Công ty liên doanh

Một phần của tài liệu Lựa chọn các hình thức tham gia thị trường hàng hóa nước ngoài của doanh nghiệp việt nam trong điều kiện hội nhập khu vực và thế giới (Trang 45 - 47)

Nguồn: Cục công nghệ thông tin và thống kê Hải Quan

2.3.1. Công ty liên doanh

Khi xét thấy có những lợi thế về kinh tế, xã hội, tự nhiên... khi so sánh các điều kiện đó của nước mình ở trên thị trường đối tượng, lãnh đạo doanh nghiệp quyết định tạo lập cơ sở kinh doanh trên thị trường đó. Tuy nhiên, hình thức tiếp theo là gì? Nếu doanh nghiệp nhận thấy rằng : - Tự mình thì không đủ vốn hoặc tiềm lực để thực hiện các hoạt

động kinh doanh trên thị trường đối tượng.

- Có nhiều rủi ro hơn vì là "người nước ngoài".

- Khi ở thị trường đó luật pháp bắt buộc các công ty nước ngoài muốn kinh doanh trong lĩnh vực đó phải liên doanh với một công ty nước sở tại. Việc thành lập các liên doanh thường được phổ biến ở các nước đang phát triển có chính sách thu hút vốn đằu tư nước ngoài, có chính sách ưu tiên cho việc thành lập các công ty liên doanh nhằm thu hút vốn

đầu tư trực tiếp từ nước ngoài như ở Việt Nam, Thái Lan, Indonesia, Ấn Độ ... hiện nay.

Hình thức liên doanh có những thuận lợi và khó khăn sau:

a- Thuận lợi

Tận dụng được nguồn lực có sẵn ở nước sở tại

Chia sử những rủi ro trong quá trình kinh doanh, tạo ra sự cộng đồng trách nhiệm trong quá trình điều hành hoạt động của doanh nghiệp với đối tác của nước sở tại.

Là cửa ngách để các doanh nghiệp tham gia vào thị trường nước ngoài thông qua các công ty liên doanh với các đối tác;

Khai thác và tận dụng được các ưu đãi của nước chủ nhà để thâm nhập vào thị trường đối tượng;

b- Khó khăn

Không tự quyết định các phương án kinh doanh, không chủ động và độc lập trong hoạt động kinh doanh. Luật đầu tư nước ngoài của tất cả các nước đều có điều khoản quy đinh tỷ lệ góp vốn trong các liên doanh và khi quản lý và điều hành thì không toàn quyền, bị hạn chế quyền lực của mình theo tỷ lệ vốn góp.

Lợi nhuận bị chia sử.

Đây là hình thức đầu tư nước ngoài khá phổ biến trên thị trường thế

giới, song đối với các doanh nghiệp Việt Nam thì đây là hình tức mới mử. Tuy nhiên các doanh nghiệp của Việt Nam cũng đã bắt đầu đầu tư ra nước ngoài. Tính đến tháng 10/2003 tổng số các doanh nghiệp Việt Nam

đã đầu tư ra thị trường nước ngoài tổng cộng 93 dự án, đạt tổng vốn đầu tư là 214,1 triệu ƯSD. Trong đó Iraq 100 triệu USD đứng thứ nhất, sau đó là Liên bang Nga 34,3 triệu USD và đứng thứ ba là Lào 18,3 triệu USD. Đây là thành tích khá khả quan và qua đó cũng chỉ ra rằng các nhà doanh nghiệp Việt Nam cũng đã biết lựa chọn hình thức tham gia thị trường nước ngoài có hiệu quả.

Một phần của tài liệu Lựa chọn các hình thức tham gia thị trường hàng hóa nước ngoài của doanh nghiệp việt nam trong điều kiện hội nhập khu vực và thế giới (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)