để đáp ứng nhu cầu cạnh tranh trên thị trường và thu hút khách hàng, toàn bộ hệ thống VCB trên toàn quốc đều có những gói cho vay, đầu tư riêng với những lợi ích lớn cho khách hàng:
Đối với khách hàng là cá nhân:[15]
− Cho vay cán bộ công nhân viên − Cho vay cán bộ quản lí điều hành − Cho vay mua nhà dự án
− Cho vay mua ô tô − Thấu chi
− Kinh doanh tài lộc − Bảo hiểm tín dụng
Đối với khách hàng là doanh nghiệp:
Một số khách hàng VCB đã cung ứng vốn lưu động:
− Cho vay vốn lưu động Tổng Công ty Xăng Dầu Việt Nam Tổng Công ty Lương thực Miền Bắc Tổng Công ty Lắp máy LILAMA
Công ty thương mại Kỹ thuật và Đầu tư PETEC − Cho vay dự án đầu tư
Tài trợ Đầu tư mới Khách sạn Intercontinental
Đầu tư tòa nhà văn phòng trung tâm thương mại, khu chung cư the Manor Thành phố
HCM
Đầu tư mua máy bay Airbus A320. [13]
2.2.3.3 Bảo lãnh:
Bảo lãnh ngân hàng là cam kết bằng văn bản của tổ chức tín dụng ( bên bảo lãnh) với bên có quyền ( bên nhận bảo lãnh) về việc thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng ( bên được bảo lãnh) khi khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không
đúng nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh. Khách hàng phải nhận nợ và hoàn trả
(Nguồn: sách Nghiệp vụ ngân hàng Thương Mại – TS.Nguyễn Minh Kiều)[2]
SƠĐỒ 2.2: QUAN HỆ GIỮA CÁC BÊN TRONG HỢP ĐỒNG BẢO LÃNH
Với uy tín hoạt động lâu năm trên thị trường trong và ngoài nước, dịch vụ bảo lãnh của VCB khá mạnh. Hiện nay VCB cung cấp hầu hết các dịch vụ bảo lãnh được NHNN cho phép thực hiện nên nghiệp vụ bảo lãnh rất phong phú, bao gồm:
Các loại bảo lãnh:
• Bảo lãnh vay vốn trong nước • Bảo lãnh vay vốn nước ngoài
• Bảo lãnh thanh toán và thư tín dụng dự phòng • Bảo lãnh dự thầu
• Bảo lãnh thực hiện hợp đồng
• Bảo lãnh bảo đảm chất lượng sản phẩm • Bảo lãnh hoàn thanh toán
• Bảo lãnh bảo hành • Bảo lãnh bảo dưỡng
• Bảo lãnh khoản tiền giữ lại • Các loại bảo lãnh khác Các hình thức bảo lãnh: • Phát hành bảo lãnh bằng thư/điện, phát hành bảo lãnh đối ứng và phát hành bảo lãnh trên cơ sở bảo lãnh đối ứng của tổ chức tín dụng khác • Thông báo bảo lãnh
• Xác nhận bảo lãnh, ký xác nhận bảo lãnh trên các hối phiếu, lệnh phiếu • Các hình thức khác theo quy định của pháp luật[2]
2.2.3.4 Thanh toán và tài trợ thương mại:
Hoạt động thanh toán và tài trợ thương mại, hàng hóa là một hoạt động kinh doanh không kém phần quan trọng của VCB.Các giải pháp và sản phẩm về thanh toán và tài trợ
thương mại, hàng hóa luôn sẵn sàng giải quyết các yêu cầu tài trợ thương mại của doanh nghiệp, đồng thời gia tăng lợi nhuận kinh doanh của doanh nghiệp. Bao gồm:
• Phát hành, thông báo, xác nhận, thanh toán thư tín dụng( L/C) xuất, nhập khẩu theo trả
ngay hoặc trả chậm.
• Nhờ thu xuất, nhập khẩu; nhờ thu hối phiếu trả ngay (D/P) và nhờ thu chấp nhận hối phiếu (D/A)
• Phát hành uỷ quyền nhận hàng / ký hậu vận đơn
• Chuyển tiền trong nước và quốc tế; chuyển tiền nhanh Western Union • Thanh toán uỷ nhiệm chi và uỷ nhiệm thu, sec; chi trả kiều hối.
• Trả lương tựđộng, thanh toán hóa đơn. [8]
2.2.3.5 Ngân quỹ:
Nghiệp vụ ngân quỹ liên quan đến thu chi tiền mặt tại ngân hàng. Nghiệp vụ ngân quỹ và trung gian thanh toán bao gồm:
• Mở tài khoản giao dịch cho các khách hàng là pháp nhân hay thể nhân trong, ngoài nước.
