Toàn cầu hóa

Một phần của tài liệu Lựa chọn các hình thức tham gia thị trường hàng hóa nước ngoài của doanh nghiệp việt nam trong điều kiện hội nhập khu vực và thế giới (Trang 60 - 68)

THÀNH CÔNG

3.1.1. Toàn cầu hóa

Toàn cầu hóa xuất phát từ gốc tiếng Anh (Globalization) được sử dụng nhiều từ khoảng cuối thập niên 80 trở lại đây để chỉ một kết quả tất yếu của quá trình phát triển của xã hội loài người. Toàn cầu hoa không chỉ giói hạn trong lĩnh vặc kinh tế, chính trị m à còn bao trùm lên m ọ i mặt đời sống của xã hội loài người và nó vừa mang lại cho xa hội những thời cơ và vận hội mới cùng với những thách thức có tính toàn cầu m à xã hội loài người phải đối mặt và giải quyết như: vấn đề môi trường, vấn đề đói nghèo, bệnh dịch, khủng bố hay nói một cách khác quá trình toàn cầu hoa diễn ra trong m ọ i lĩnh vặc đời sống xã hội loài người và ở mọi nơi. Toàn cầu hoa làm tăng sặ phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia,

giữa các dân tộc, tôn giáo và trên nhiều mặt của đời sống xã hội như kinh tế, chính trị, an ninh, văn hoa đến môi trường •. T i ế n sĩ k i n h t ế Jan A r t Scholte, người Anh, đưa ra một khái niệm rất tổng quát và rộng lớn về toàn cầu hoa đó là: "Một xu hướng làm cho các m ố i quan hệ xã h ộ i trở nên ít bị ràng buộc hơn bởi địa lý lãnh thổn .

Còn Ưỷ ban Châu Âu thì đưa ra một định nghĩa khác có tính kinh tế hơn về toàn cầu hoa: " Toàn cầu hóa là một quá trình m à thông qua đó thị trường và sản xuất ở nhiều nước khác nhau đang ngày càng trở nên

phụ thuộc lẫn nhau do có sự năng động của việc buôn bán hàng hoa và dịch vụ cũng như do có sự lưu thông vốn tư bản và công nghệ. Đây không phải là một hiện tượng mới, mà là sự tiếp tục của một tiến trình đã được bắt đầu từ trước đó" .

Nhà kinh tế người Mỹ có tên Me Grew cho rồng toàn cầu hóa cũng là quá trình m à ở đó các sự kiện, các quyết định và các hành động của một phần thế giới có thể tác động đáng kể tới các cá nhân và cộng đồng ở các phần xa khác của trái đất. Hay nói một cách khác, toàn cầu hoa là quá trình phụ thuộc chặt chẽ lẫn nhau.

Còn ở Việt Nam, khái niệm toàn cầu hóa do GS. TS. Lê Hữu Nghĩa

đã đưa ra định nghĩa như sau: "Toàn cầu hóa xét về bản chất là quá trình tăng lên mạnh mẽ những mối liên hệ, sự ảnh hưởng, tác động lẫn nhau của tất cả các khu vực đòi sống chính trị, kinh tế, xã hội của các quốc gia, dân tộc trên toàn thế giói".

Nhìn chung, các định nghĩa trên đã thống nhất rồng: Toàn cầu hoa là một khái niệm, đây là một quá trình khách quan tạo ra sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các thực thể, các quốc gia, giữa các dân tộc trên phạm vi toàn cầu.

Như vậy, chúng ta có thể thấy một số những đặc trưng của quá trình toàn cầu hoa trong những năm đầu thế kỷ thứ 21 như sau:

Thứ nhất, đây là quá trình có tính khách quan, không phụ thuộc vào ý chí của bất kỳ một cá nhân nào, không chịu ảnh hưởng bởi một tổ chức

nào hay một thế lực nào. Toàn cầu hoa là xu thế khách quan, tất yếu không thể cưỡng lại và mọi quốc gia chỉ có thể có một cách duy nhất đúng đắn và hiệu quả là chấp nhận và tuân thủ mọi "luật chơi" của Toàn

cầu hoa. Những nguyên tác đó thể hiện trong các quy tắc chung nhất của các tổ chức kinh tế, tài chính và thương mại quốc tế như WTO, AFTA.

