Một số thông tin về đối t−ợng nghiên cứu

Một phần của tài liệu Đánh giá năng lực của bác sỹ lâm sàng tại bệnh viện tuyến huyện và tuyến tỉnh trong việc sử dụng xét nghiệm phục vụ chuẩn đoán và điều trị (Trang 80 - 82)

- Phân tích và đánh giá kỹ năng sử dụng xét nghiệm qua bệnh án

n % Về số kỹ thuật XN / bệh hâ

4.1.1. Một số thông tin về đối t−ợng nghiên cứu

Để đảm bảo đáp ứng mục tiêu nghiên cứu đã đề ra, trong đề tài nghiên cứu này, các nhóm đối t−ợng nghiên cứu bao gồm: Bác sỹ lâm sàng; Lãnh đạo bệnh viện và tr−ởng/phó phòng Kế hoạch tổng hợp, phòng Tổ chức cán bộ, tr−ởng/phó các khoa lâm sàng của 6 khoa có sử dụng nhiều xét nghiệm một cách tổng hợp đó là khoa khám bệnh, khoa nội, khoa nhi, khoa lây, khoa ngoại, khoa sản của bệnh viện tuyến tỉnh hoặc hệ nội và hệ ngoại của bệnh viện tuyến huyện; Tr−ởng hoặc phó các khoa xét nghiệm; Bệnh án điều trị nội trú đã xuất viện của các khoa lâm sàng nói trên.

Bác sỹ lâm sàng là đối t−ợng đ−ợc phỏng vấn trực tiếp đang làm việc tại khoa khám bệnh và các khoa điều trị của tất cả các bệnh viện đ−ợc chọn trong nghiên cứu đ−ợc phỏng vấn và phân tích case study để chỉ định xét nghiệm nhằm thu thập những thông tin về kiến thức chỉ định và sử dụng xét nghiệm phục vụ công tác chuyên môn tại bệnh viện 2 tuyến, trong đó số 978 đ−ợc phỏng vấn, tuyến tỉnh là 631 ng−ời chiếm tỷ lệ 64,52% (nam là 427 và nữ là 204 ng−ời) và tuyến huyện là 347 ng−ời chiếm tỷ lệ 35,48% (trong đó nam là 235 và nữ là 112 ng−ời). Tuổi trung bình chung là 39,8 - 8,86 tuổi, tại tuyến tỉnh tuổi trung bình là 38,9 - 8,63 và tuyến huyện là 41,26-7,76 tuổi, thấp nhất là 24 và cao nhất là 60 tuổi. Kết quả trên cho thấy tuổi trung bình bác sỹ tuyến huyện cao hơn tuyến tỉnh, tuy nhiên sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p>0,05. Về trình độ bằng cấp chuyên môn cho thấy tại tuyến tỉnh số cán bộ có trình độ đại học gồm: bác sỹ và bác sỹ định h−ớng chuyên khoa chiếm 48,34% thấp hơn so với số có cùng trình độ tại tuyến huyện là 66,28%. Ng−ợc lại số có trình độ trên đại học tại tuyến tỉnh là 51,66% cao hơn số có cùng trình độ ở tuyến huyện là 33,72% sự khác biệt có ý nghĩa với p<0,05.

Số bác sỹ tham gia phỏng vấn sâu bao gồm: đại diện lãnh đạo bệnh viện, tr−ởng hoặc phó phòng Kế hoạch tổng hợp, phòng Tổ chức cán bộ và tr−ởng hoặc phó các khoa lâm sàng đ−ợc chọn trong nghiên cứu. Tất cả có 136 ng−ời trong đó bệnh viện tuyến tỉnh là 72 ng−ời và tuyến huyện là 64 ng−ời.

Số đối t−ợng đ−ợc phỏng vấn chuyên về hệ thống xét nghiệm, tất cả đều là tr−ởng các khoa xét nghiệm của các bệnh viện trong nghiên cứu bao gồm 30 ng−ời trong đó mỗi bệnh viện huyện có một khoa xét nghiệm chung do đó có tổng số là 16 tr−ởng khoa xét nghiệm của 16 bệnh viện huyện. Tại 8 bệnh viện

tỉnh thì có 2 bệnh viện có đủ 3 khoa xét nghiệm riêng biệt bao gồm khoa Huyết học, khoa Hóa sinh và khoa Vi-ký sinh trùng và giải phẫu bệnh, còn 2 bệnh viện tỉnh khác, mỗi bệnh viện có 2 khoa xét nghiệm là khoa Huyết học-Sinh hoá và khoa Vi-Ký sinh và giải phẫu bệnh và 4 bệnh viện tỉnh còn lại thì mỗi bệnh viện chỉ có 1 khoa xét nghiệm chung do đó tổng số tr−ởng khoa xét nghiệm tại 8 bệnh viện đa khoa tỉnh đ−ợc phỏng vấn là 14 ng−ời.

Số đối t−ợng tham gia thảo luận nhóm bao gồm: đại diện lãnh đạo bệnh viên, tr−ởng hoặc/và phó phòng Kế hoạch tổng hợp, phòng Tổ chức cán bộ, tr−ởng hoặc/và phó khoa khám bệnh, các khoa lâm sàng đ−ợc chọn trong nghiên cứu, tr−ởng hoặc phó khoa xét nghiệm. Trung bình số đối t−ợng tham gia mỗi buổi thảo luận tại mỗi bệnh viện tỉnh từ 12 - 16 ng−ời và tại mỗi bệnh viện huyện là từ 8 - 12 ng−ời. Tổng số đối t−ợng tham gia thảo luận nhóm là 275 ng−ời trong đó tuyến tỉnh có 115 ng−ời và tuyến huyện là 160 ng−ời.