• Cung cấp các phương tiện thanh toán cho khách hàng như séc, ủy nhiệm chi, thẻ rút tiền ATM, thẻ tín dụng,…
• Thực hiện các dịch vụ thanh toán trong nước và quốc tế như séc, ủy nhiệm chi, chuyển tiền.
• Mua bán ngoại tệ; mua bán các chứng từ có giá (trái phiếu chính phủ, tín phiếu kho bạc, thương phiếu)
• Thực hiện các nghiệp vụ thu chi hộ.
• Thực hiện dịch vụ thu và phát tiền mặt cho khách hàng.
• Thực hiện dịch vụ thanh toán khác phục vụ cho các hoạt động phát hành kinh doanh chứng khoán trên thị trường tài chính như: lưu kí đấu thầu, thanh toán tiền mua chứng khoán, nhận kí quỹ và tổ chức thanh toán cho các hoạt động mua bán chứng khoán trên thị trường tài chính thứ cấp.
• Thực hiện các nghiệp vụ ngân quỹ: thu phát tiền mặt, kiểm đếm, phân loại bảo quản vận chuyển tiền mặt.
• Tổ chức hệ thống thanh toán nội bộ và tham gia hệ thống thanh toán liên ngân hàng trong nước.
• Mua tài sản phục vụ cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
• Cho thuê két sắt, cất giữ, bảo quản vàng, bạc, đá quý và các giấy tờ có giá.[8]
2.2.3.6 Thẻ và ngân hàng điện tử:
Luôn tiên phong trong việc cung cấp cho khách hàng các giải pháp tài chính tối ưu nhất, Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt nam (Vietcombank) là ngân hàng thương mại đầu tiên và đứng đầu ở Việt Nam triển khai dịch vụ thẻ - dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt hiệu quả, an toàn và tiện lợi nhất hiện nay.
Với kỷ lục “Ngân hàng có sản phẩm thẻ đa dạng nhất Việt Nam” được Bộ sách kỷ lục Việt Nam công nhận vào ngày 28/06/2008 và là ngân hàng duy nhất tại Việt Nam chấp nhận thanh toán cả 6 loại thẻ ngân hàng thông dụng trên thế giới mang thương hiệu Visa,
MasterCard, JCB, American Express, Diners Club và China UnionPay, đến nay, Vietcombank luôn tự hàovới vị trí dẫn đầu về thị phần phát hành và thanh toán thẻ trên thị
Đến với dịch vụ thẻ của Vietcombank, khách hàng có thể lựa chọn cho mình từ sản phẩm thẻ ghi nợ nội địa đang được hơn 3 triệu khách hàng lựa chọn: Vietcombank Connect24, thẻ ghi nợ quốc tế sành điệu: Vietcombank Connect24 Visa và Vietcombank Mastercard
hoặc các sản phẩm thẻ tín dụng cao cấp mang các thương hiệu nổi tiếng toàn thế giới: Visa, MasterCard và American Express. .
“Phong phú và đa dạng, tiện lợi và ưu việt, sành điệu và tinh tế, sản phẩm thẻ
Vietcombank thực sự giúp bạn khẳng định phong cách của mình.”[14]
Dịch vụ ngân hàng điện tử là một trong nhiều ứng dụng công nghệ ngân hàng hiện đại của NHTMCP Ngoại thương Việt Nam. Với khả năng xử lý thông tin trực tuyến, dịch vụ
Ngân hàng điện tử cung cấp các dịch vụ thanh toán và truy vấn online cho các khách hàng tổ chức tín dụng và tổ chức kinh tế có quan hệ thanh toán và tài khoản với NHTMCP Ngoại thương Việt Nam. Cụ thể như:
Dịch vụ ngân hàng qua Internet (Dịch vụ VCB-iB@nking) được xây dựng nhằm thực hiện cam kết đem Vietcombank đến với khách hàng mọi lúc mọi nơi. Chỉ cần một chiếc máy vi tính có kết nối Internet và mã truy cập do ngân hàng cung cấp, Quý khách có thể thực hiện các giao dịch với ngân hàng với tính an toàn bảo mật tuyệt đối.