Toàn cầu hoa là một xu có tính bao trùm, khách quan của thời đại. Song cần phải khẳng định xu thế đó nó bắt nguựn sâu x a tò quá trình phát triển tất y ế u của xã hội loài người, nó là kết quả phức hợp của nhiều yếu tố, m à m ỗ i y ế u tố đều có sự ảnh hưởng của con người ở những mức độ nhất định. Đ ó chính là 3 nhân tố chính là cách mạng khoa học và công nghệ, nền k i n h t ế thị trường phát triển đạt tới trình độ cao và chính sách của m ọ i quốc gia trên thế giới thích ứng với quá trình đó. Toàn cầu hoa và những nguyên tắc của nó trong từng thời kỳ phản ánh một sự so sánh lực lượng giữa các tác nhân vừa hợp tác vừa đấu tranh với nhau, và biến

đổi cùng với những biến đổi trong so sánh lực lượng giữa các tác nhân ấy.

Thứ hai, toàn cầu hoa là biểu hiện giai đoạn phát triển ở mức cao trong quá trình phát triển của xã hội loài người, thường quá trình đó diễn ra theo các bước như sau:

Giai đoạn Ì: Quốc gia phát triển, toàn diện;

Giai đoạn 2: Liên minh quốc gia, từng lĩnh vực; Giai đoạn 3: Quốc tế hoa, từng lĩnh vực;

Giai đoạn 4: Toàn cầu hoa, toàn diện;

Xét về hiện tượng, Toàn cầu hoa không phải là điều mói mà nó là kết quả của quá trình phát triển của xã hội loài người. Quá trình đã được dự báo từ khi CNTB ra đời (thế kỷ 16) và lúc bấy giờ được gọi là quá trình quốc tế hoa. Cách đây 150 năm, chính c. M á c và Ph. Ảnghen đã viết trong Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản: " Đạ i cựng nghiệp đã tạo ra

thị trường thế giới, thay cho tình trạng cô lập trước kia của các địa phương và dân tộc vẫn tự cung tự cấp, ta thấy phát triển những mối quan hệ phổ biến, sự phụ thuộc phổ biến của các dân tộc".

Thứ ba, đây là một hiện tưỉng có tính bao quát mọi lĩnh vực đời sống trong xã hội loài người. Thường thấy phổ biến nhất của khái niệm toàn cầu hoa là trong lĩnh vực kinh tế, song kinh tế chỉ là một trong nhiều

lĩnh vực có vận dụng khái niệm đó, ngoài ra toàn cầu hoa còn tác động tới các ngành và lĩnh vực khác như vấn đề môi trường, khủng bố và chống khủng bố, khí hậu nóng dần lên, đói nghèo, công nghệ toàn cầu tạo ra những sản phẩm toàn cầu.

Thứ tư, quá trình này mang lại những thời cơ, thuận lỉi cho mỗi

nước, mỗi doanh nghiệp, thậm chí mỗi cá nhân. Nhìn nhận về vấn đề toàn cầu hoa hiện nay có hai quan điểm chủ yếu, đó là tích cực và tiêu cực. Thường các doanh nghiệp, các quốc gia đang phát triển mạnh và luôn có ưu thế thì nhìn nhận toàn cầu như là một yếu tố tích cực, nó sẽ mang lại thời cơ để khai thác tối đa những nguồn lực không bị hạn chế

bởi biên giới lãnh thổ quốc gia, mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hoa nhằm tăng lỉi nhuận, vị trí của mình trên thị trường.

Thứ năm, Toàn cầu hoa đưa lại những thách thức mà con người và

xã hội phải giải quyết. Chẳng hạn như, trước những thách thức của thị trường toàn cầu, đòi hỏi các doanh nghiệp phải có tầm cỡ nhất đinh cả về trình độ quản lý cũng như về tài chính và các tài sản khác dẫn đến một loạt vụ sáp nhập những công ty lớn trở thành các công ty khổng lồ có tầm cỡ toàn cầu để có thể khai thác có hiệu quả các nguồn lực trên toàn

thế giới. Ngoài ra, quá trình toàn cầu hoa mang đến sự cạnh tranh khốc liệt không phụ thuộc vào vị trí của doanh nghiệp ở đâu dù có tham gia hay không tham gia vào thị trường toàn cầu. Ngoài ra còn một loạt các

vấn đề xã hội có tính toàn cầu như đang thách thức toàn thể loài người m à không một quốc gia, một dân tộc nào có thể tự mình giải quyết được, mà ở đây nó đòi hỏi phải có sự nỗ lực chung thì mới có thể có kết quả, chẳng hạn như vấn đề môi trường, vấn đề đói nghèo và khững bố... .

