Bên cạnh những giải pháp cơ bản nói trên luận án xin đề xuất một số giải pháp không kém phần quan trọng và cần được tiến hành đồng bộ như sau:
3.3.7.1 Tăng cường chất lượng nguồn nhân lực hỗ trợ cho đầu tư phát triển kinh tế
Thực tiễn đổi mới cho thấy nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng, quyết định đến việc thu hút đầu tư và tăng trưởng. Xây dựng cơ sở của nền kinh tế tri thức, nâng cao chất lượng, sử dụng hợp lý nguồn nhân lực là nhân tố quan
trọng cho sự phát triển Thủ đô tương lai. Yêu cầu đặt ra với Viêng Chăn phải phát triển thành một trung tâm giáo dục, đào tạo đại học và trên đại học chất lượng cao, tiếp cận trình độ quốc tế, cung cấp nguồn nhân lực chủ yếu cho vùng Trung Lào. Cụ thể:
T Quan tâm đào tạo nguồn nhân lực từ việc chú trọng đào tạo từ trường mầm non, phổ thông cơ sở, phổ thông trung học trên cơ sở đầu tư đồng bộ hệ thống trường học, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất, kĩ thuật dạy học; Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, coi trọng việc dạy kiến thức với dạy ngoại ngữ, tin học cho học sinh.
T Đẩy mạnh việc đào tạo lao động có trình độ kĩ thuật cao, có khả năng tiếp cận công nghệ mới, công nghệ hiện đại của thế giới, chuyên gia phát triển công nghệ phần mềm, ứng dụng công nghệ cao.
T Chú trọng đào tạo đội ngũ lao động quản lý giỏi đáp ứng yêu cầu của các doanh nghiệp trong và ngoài nước cũng như yêu cầu quản lý nhà nước trong điều kiện hội nhập quốc tế.
T Đẩy mạnh việc đào tạo thông qua việc củng cố, phát triển các trường Đại học; các trường cao đẳng, trường dạy nghề và chú trọng công tác đào tạo lao động tại chỗ, xuất khẩu lao động đã qua đào tạo (đặc biệt là hoạt động xuất khẩu thuyền viên, lao động có kĩ thuật cao).
T Quan tâm phát triển nguồn nhần lực cho các ngành thay thế lực lượng lao động của các ngành may mặc, dày dép. Chủ động đào tạo lao động trong nông nghiệp, nông thông, đặc biệt lao động chuyển đổi đất đai.
3.3.7.2 Tăng cường năng lực sản xuất W kinh doanh, hội nhập kinh tế quốc tế cho các doanh nghiệp Thủ đô
Để phát triển kinh tế Thủ đô một cách bền vững cần nâng cao năng lực các doanh nghiệp của Thủ đô trong đó lưu ý đến xác định chiến lược phát triển các doanh nghiệp, phát triển nguồn nhân lực, nâng cao năng lực kỹ thuật,
tài chính, tạo đà cạnh tranh cho các doanh nghiệp Thủ đô Viêng Chăn.
Trên cơ sở tái cấu trúc lại nền kinh tế cũng như cơ cấu lại các nhóm ngành, sản phẩm cần tập trung tăng cường sức cạnh tranh của các sản phẩm trên thị trường quốc tế, tăng cường triển khai các chương trình hội nhập kinh tế quốc tế đặc biệt các chương trình Lào đã tham gia. Có các cơ chế hỗ trợ cụ thể như giảm tỷ lệ khấu hao tài sản cố định, chính sách ưu đãi thuế để giúp doanh nghiệp thực hiện khuyến mãi, quảng cáo sản phẩm, hỗ trợ đào tạo hội nhập kinh tế quốc tế, quy trình quản lý theo tiêu chuẩn quốc tế,... để doanh nghiệp chủ động trong quá trình hội nhập.
Khuyến khích các doanh nghiệp có khả năng, điều kiện mở rộng hoạt động đầu tư ra nước ngoài, ưu tiên và chú trọng thị trường Việt Nam và ASEAN, Trung Quốc… Coi trọng cả việc xuất khẩu hàng hóa, đầu tư và dịch vụ, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp mở rộng không gian kinh tế, địa bàn hoạt động.