Dịch vụ Ngân hàng qua điện thoại VCB Phone Banking (VCB Phone Banking) giúp khách hàng thực hiện các giao dịch với Ngân hàng 24h*7 ngày thông qua số tổng đài của Trung tâm dịch vụ khách hàng (Vietcombank Contact Center) 1900 54 54 13
Dịch vụ VCB – SMS B@nking là dịch vụ ngân hàng qua tin nhắn điện thoại di
động, giúp khách hàng giao dịch với ngân hàng 24h x 7 ngày bằng cách nhắn tin theo cú pháp quy định qua tổng đài 8170
Dịch vụ ngân hàng điện tử VCB-Money (VCB-Money) là dịch vụ được xây dựng dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại giúp khách hàng có thể thực hiện các giao dịch với ngân hàng từ xa thông qua kết nối internet mà không phải trực tiếp đến ngân hàng.[16]
2.2.3.7 Hoạt động khác
• Khai thác Bảo hiểm nhân thọ, phi nhân thọ
• Tư vấn, đầu tư và cho thuê tài chính
• Môi giới, bảo lãnh, phát hành và quản lý danh mục đầu tư, tư vấn, lưu ký chứng khoán • Tiếp nhận, quản lý và khai thác các tài sản xiết nợ qua công ty quản lý nợ và khai thác tài sản.[8]
2.2.4 Tình hình hoạt động của NHNT Đồng Nai trong thời gian gần đây 2.2.4.1 Hoạt động huy động vốn
Hoạt động huy động vốn là một trong những hoạt động chủ yếu và quan trọng nhất của các NHTM, trong đó có VCB Đồng Nai.Có thể nói, nghiệp vụ huy động vốn góp phần giải quyết “ đầu vào” của ngân hàng. Trong những năm vừa qua do chịu ảnh hưởng của nền kinh tế trong và ngoài nước nên hoạt động huy động vốn của VCB Đồng Nai cũng có nhiều biến động, cụ thể:
Bảng 2.1 : Số liệu về tình hình huy động địa phương của VCB Đồng Nai 2009-2010
Đơn vị tính: triệu đồng Năm 2009 Năm 2010 Chỉ tiêu Giá trị (Tr.đồng) Tỷ trọng (%) Giá trị (Tr.đồng) Tỷ trọng (%) Huy động địa phương 4.089.050 100 5.364.000 100 VNĐ 3.025.813 74 4.337.589 80,86 Theo nội, ngoại tệ Ngoại tệ 1.063.237 26 1.026.099 19,14 Tiền gửi các pháp nhân 3.032.840 74,17 4.240.741 79,06 Theo đối tượng Tiền gửi cá nhân 1.056.210 25,83 1.122.946 20,94
Để thấy rõ nét tình hình huy động vốn tại địa phương của VCB Đồng Nai, có thể tách thành huy động vốn theo nội, ngoại tệ và huy động vốn theo đối tượng.
Nếu xét theo nội, ngoại tệ:
Tiền gửi bằng VNĐ tăng từ 3025,813 tỷ (Chiếm 74%) năm 2009 và đạt mức 4337,589 tỷ
(Chiếm 80,86%) ở năm 2010. Nhưng bên cạnh đó tiền gửi bằng ngoại tệ lại có sự mất ổn
định, cụ thể năm 2009 là 1063,237 tỷ nhưng lại giảm nhẹ còn 1026,099 tỷ tại năm 2010. Có thể giải thích cho sự mất ổn định này là do trong năm 2010 nguồn cung USD bị khan hiếm. Các doanh nghiệp, chủ đầu tư khi có được USD thông qua việc kinh doanh, mua bán thì giữ mãi USD này trong tay để chờ sự tăng giá mà không tung ra thị trường để tiếp tục giao dịch. Chính vì vậy các cá nhân, doanh nghiệp và chủđầu tư khác không có nguồn USD là lý do dẫn đến tiền gửi bằng ngoại tệ của VCB Đồng Nai có sự giảm sút và thay vào là sự tăng mạnh của tiền gửi bằng VNĐ.
Nếu xét theo đối tượng:
Ở cả hai đối tượng là cá nhân và các pháp nhân đều có sự tăng rõ qua hai năm từ 2009
đến 2010. Nhưng đặc biệt tiền gửi của các pháp nhân lại tăng mạnh hơn tiền gửi của cá nhân. Điều này có thể dễ dàng hiểu vì các pháp nhân đã là các tổ chức có quy mô, có nhiều hoạt động kinh tế, xã hội nên kéo theo lợi nhuận cũng sinh ra nhiều hơn so với cá nhân và tiền gửi của các pháp nhân cũng có mặt nhiều hơn trong nghiệp vụ huy động vốn của các ngân hàng nói chung và VCB Đồng Nai nói riêng.
Bảng 2.2 : Số liệu về tình hình huy động vốn của VCB Đồng Nai 2009– 2010 Đơn vị tính: triệu đồng Chênh lệch 09/10 Chỉ tiêu 2009 2010 Giá trị Tỷ lệ HĐđịa phương 4.089.047 5.364.000 1.274.953 31,18% Vay TW 407.888 302.678 (105.210) (25,79%)