Thứ sáu, Toàn cầu hoa diễn ra trong điều kiện có nhiều trở ngại lớn bởi toàn cầu hoa hiện nay đại diện cho xu t h ế mới nên luôn có những lực

lượng bảo thữ chống đối. Toàn cầu hoa là một xu hướng tất yếu cữa quá trình phát triển, thực chất khái niệm toàn cầu hoa m ớ i được phổ biến

khoảng 20 năm nay và như phân tích trên nó vừa mang lại những thuận lợi vừa mang lại những thách thức nhưng không đồng đều cho m ọ i người mọi thực thể trên trái đất. Do đó, những người, những quốc gia, những tổ chức nhận thấy có nhiều hạn c h ế hơn là thuận lợi nên đã cố tình chống lại những diễn biến cữa quá trình toàn cầu hoa.

Xét theo nghĩa rộng, toàn cầu hóa về kinh tế được hiểu như một quá trình mở rộng và làm sâu sắc hơn các mối liên hệ, liên k ế t k i n h t ế quốc

tế. N ó tạo ra m ố i quan hệ vừa phụ thuộc vừa chữ động tuy thuộc. Còn xét

dưới góc độ hẹp hơn trong lĩnh vực kinh tế, toàn cầu hóa về k i n h tế là quá trình luân chuyển ngày càng tự do hơn, nhanh chóng, thuận tiện hơn các

luồng giao dịch tiền và hàng trên phạm vi toàn cầu. Tự do hoa các luồng giao dịch tiền tệ sẽ thúc đẩy quá trình toàn cầu hoa về tài chính. Tự do hoa các luồng giao dịch về hàng hoa và các yếu t ố sản xuất sẽ góp phần thúc đẩy quá trình toàn cầu hoa nhanh chóng hơn. N h ư vậy, một trong những biểu hiện cữa quá trình toàn cầu hoa về k i n h t ế có thể coi là quá trình tự do hoa các thị trường sản phẩm, thị trường vốn và thị trường lao

động trên t h ế giới.

Tóm lại, Như nhà kinh tế học Đức Hécbơ-Giécsơ cũng nói: "Toàn

rộng về không gian của phát triển kinh tế tư bản cho đến tận cùng t h ế

giới". Quá trình toàn cầu hoa vừa đem lại cho các doanh nghiệp Việt Nam những cơ hội lại vừa mang lại những thách thức m à không phải doanh nghiệp nào cũng có thể vượt qua.

3.1.2. Những thời cơ và thách thức của xu hướng toàn cầu hoa

đôi với các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam

Như phân tích ỉ phần trên, quá trình toàn cầu hoa diễn ra là một quá trình khách quan, đồng thời nó vừa mang lại cả những thời cơ và những thách thức cho các doanh nghiệp của Việt Nam. Trong quá trình này chỉ có doanh nghiệp nào có khả năng khai thác ưu t h ế những thời cơ và khắc phục và vượt qua những thách thức thì mới có thể tồn tại và phát triển.

Những thời cơ đó là

Điều kiện mỉ rộng thị trường tiêu thụ vói dung lượng lớn và nhu cầu có khả năng thanh toán cao. K h i đó các doanh nghiệp có điều kiện

tiếp cận với thị trường tiềm năng lớn như châu Au, Bác Mỹ, Nhật Bản có khả năng tiêu thụ với số lượng lòn và các khu vực thị trường rộng lớn khác hơn 5 tỷ người tiêu dùng. Các doanh nghiệp V i ệ t Nam có điều kiện lựa chọn và tiêu thụ đa dạng hàng hoa trên một thị trường rộng lớn. Các doanh nghiệp Việt Nam có điều kiện tiếp cận với công nghệ

mới và tiên tiến trên t h ế giới nhằm thực hiện phương châm đi tắt, đón đầu nhằm rút ngắn khoảng cách về công nghệ của doanh nghiệp Việt Nam và có điều kiện trang bị những công nghệ mới, hiện đại nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường

