- Phân tích và đánh giá kỹ năng sử dụng xét nghiệm qua bệnh án
b. Một số hạn chế ảnh h−ởng đến năng lực sử dụng xét nghiệm
4.2.2. Một số giải pháp đề xuất liên quan đến hệ thống xét nghiệm
Hầu hết các ý kiến của bác sỹ lâm sàng, ý kiến trả lời phỏng vấn sâu của cán bộ lãnh đạo bệnh viện, các tr−ởng khoa xét nghiệm và các khoa lâm sàng đều khá tập trung vào những vấn đề sau:
- Về nhân lực. Cần thiết tăng c−ờng cán bộ xét nghiệm kể cả số có trình độ đại học sau đại học cũng nh− số có trình độ trung cấp kỹ thuật là cơ bản nhất. Cùng với bổ sung nhân lực thì vấn đề đào tạo nâng cao kỹ năng tay nghề cho cán bộ kỹ thuật và đào tạo nâng cao bằng cấp chuyên môn cho bác sỹ và cử nhân xét nghiệm là hết sức cần thiết.
Nhiều ý kiến đề nghị với các cơ quan cấp trên tìm giải pháp và tạo điều kiện cho cán bộ ngạch cử nhân xét nghiệm đ−ợc đào tạo nâng cao bậc trên đại học, vì họ sẽ rất thiệt thòi khi không có hệ thống đào tạo nâng cao trong khi họ có khả năng và có nhu cầu đ−ợc đào tạo nh− các lĩnh vực khác. Đại bộ phận các tr−ởng khoa xét nghiệm của các bệnh viện có ý kiến đề xuất:”...đề nghị Nhà n−ớc và Bộ Y tế cần có chính sách hợp lý và tạo điều kiện cho cán bộ kỹ thuật có trình độ cử nhân xét nghiệm đ−ợc học để nâng cao bằng cấp chuyên môn kỹ thuật, họ rất thiệt thòi vì không đ−ợc học để có trình độ trên đại học”.
Nh− vậy vấn đề con ng−ời là yếu tố đ−ợc trú trọng và đ−ợc đặt lên hàng đầu, tất cả 30 tr−ởng khoa xét nghiệm đều thống nhất đề nghị: cần thiết bổ sung nhân lực cho khoa xét nghiệm kể cả trình độ đại học, sau đại học và kỹ thuật viên trung học. Một số ý kiến đề nghị Bộ Y tế cần định biên số cán bộ xét nghiệm theo quy mô bệnh viện, theo tuyến để họ có cơ hội đ−ợc đi đào tạo nâng cao. Tuy nhiên, bên cạnh vấn đề nhân lực thì cơ sở vật chất, trang thiết bị xét nghiệm cũng là 1 trong 2 lĩnh vực cơ bản có tính quyết định đến khả năng đáp ứng nhu cầu sử dụng xét nghiệm của khối lâm sàng và chất l−ợng bệnh viện.
- Về trang thiết bị, máy móc, vật t−, hoá chất cho các khoa xét nghiệm của bệnh viện cũng đ−ợc đề nghị với tỷ lệ rất cao. Điều này hoàn toàn phù hợp với đề nghị của Nguyễn Thị Hà khi nghiên cứu thực trạng các labo của bệnh viện các tuyến tại 43 tỉnh thành trên toàn quốc [18]. Có 21/30 tr−ởng khoa xét nghiệm ý kiến cần tăng c−ờng cơ sở vật chất, trang thiết bị, máy móc cho các khoa xét nghiệm một cách hợp lý và phù hợp với từng bệnh viện, từng tuyến, tránh tình trạng đầu t− dàn trải gây lãng phí và không phát huy đ−ợc hiệu quả đầu t−. Vấn đề này cũng đ−ợc lãnh đạo bệnh viện quan tâm, nhiều lãnh đạo bệnh viện huyện đề xuất: “Đề nghị tăng c−ờng bổ sung thêm nhân lực (đặc biệt là bác sỹ và cử nhân xét nghiệm) cho các khoa xét nghiệm, nâng cấp hệ thống trang thiết bị, máy móc mới, hoá chất xét nghiệm... cho các bệnh viện tuyến huyện”.
