Nguồn: Cục công nghệ thông tin và thống kê Hải Quan
2.2.4. Mua bán giấy phép (licensing)
Mua bán giấy phép sử dụng là một hình thức bắt đầu sử dụng phổ biến trước Đại chiến thế giói thứ hai. Đây chính là hình thức m à các tổp đoàn tư bản lốn tiến hành xây dựng cơ sở sản xuất ở nước ngoài m à
không phải đầu tư vốn, đồng thời gắn trách nhiệm của công ty sở tại vào vòng ảnh hưởng của mình và có trách nhiệm đối với sản phẩm của doanh nghiệp. Thường thường các đối tượng của hợp đồng mua bán giấy phép hiện nay là:
+ Sáng chế hoặc bằng sáng chế của sản phẩm hoặc dây chuyền công nghệ.
+ Bí quyết sản xuất không được cấp bằng. + Các giải pháp kữ thuật, sáng kiến sản xuất. + Các giải pháp về quản lý và marketing. + Công thức hợp chất.
+ Thương hiệu sản phẩm và loại sản phẩm.
Ngoài những sản phẩm phần lớn là tri thức công nghệ, các công ty bán giấy phép còn giành quyền cung cấp linh kiện và một số nguyên vật liệu cần thiết cho việc sản xuất hàng thành phẩm theo giấy phép đã mua bán tại các nước mua giấy phép sử dụng. Trong thương mại quốc tế thường có hai hình thức mua bán giấy phép: Thứ nhất là giấy phép độc quyền, khi mua bán giấy phép theo hình thức này thì người chủ sở hữu chẳng những không được phép bán cho ai khác m à còn mất quyền sử dụng và khai thác giấy phép đó để sản xuất ra sản phẩm hàng hoa tiêu thụ trên thị trường; Thứ hai là giấy phép thường thì người bán vẫn còn giữ lại quyền sử dụng và khai thác giấy phép đó cho mục đích kinh doanh của mình. Tuy nhiên chỉ các doanh nghiệp có những sản phẩm có uy tín, công nghệ tiên tiến, bí quyết kữ thuật sản xuất hiện đại, thương hiệu nổi tiếng thì mới có thể dùng hình thức này thâm nhập thị trường nước ngoài. K h i sử dụng hình thức này trước hết là bên bán giấy phép
vẫn con giữ nguyên ưu thế về công nghệ sản xuất của mình trong ngành
đó và là một trong các yếu tố cấu thành nên ưu thế riêng biệt. Người bán giấy phép không cần phải đầu tư lớn về vốn, ký năng quản lý và kinh nghiệm marketing trên thị trường đối tượng. Tiếp nữa đây là biện pháp kéo dài vòng đời sản phẩm cho hàng hoa bằng cách bán giấy phép sử dạng cho nước khác. Tuy nhiên khi sử dạng hình thức này cũng gặp một số những hạn chế của việc nhập khẩu sản phẩm tri thức vào nước người mua như hạn chế trong một số ngành, hoặc kiểm tra chặt chẽ yêu cầu về tiên tiến của sản phẩm.
Hiện tại, ở Việt Nam do hạn chế của trình độ kinh tế và kỹ thuật nên cho đến nay chưa có doanh nghiệp nào sử dạng hình thức này với tư cách
là người bán giấy phép sử dạng. Chủ yếu là là bên nhập khẩu giấy phép sử dạng gắn liền với nhập khẩu công nghệ và kỹ thuật. Tuy nhiên, trong thòi gian tới nền kinh tế của Việt Nam phát triển, trình độ khoa học của Việt Nam sẽ phát triển thì hình thức này sẽ là một trong các phương án
lựa chọn cho các doanh nghiệp. Hiện nay đã có một số doanh nghiệp bắt
đầu xuất khẩu một số thiết bị công nghệ sang các nước có nhu cầu. Do
đó trong những năm tới các doanh nghiệp Việt Nam sẽ có khả năng sử dạng hình thức này để thâm nhập thị trường nước ngoài.