Tăng cường vai trò hoạt động của Ban chỉ đạo hội nhập kinh tế quốc tế Thủ đô. Củng cố, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các trung tâm xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch của Thủ đô.
Đẩy nhanh tiến trình cổ phần hoá, cơ cấu lại nguồn vốn nhà nước tại các doanh nghiệp đã cổ phần hóa, đổi mới toàn diện đảm bảo nâng cao sức cạnh tranh của các doanh nghiệp nhà nước theo hướng nâng cao tính chủ động cho doanh nghiệp và hiệu quả sử dụng vốn nhà nước. Hỗ trợ tích cực cho việc phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Phát triển mạnh kinh tế hợp tác xã, kinh tế trang trại, ứng dụng công nghệ trong phát triển sản xuất nông nghiệp sạch, nông nghiệp giá trị kinh tế cao. Tạo điều kiện để các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế có nhiều cơ hội tiếp xúc với thị trường quốc tế.
Kết luận: Trong chương này Luận án dựa trên cơ sở lý luận về đầu tư
phát triển về kinh tế địa phương. Phân tích thực trạng đầu tư phát triển kinh tế trên địa bàn Thủ đô Viêng Chăn trong thời gian 2007T2012. Đánh giá những ưu nhược điểm, làm rõ những cơ sở khoa học và thực tiễn, từ đó đề xuất những giải pháp cho đầu tư phát triển kinh tế trên địa bàn Thủ đô Viêng Chăn trong thời gian tới đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế. Nhóm giải pháp cụ thể như sau:
1. Hoàn thiện hệ thống chính sách quản lý nhà nước về đầu tư phát triển kinh tế Viêng Chăn
2. Huy động tối đa các nguồn vốn đầu tư cho phát triển kinh tế Thủ đô Viêng Chăn
3. Giải pháp tổ chức điều hành và kiểm tra, kiểm soát hoạt động đầu tư phát triển kinh tế.
4. Ưu tiên đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng phát triển kinh tế 5. Tăng cường công tác quảng bá, xúc tiến đầu tư phát triển kinh tế 6. Nâng cao năng lực nguồn nhân lực và doanh nghiệp của Thủ đô
KẾT LUẬN
Giai đoạn 2007T2011 là giai đoạn quan trọng thực hiện các mục tiêu kinh tếT xã hội của Thủ đô Viêng Chăn, để hoàn thành mục tiêu đưa Thủ đô ra khỏi tình trạng kém phát triển vào năm 2015, nâng cao rõ rệt đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân,... Nhìn chung trong những năm qua mặc dù có sự ảnh hưởng của những điều kiện bất lợi như cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới...nhưng Thủ đô đã giữ được sự ổn định, giữ được đà tăng trưởng kinh tế, phát huy và khai thác được các nguồn lực vào công cuộc phát triển, tiếp tục phát huy những mặt lợi thế và khắc phục từng bước những yếu kém còn tồn tại, thực hiện công cuộc CNHT HĐH có hiệu quả.
Thủ đô đã xác định và có sự đầu tư sâu trọng điểm vào những ngành, lĩnh vực trọng điểm, then chốt và có thế mạnh có thể phát huy được nội lực dựa trên sự chỉ đạo, định hướng của Đảng, Nhà nước cùng với sự chủ động, tích cực của đội ngũ cán bộ lãnh đạo của Thủ đô. Tăng trưởng kinh tế hàng năm đều đạt tốc độ khá, sản phẩm dần dần có chỗ đứng trên thị trường, cơ cấu kinh tế đã có sự chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng của ngành công nghiệp và dịch vụ, đưa Thủ đô hội nhập với nền kinh tế chung của khu vực và cả nước. Bên cạnh sự phát triển kinh tế, các vấn đề xã hội cũng được quan tâm, giải quyết thỏa đáng như: xóa đói giảm nghèo, bảo vệ môi trường, giải quyết việc làm…an ninh, trật tự, ổn định chính trị, an toàn xã hội được giữ vững cũng là nền tảng của sự phát triển ổn định cho kinh tế.