Số bảng kiểm về quy trình khám, chỉ định xét nghiệm của bác sỹ tại các phòng khám của khoa khám bệnh tại các bệnh viện đ−ợc thu thập với tổng số là 2032 l−ợt bệnh nhân đến khám, trong đó tại 5 phòng khám (chuyên khoa nội, nhi, lây, ngoại, sản) của khoa khám bệnh tại 8 bệnh viện tỉnh là 1528 l−ợt chiếm 75,2% và 2 phòng khám hệ nội và hệ ngoại của khoa khám bệnh tại 16 bệnh viện huyện là 504 l−ợt chiếm 24,8%. Mỗi chuyên khoa của khoa khám bệnh của bệnh viện có thể có từ 1 - 4 phòng khám (th−ờng chuyên khoa lây và khoa nhi có 1 phòng khám còn chuyên khoa nội, ngoại và sản th−ờng có 3 - 4 phòng). Chúng tôi chỉ chọn ngẫu nhiên mỗi chuyên khoa 1 phòng để quan sát trực tiếp quy trình khám, chỉ định xét nghiệm của bác sỹ khi tiếp xúc và thăm khám bệnh nhân mới đến khám bệnh trong 1 ngày làm việc.

Số phiếu nghiên cứu tr−ờng hợp (case study) đ−ợc các bác sỹ lâm sàng phân tích và trả lời là 2394 phiếu của 5 chuyên khoa: nội, nhi, lây, ngoại, sản, trong đó số phiếu đ−ợc bác sỹ lâm sàng trả lời tại bệnh viện tuyến tỉnh là 1581 phiếu chiếm 66,04% và của bệnh viện tuyến huyện là 813 phiếu chiếm 33,96%. Mỗi bác sỹ lâm sàng đ−ợc trả lời 3 tình huống khác nhau thuộc chuyên khoa mà họ đang làm. Tuy nhiên một số ít đối t−ợng không đồng ý tham gia hợp tác hoặc họ chỉ phân tích đ−ợc 1 hoặc 2 tình huống rồi sau đó từ chối không tiếp tục phân tích tiếp nữa, tất cả những tr−ờng hợp đó chúng tôi đều loại ra không xử lý. Tổng số chỉ có 798 ng−ời trả lời đủ mỗi ng−ời 3 phiếu case study trong đó tuyến huyện là 271 ng−ời và tuyến tỉnh là 527 ng−ời.

Số bệnh án điều trị nội trú đã xuất viện đ−ợc thống kê nhằm thu thập số liệu đánh giá thực trạng chỉ định và sử dụng xét nghiệm của bác sỹ lâm sàng tại bệnh viện 2 tuyến là 7125 bệnh án. Trong số 8 bệnh viện tuyến tỉnh thì số bệnh

án đ−ợc thống kê là 5224 chiếm tỷ lệ 73,32% và 16 bệnh viện tuyến huyện là 1901 bệnh án chiếm tỷ lệ 26,68%. Tại bệnh viện tỉnh, số ngày điều trị trung bình thấp nhất là khoa sản là 5,64 - 2,73 ngày và cao nhất ở khoa nội là 7,59 - 5,82 ngày (số ngày điều trị trung bình trên một bệnh án chung cho các khoa dao động ít nhất là 1 ngày và nhiều nhất là 69 ngày) và tại bệnh viện tuyến huyện thì số ngày điều trị trung bình thấp hơn, cụ thể là 5,67 - 4,3 ngày ở hệ nội và 6,04 - 3,54 ngày ở hệ ngoại (dao động trong khoảng từ 1 ngày đến 31 ngày), tuy nhiên sự chênh lệch này không có ý nghĩa thống kê với p>0,05. Khi phân tích số ngày điều trị, chúng tôi phân thành 3 nhóm là: nhóm 1 tuần (<8 ngày), nhóm 2 tuần (từ 8 - 14 ngày) và nhóm trên 2 tuần (>14 ngày) để làm cơ sở phân tích tỷ lệ bệnh án đ−ợc chỉ định xét nghiệm lại và bổ sung xét nghiệm mới theo các nhóm điều trị ngắn và dài ngày trong bệnh án. Số bệnh án có số ngày điều trị d−ới 1 tuần là 5058 chiếm 70,99% và số bệnh án có số ngày điều trị trong vòng 2 tuần là 1786 chiếm 25,07% và số bệnh án điều trị trên 2 tuần là 281 chiếm tỷ lệ 3,94% trong tổng số bệnh án đ−ợc thống kê.

Với những kết quả về các nhóm đối t−ợng nghiên cứu nh− trên cho thấy về cỡ mẫu cho mỗi nhóm đối t−ợng là đủ lớn và đạt yêu cầu chọn mẫu và cỡ mẫu nh− đã thiết kế ban đầu. Với số mẫu lớn nh− vậy đủ để tiến hành phân tích kết quả nghiên cứu nhằm đảm bảo độ tin cậy và tính khoa học của kết quả nghiên cứu, đồng thời đáp ứng đầy đủ yêu cầu về cỡ mẫu nh− trong đề c−ơng nghiên cứu thiết kế và đã đ−ợc Hội đồng cấp Bộ thông qua.

Một phần của tài liệu Đánh giá năng lực của bác sỹ lâm sàng tại bệnh viện tuyến huyện và tuyến tỉnh trong việc sử dụng xét nghiệm phục vụ chuẩn đoán và điều trị (Trang 80 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)