Nguồn: Niên giám thống kế năm 1996 và Bộ TM năm
1.3.3 Thời kỳ sau năm 1998 đến nay
Với đà đang phát triốn của nền kinh tế nước ta sau hơn mười năm thực hiện chủ trương đổi mới, Nhà nước ra những quyết sách tiếp theo nhằm khai thác tối đa tiềm năng của nền kinh tế trong nước khi tham gia vào hội nhập khu vực và toàn cầu. Sự ra đời của Luật Doanh nghiệp là một minh chứng cho điều này. Trong Điều 7 khoản 5 của Luật Doanh nghiệp đã khẳng định rõ: "Các doanh nghiệp có quyền kinh doanh xuất nhập khẩu". Do vậy, kố từ khi Luật Doanh nghiệp bắt đầu có hiệu lực, số lượng các doanh nghiệp tham gia xuất nhập khẩu tăng lên một cách nhanh chóng. Sau hơn Ì năm Luật doanh nghiệp được ban hành thì số lượng doanh nghiệp tham gia đăng ký mã số xuất nhập khẩu là hơn 10.000 doanh nghiệp trong cả nước. Tuy nhiên, đố thực hiện việc kiốm soát xuất nhập khẩu Nhà nước yêu cầu tất cả các doanh nghiệp có nhu cầu xuất khẩu phải đăng ký mã số xuất nhập khẩu tại Hải Quan thành phố, tỉnh trực thuộc. N ă m 2000, theo Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, Nhà nước tiếp tục cho phép các doanh nghiệp có vốn đầu tư nưóc ngoài được xuất khẩu cả những sản phẩm được sản xuất và khai thác tại Việt Nam (không phải là sản phẩm của doanh nghiệp liên doanh sản xuất). Tuy nhiên, với những chính sách mới, chúng ta thấy đã có nhiều
khởi sắc song vẫn còn những hạn chế của giai đoạn trước. Đồng thời với việc có được số lượng các doanh nghiệp đông hơn, cơ chế thoáng hơn, quyền của doanh nghiệp được tôn trọng hơn cũng đã tạo thêm một số những ưu thế và hạn chế sau:
Thuận lợi:
+ Thứ nhất, số lượng các doanh nghiệp tham gia xuất nhựp khẩu ngày càng nhiều cho nên k i m ngạch ngoại thương tăng mạnh. Trong nhiều ngành hàng, Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu đứng đầu thế giói như gạo, than đá, hồ tiêu....
+ Thứ hai, tạo điều kiện khai thác cao nhất những nguồn lực sẵn có để tăng kim ngạch xuất khẩu đáp ứng nhu cầu ngoại tệ nhựp khẩu hàng hoa phục vụ cho nền kinh tế.
+ Thứ ba, cơ chế quản lý xuất nhựp khẩu thoáng hơn và có hiệu quả hơn.
Hạn chế:
+ Thứ nhất, số lượng các doanh nghiệp tham gia xuất nhựp khẩu quá nhiều trong điều kiện kim ngạch xuất khẩu không lớn lắm đã gây ra những tình trạng tranh mua, tranh bán nên đã gây rất nhiều tổn hại cho nền kinh tế nói chung và các doanh nghiệp nói riêng, tạo ra tình trạng lộn xộn trong quản lý trong khi trình độ và kiến thức của các nhà quản lý không phải ai cũng có thể đáp ứng được.
+ Thứ hai, phần lớn là các doanh nghiệp của Việt Nam thuộc loại vừa và nhỏ nên việc tham gia vào thị trường nước ngoài có nhiều hạn chế về năng lực canh tranh, khả năng tài chính.
+ Thứ ba, các doanh nghiệp Việt Nam về cơ bản chưa xây dựng được một chiến lược kinh doanh hữu hiệu, m à chủyếu là làm ăn tạm thời, ngắn hạn. v ề điều này thủ tướng Phan Văn Khải đã từng nhấn mạnh "Một doanh nghiệp không có chiến lược thì giống như người ra đường mà không có mắt". Đặc biệt, trong điều kiện cạnh tranh gay gắt và môi trường kinh doanh biến động không ngừng hiện nay, một doanh nghiệp lại càng cịn có chiến lược kinh doanh cho riêng mình. Đố i với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu thì đó là chiến lược thị trường, chiến lược nguồn hàng, chiến lược địu tư và địu tư có hiệu quả.