Tuy nhiên bên cạnh những kết quả đạt được Thủ đô Viêng Chăn vẫn còn cần giải quyết những tồn tại để quá trình phát triển đạt hiệu quả cao và bền vững hơn. Như tiếp tục cải thiện các chính sách, thủ tục hành chính tạo môi trường thu hút các nhà đầu tư. Triển khai làm tốt khâu giải phóng mặt bằng, các thủ tục cấp phép, xúc tiến đầu tư, có chính sách rõ ràng trong đào
tạo, sử dụng lao động đặc biệt là nhân tài là nhân tố quyết định của sự phát triển. Trong đó quản lý và triển khai tốt các nguồn vốn đầu tư là vấn đề cần quan tâm hàng đầu. Tất cả những khó khăn, tồn tại đó đòi hỏi chính quyền và nhân dân Thủ đô Viêng Chăn phải nỗ lực giải quyết đồng bộ và kịp thời để đạt được các mục tiêu cơ bản mà Đảng bộ Thủ đô đã đề ra.
Luận án nghiên cứu các yếu tố tác động đến tăng trưởng và phát triển kinh tế ở thủ đô Viêng Chăn và chỉ ra các yếu tố đó là: môi trường chính trị, thể chế, phong tục tập quán, văn hóa; môi trường tự nhiên và nguồn tài nguyên thiên nhiên.
Luận án đưa ra hệ thống các chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả của hoạt động đầu tư phát triển kinh tế địa phương như: tăng GDP , tác động của vốn đầu tư, ICOR.
Luận án đề xuất các giải pháp đầu tư phát triển kinh tế thủ đô Viêng Chăn theo hướng phát triển ổn định và bền vững, cụ thể như sau:
Hoàn thiện hệ thống chính sách quản lý nhà nước về đầu tư phát triển kinh tế Viêng Chăn bao gồm: chính sách ưu đãi, thu hút đầu tư phát triển kinh tế; chính sách tài chính; chính sách bảo vệ tài nguyên môi trường và yếu tố xã hội trong đầu tư phát triển kinh tế.
Tái cấu trúc đầu tư phát triển kinh tế Thủ đô Viêng Chăn theo hướng tập trung vào cơ cấu ngành, cơ cấu vùng và thành phần kinh tế (cơ khí chính xác, cơ khí chế tạo, điện tử, công nghiệp phụ trợ) góp phần làm tăng hiệu lực quản lý nhà nước về đầu tư phát triển kinh tế Thủ đô.
Tổ chức điều hành và kiểm tra, kiểm soát hoạt động đầu tư phát triển kinh tế thông qua : Tổ chức bộ máy và nhân sự cho quản lý đầu tư phát triển kinh tế; Điều hành rà soát tình hình thực hiện quy hoạch.
Nâng cao năng lực nguồn nhân lực và doanh nghiệp của Thủ đô, cụ thể là: Tăng cường chất lượng nguồn nhân lực hỗ trợ cho đầu tư phát triển kinh tế; Tăng cường năng lực sản xuất kinh doanh, hội nhập kinh tế quốc tế cho các doanh nghiệp Thủ đô.
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ
1. Boungnuen Xaykueyachongtua (2011), "Nông nghiệp ngoại ô Thủ đô Viêng Chăn: Tăng cường hiệu quả đầu tư phát triển", Tạp chí Hợp tác &
Phát triển, số 11 tháng 9+10/2011.
2. Boungnuen Xaykueyachongtua (2011), "Đầu tư phát triển công nghiệp Viêng Chăn, Lào", Tạp chí Kinh tế và Dự báo, số 23/2011 (511) T
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Phạm Thị Mai Anh (2003), Nghiên cứu thống kê mối quan hệ giữa
vốn đầu tư phát triển với tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 1995 – 2001, Luận văn thạc sĩ.
2. Nguyễn Phương Bắc, Định hướng và giải pháp đầu tư phát triển kinh tế tỉnh Bắc Ninh, Luận án tiễn sĩ, Trường đại học Kinh tế Quốc dân Hà
Nội.
3. Nguyễn Trọng Bình (2008), Đầu tư phát triển kinh tế tỉnh Bắc Ninh
W Thực trạng và giải pháp.
