HÌNH THỨC LIÊN KẾT HOẠT ĐỘNG KINH DOANH GIỮA HAI NƯỚC

Một phần của tài liệu Lựa chọn các hình thức tham gia thị trường hàng hóa nước ngoài của doanh nghiệp việt nam trong điều kiện hội nhập khu vực và thế giới (Trang 35 - 39)

Nguồn: Cục công nghệ thông tin và thống kê Hải Quan

2.2. HÌNH THỨC LIÊN KẾT HOẠT ĐỘNG KINH DOANH GIỮA HAI NƯỚC

2.2.1. Xuất khẩu có sự trợ giúp văn phòng đại diện tại nước ngoài

Khi doanh nghiệp đã giành được một vị trí nhất định trên thị trường và mong muốn củng cố vững chắc hơn và chủ động hơn, muốn gắn l ợ i

ích của mình vào thị trường đó một cách chặt chẽ hơn thì doanh nghiệp

sẽ tiến tới việc đặt văn phòng đại diện tại thị trường đó. Văn phòng đại diện hoạt động ở thị trường nước ngoài sẽ giúp doanh nghiệp tập trung

hơn vào việc nghiên cứu thị trường, tìm ra phương pháp hiệu quả nhất để củng cố vị trí của doanh nghiệp trên thị trường mịc tiêu. Thông thường,

văn phòng đại diện chỉ có chức năng nghiên cứu, tư vấn và thực hiện các giao dịch hành chính ban đầu chứ không có chức năng kinh doanh.

a- Thuận lợi

- Đặt văn phòng đại diện là doanh nghiệp đã trực tiếp tiếp cận với thị trường do vậy dễ dàng nắm được những diễn biến trên thị trường tụ đó có những phản ứng có tính chiến lược và hiệu quả hơn.

- Khi cần thiết văn phòng đại diện có thể áp dụng các biện pháp có hiệu quả để bảo vệ lợi ích của doanh nghiệp trên thị trường đối tượng.

- Nắm được thông tin về thị trường, khách hàng, đối thủ canh tranh tụ đó có những đóng góp cho việc xây dựng chiến lược thâm nhập vào thị

trường đối tượng.

- Văn phòng đại diện có thể thực hiện các nghiệp vụ marketing trên thị trường nước ngoài phục vụ cho công tác thâm nhập và mở rộng thị trường của doanh nghiệp.

b- Khó khăn

- Do văn phòng đại diện không tiến hành các hoạt động kinh doanh trong khi đó để đảm bảo cho hoạt động của nó đòi hỏi một lượng chi phí cho văn phòng đại diện lại rất cao so với các chi phí tại chỗ nên bước đầu làm tăng chi phí hành chính trong doanh nghiệp.

- Phạm vi hoạt động bị hạn chế và nhiều khi doanh nghiệp bị lệ thuộc vào sự năng động và tính hiệu quả của văn phòng đại diện.

- Thiếu cán bộ có đủ trình độ và kinh nghiệm để điều hành và thực hiện các tác nghiệp tại thị trường nước ngoài một cách có hiệu quả.

Hình thức này đã được một số doanh nghiệp Việt Nam sử dụng, tuy nhiên do phần lớn các doanh nghiệp của ta là vừa và nhỏ nên cung khó khăn trong việc lựa chọn các hình thức phù hợp.

i Ì

Mức khống chế Thời gian chiếm lĩnh

Mức rủi ro

Sơ đồ 2.1: Biểu diổn các hình thức tham gia thị trường nước

npnài

2.2.2. Gia công quốc t ế

Đây là hình thức được sử dụng khá phổ biến trong thương mại quốc tế giữa các nước đang phát triển với các nước phát triển. Gia công quốc tế đã là động lực phát triển của nhiều ngành kinh tế trên t h ế giới như Hàn Quốc, Singapore, HongKong.... Tại Việt Nam, gia công quốc tế đã cứu cánh cho ngành công nghiệp nhẹ và cho đến nay là một trong những ngành đứng đầu trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam.

Gia công quốc tế là hoạt động kinh doanh được thực hiện giữa hai bên ở các nước khác nhau trong đó một bên (được gọi là bên gia công)

giao nguyên vật liệu, bán thành phẩm, linh kiện lắp ráp cho bên kia (gọi là bên nhận gia cồng) để sản xuất, chế biến, lắp ráp hàng thành phẩm theo yêu cầu của bên gia công, giao lại thành phẩm cho bên gia công và nhận tiền thù lao. Loại hình này có một số đặc trưng khác biệt với hình thằc xuất khẩu là:

Hoạt động thương mại gắn liền với hoạt động sản xuất, đây là đặc điểm khá đặc thù của hình thằc này. Hoạt động sản xuất lắp ráp ra hàng hoa gắn liền với hoạt động bán hàng. Đố i với hình thằc này cả người nhận gia công và bên gia công đều khai thác tối đa những ưu t h ế nhằm tăng tính hữu ích cho hoạt động kinh doanh của mình nói riêng và ở phạm vi quốc gia nói chung.

Quyền sở hữu đối với nguyên vật liệu và hàng hoa không thay đổi vì vậy không chỉ bên nhận gia công m à cả bên gia công cũng quan tâm đến

việc bảo quản hàng hoa và nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất và gia công lắp ráp hàng hoa.

Thực chất đây là hình thằc người đặt gia công mua sằc lao động của lao động sống tại nước nhận gia công để nâng cao tỷ suất lợi nhuận của mình. Đ ó là hình thằc khai thác những lợi t h ế so sánh trong thương mại quốc tế về giá cả sằc lao động. Tuy nhiên, việc mua bán sằc lao động lại gắn liền với quá trình sản xuất hàng hoa do vậy trong k h i thực hiện hoạt động này đòi hỏi những kỹ năng rộng hơn cả ở lĩnh vực sản xuất và thương mại.

Chính từ những đặc trưng trên, các nhà kinh doanh trên thị trường hàng hoa t h ế giới đã sử dụng hình thằc này như một công cụ để thâm nhập vào thị trường nước ngoài có hàng rào bảo hộ chặt chẽ.

Đố i với hình thức này, các doanh nghiệp Việt Nam mới sử dụng tư cách là người nhận gia công, mà đặc biệt là trong các ngành công nghiệp nhẹ và công nghiệp điện tử còn với tư cách là bên đặt gia công thì hiện nay chưa có vì hiện tại so sánh giá nhân công lao động thì Việt Nam vẫn là nước có mức giá rẻ nhất.

Một phần của tài liệu Lựa chọn các hình thức tham gia thị trường hàng hóa nước ngoài của doanh nghiệp việt nam trong điều kiện hội nhập khu vực và thế giới (Trang 35 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)