Dưới đây sẽ so sánh sự khác nhau giữa hai hình thức để qua đó thấy sự khác biết cơ bản giữa các hình thức trên làm căn cứ cho các doanh nghiệp lựa chọn.
Sự khác nhau giữa mua bán giây phép và Franchising.
Mua bán giấy phép Franchising
Sử dụng "kỳ hạn" là phổ biến Dùng khái niệm"chi phí quản lý"
Dùng đối với sản phẩm, sản phẩm đơn lẻ hay từng bộ phận
Bao trùm toàn bộ các hoạt động kinh doanh;bí quyết, quyền sở hịu trí tuệ, lợi thế về uy tín, thương hiệuũ
Thường được các DN đã có vị trí chắc chắn ở mức nào đó thì mới mua
Thường là thành lập để thực hiện việc chuyển nhượng
Thời gian thường là 16-20 năm Thường là 5 năm, có thể tói 10 năm thường xuyên đổi mới
Người mua thương tự mình lựa chọn và quyết định
Thường được bên chuyển giao lựa chọn
Không có lợi thế gì bổ xung thêm cho người mua
Có thể có lợi thế được khai thác ở nước người chuyển nhượng cho mình
Nguồn: Global Marketing
2.2.5. Đặ t các chi nhánh của doanh nghiệp tại nhịng nước sở tại
Khi phát hiện ra nhịng nguồn lực lợi thế mà doanh nghiệp có thể khai thác bước đầu thông qua văn phòng đại diện thì lúc này doanh nghiệp quyết định dấn thêm bước nịa là đặt chi nhánh công ty tại thị trường đối tượng. Tuy nhiên, với việc thành lập chi nhánh công ty thì hoạt động kinh doanh mới chỉ ở giai đoạn đầu của hoạt động đầu tư trực tiếp vào thị trường đối tượng, nên có thể có nhịng rủi ro m à doanh
nghiệp phải gánh chịu bởi vì hoạt động kinh doanh còn hạn chế về phạm vi, quyền hạn. Đặt chi nhánh tại nước ngoài là bắt đầu doanh nghiệp chuyền các hoạt động kinh doanh của mình ra thị trường nước ngoài nên xác suất rủi ro lớn hơn, cuộc cạnh tranh cũng bắt đầu khốc liệt hơn. Đây thực chất là một bước thử thách có tính toàn diện cho hoạt động kinh doanh ở nước ngoài của doanh nghiệp. Hiện nay, bắt đầu có một số doanh nghiệp của Việt Nam sử dậng hình thức này để thâm nhập thị trường nước ngoài. Tuy nhiên do có nhiều khó khăn nên việc đặt chi nhánh cũng chưa phổ biến. Việc đặt chi nhánh của doanh nghiệp ở nước ngoài có thuận lợi và khó khăn sau:
Thuận lợi:
Chi nhánh công ty trực tiếp kinh doanh tại thị trường đối tượng do vậy có thể khai thác những lợi thế của thị trường đó.
Chi nhánh có thể thay mặt doanh nghiệp thực hiện những biện pháp bảo vệ lợi ích của doanh nghiệp trên thị trường đối tượng.
Chi nhánh có thể khai thác những lợi thế so sánh tiến hành các hoạt động kinh doanh nhằm đạt lợi nhuận cao.
Khó khăn:
Chưa thực hiện toàn diện chiến lược trên thị trường đối tượng nên khả năng cạnh tranh còn hạn chế.
Chi phí dàn trải và đòi hỏi phải có đội ngũ cán bộ đủ sức tin cậy.
Chưa hạch toán một cách độc lập do vậy không đảm bảo khả năng linh hoạt nhất cho doanh nghiệp trên thị trường đối tượng.
Đố i với hình thức này, một số doanh nghiệp Việt Nam đã sử dụng phục vụ cho hoạt động Marketing xuất khẩu của mình trên thị trường đối tượng. Tuy nhiên, hình thức này cũng cũng chưa được sử dụng và khai thác một cách có hiệu quả bởi lẽ phằn lớn các doanh nghiệp Việt nam chưa có chiến lược thâm nhập thị trường một cách khả thi.