4. Trần Văn Chử (l998), Kinh tế học phát triển, NXB Chính trị Quốc
gia.
5. Cục Thống kê (2007), Niên giám thống kê Thủ đô Viêng Chăn. 6. Cục Thống kê (2008), Niên giám thống kê Thủ đô Viêng Chăn. 7. Cục Thống kê (2009), Niên giám thống kê Thủ đô Viêng Chăn. 8. Cục Thống kê (2010), Niên giám thống kê Thủ đô Viêng Chăn. 9. Nguyễn Văn Dũng (2008), Giải pháp thu hút vốn đầu tư phát triển
kinh tế nông nghiệp tỉnh Bắc Giang đến năm 2010.
10.Đảng bộ Thủ đô Viêng Chăn (2006), Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thủ đô Viêng Chăn lần thứ VI về phát triển kinh tế W xã hội Thủ đô Viêng Chăn giai đoạn 2006W2010.
11.Đảng nhân dân cách mạng Lào (2011), Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX.
12.Đảng nhân dân cách mạng Lào (2011), Văn kiện Đại hội đảng toàn
quốc lần thứ IX.
13.Hoàng Thị Ngọc Huệ (2008), Đầu tư phát triển kinh tế tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2001W2015: Thực trạng và giải pháp.
14.Nguyễn Thị Thu Hương (2005), Hoàn thiện công tác xúc tiến đầu tư nhằm phát triển các khu công nghiệp ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ.
15.Trần Đức Lộc (2005), Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư phát
triển kinh tế – xã hội vùng đồng bằng sông Hồng giai đoạn 2001 –2010, Luận
án tiến sỹ.
16.Nguyễn Bạch Nguyệt, Từ Quang Phương (2007), Giáo trình kinh tế
đầu tư, NXB Đại học Kinh tế quốc dân.
17.Từ Quang Phương (2003), Hiệu quả đầu tư và các giải pháp nâng
cao hiệu quả đầu tư phát triển của doanh nghiệp nhà nước, Luận án tiến sĩ.
18.Quốc hội nước CHDCND Lào (2005), Luật đầu tư, NXB Chính trị Quốc gia
19.Quốc hội nước CHDCND Lào (2009), Luật khuyến khích đầu tư. 20.Adam Smith (1997), Của cải của các dân tộc, NXB Giáo dục, Hà
Nội.
21.Sở Kế hoạch đầu tư, (2005T 2009), Báo cáo tình hình KTW XH Thủ
đô Viêng Chăn.
22.Sở Tài chính (2005T 2009), Báo cáo, kết quả phân tích tình hình tài
chính Thủ đô Viêng Chăn.
23.Hoàng Quốc Thắng (2006), Một số giải pháp tăng cường huy động vốn cho đầu tư phát triển kinh tế Hà Nội giai đoạn 2006W2010.
24.Nguyễn Ngọc Tú (2010), Đầu tư phát triển kinh tế tỉnh Yên Bái thực trạng và giải pháp, Luận văn thạc sĩ.
25.UBND Thủ đô Viêng Chăn (2003), Quy hoạch phát triển nguồn nhân lực Thủ đô Viêng Chăn đến năm 2015.
26.UBND Thủ đô Viêng Chăn (2003), Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế W xã hội Thủ đô Viêng Chăn đến năm 2020.
tư Thủ đô Viêng Chăn giai đoạn 2006W2010.
28.UBND Thủ đô Viêng Chăn (2005), Kế hoạch phát triển kinh tế W xã
hội 5 năm (2006W2010).
29.UBND Thủ đô Viêng Chăn (2006), Quy hoạch phát triển kết cấu hạ
tầng giao thông Thủ đô Viêng Chăn đến năm 2020.
30.UBND Thủ đô Viêng Chăn (2007), Viêng Chăn tiềm năng và đầu tư.
31.UBND Thủ đô Viêng Chăn (2005T 2009), Các nghị quyết về tình hình KTW XH Thủ đô Viêng Chăn.
32.UBND Thủ đô Viêng Chăn (2010), Kế hoạch phát triển kinh tế W xã