Có khả năng tiếp cận, học tập những kinh nghiệm và kỹ năng quản lý tiến tiến của các nhà doanh nghiệp trong nền k i n h t ế thị trường nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường thế giói. Trong quá trình tiếp xúc và hợp tác với các doanh nghiệp nước ngoài các doanh nghiệp của Việt Nam chẳng những thực hiện được các hoạt động kinh doanh của mình, mỉ rộng thị trường, khai thác tối đa

những lợi t h ế so sánh m à qua đó còn học tập được kinh nghiệm thực hiện cạnh tranh trên những thị trường khác nhau nhằm tối đa hoa lợi ích các hoạt động kinh doanh.

Có điều kiện khai thác tối đa lợi thế so sánh trong nền kinh tế toàn cầu nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh ỉ trong nước cũng như ngoài nước.

Những Thách thức

Quá trình toàn cầu hoa không chỉ mang lại những cơ hội như trên đã phân tích m à con đưa đến những thách thức m à các doanh nghiệp phải

đối mặt và vượt qua.

Toàn cầu hoa đã buộc các doanh nghiệp phải chấp nhận cạnh tranh giành thị trường tiêu thụ trên phạm v i toàn cầu, nó cuốn hút m ọ i doanh nghiệp vào quá trình cạnh tranh đó một cách thực sự. Trong xu t h ế hội nhập, cai trò bảo hộ của nhà nước sẽ yếu dần và sẽ không còn nữa. V à

như vậy, nó buộc các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam không chỉ tiến hành các cuộc cạnh tranh ỉ thị trường nước ngoài m à phải thực hiện cạnh tranh với các đối thủ hùng mạnh trên t h ế giới ngay tại nước mình. Hay có thể nói một cách khác là phải đối mặt với cuộc cạnh tranh không biên giới.

Các doanh nghiệp Việt Nam phải đối đầu với cuộc cạnh tranh không cân sức và toàn diện vì phàn lớn các doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào thị trường nước ngoài là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Các doanh nghiệp Việt Nam tham gia thị trường nước ngoài với tư cách là người đến muộn, và điều này thường gây những bất lợi. Vì vậy trong cuộc cạnh tranh này là không cân sức và chúng ta muốn tỉn tại phải có chiến lược xuất khẩu linh hoạt, phù hợp. Cuộc cạnh tranh ở đây không chỉ là hàng hoa xuất khẩu m à còn thực hiện giữa các doanh nghiệp, giữa các quốc gia với nhau trong quá trình đó và có thể gọi đó chính là cuộc cạnh tranh toàn diện.

Để xây dựng và thực hiện một chiến lược xuất khẩu có hiệu quả thì

đòi hỏi các doanh nghiệp phải có khả năng về tài chính. Đã nói tới doanh nghiệp thì vốn lúc nào cũng hạn hẹp, tuy nhiên đối với các doanh nghiệp Việt Nam thì điều này lại càng rõ bởi vốn đã rất hạn c h ế lại phải trải rộng các hoạt động kinh doanh của mình phạm v i rộng và với mức chi phí lớn hơn kinh doanh nội địa rất nhiều.

Trình độ quản lý và kinh nghiệm hoạt động trên thị trường nước ngoài của các nhà doanh nghiệp Việt Nam còn hạn chế, k h i toàn cầu hoa diễn rasẽ dẫn đến bất cập trong công tác quản lý và điều hành doanh

nghiệp và điều đó sẽ ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam.

Hệ thống chính sách của Việt Nam chưa thống nhất và đỉng bộ với hệ thống và khung khổ pháp luật của các nước khác cho nên toàn cầu hoa

đòi hỏi phải có sự điều chỉnh lớn về chính sách và pháp luật để phù hợp

với những cam kết, thông l ệ và chuẩn mực quốc t ế đảm bảo cho tự do cạnh tranh.

Một phần của tài liệu Lựa chọn các hình thức tham gia thị trường hàng hóa nước ngoài của doanh nghiệp việt nam trong điều kiện hội nhập khu vực và thế giới (Trang 60 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)