Thật vậy, vấn đề con ng−ời và thiết bị máy móc là 2 mặt có tính hữu cơ quyết định đến chất l−ợng kỹ thuật cũng nh− công tác chăm sóc sức khoẻ cho cộng đồng của ngành y và quyết định chất l−ợng cũng nh− đẳng cấp bệnh viện. Thực tế chúng tôi thấy một số bệnh viện huyện đ−ợc đầu t− xây dựng cơ bản mới, trang bị máy móc thiết bị mới và nhiều nh−ng thiếu con ng−ời sử dụng và sử dụng ch−a có hiệu quả nên kết quả là không phát huy đ−ợc hiệu quả của máy móc. Vấn đề này đ−ợc lãnh đạo bệnh viện huyện Easup tỉnh Đắc Lắc và bệnh viện huyện Chơn Thành tỉnh Bình Ph−ớc đề xuất là: “...cần phân bổ thêm bác sỹ (cả bác sỹ điều trị và bác sỹ xét nghiệm) cho bệnh viện tuyến huyện một cách hợp lý vì bệnh viện đ−ợc Nhà n−ớc đầu t− xây dựng khang trang, máy móc mới trang bị khá tốt nh−ng thiếu ng−ời sử dụng nên không phát huy đ−ợc hiệu quả của máy mới đ−ợc trang bị đó”.
Ng−ợc lại một số bệnh viện huyện do thiếu và ch−a đ−ợc trang bị máy móc xét nghiệm thì hiệu quả phục vụ cũng ch−a cao. Hoặc một số bệnh viện tỉnh do đ−ợc đầu t− máy móc ch−a đủ hoặc không hợp lý nên kết quả là ch−a đáp ứng đ−ợc yêu cầu nh− quyết định của Bộ Y tế về trạng thiết bị y tế thiết yếu [10], chính vì thế nên một số bệnh viện tỉnh đã có chính sách liên doanh với các hãng máy và vật t− y tế hoặc cho phép các hãng đặt máy tại bệnh viện để khai thác nhằm phát huy hiệu quả xét nghiệm kỹ thuật cao phục vụ chuyên môn. Nhìn chung hầu hết các bệnh viện của cả 2 tuyến do thiếu và yếu về trang thiết bị y tế nên hậu quả là số l−ợng và chủng loại xét nghiệm hiện đang đ−ợc làm tại các khoa xét nghiệm của hầu hết các bệnh viện là ch−a đáp ứng đủ nhu cầu nh− Danh mục và phân tuyến kỹ thuật của Bộ tr−ởng bộ Y tế quy định [15]. Chính vì vậy nên các mặt hàng xét nghiệm ch−a phong phú làm cho bác sỹ lâm sàng cũng khó có cơ hội đ−ợc tiếp xúc với những xét nghiệm cao, ngay cả một số xét nghiệm nằm trong danh mục theo tuyến đ−ợc phép làm nh−ng họ cũng không có cơ hội đ−ợc chỉ định và sử dụng, đó cũng là một trong những yếu tố hạn chế làm ảnh h−ởng đến khả năng sử dụng xét nghiệm của bác sỹ lâm sàng.
- Vấn đề hoàn thiện cơ cấu tổ chức các khoa xét nghiệm theo đúng chuyên khoa sâu cũng đ−ợc hầu hết các tr−ởng khoa của bệnh viện tỉnh đề xuất, có tới 12/14 tr−ởng khoa xét nghiệm của bệnh viện tỉnh có ý kiến đề nghị nên tách và hoàn thiện các khoa xét nghiệm tại bệnh viện tuyến tỉnh theo đúng chuyên môn để phát huy khả năng cũng nh− tính đặc thù của các chuyên khoa nhằm đáp ứng tốt hơn nữa nhu cầu đ−ợc phục vụ của họ. Hơn nữa khi đã là các khoa chuyên khoa sâu thì cả nhân lực, thiết bị máy móc... mới đảm bảo chuẩn và phù hợp, khi đó chắc hẳn sẽ đáp ứng đ−ợc các loại xét nghiệm theo đúng danh mục mà Bộ Y
tế quy định. Vấn đề này cũng đ−ợc một số tác giả khác nghiên cứu và đề xuất t−ơng tự [18, 39].