Đầu tư phát triển kinh tế phân theo nguồn vốn

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển kinh tế thủ đô viêng chăn giai đoạn 2007 2011 và tầm nhìn đến năm 2020 (Trang 69 - 72)

Trong cơ cấu vốn từ năm 2007 đến 20011 có thể thấy vốn đầu tư nước ngoài luôn chiếm vai trò chủ đạo trong tổng số vốn đầu tư phát triển kinh tế.

Bảng 2.6: Vốn đầu tư phát triển kinh tế theo nguồn vốn giai đoạn 2007.2011 (theo giá thực tế)

Đơn vị tính: tỷ kíp

Năm 2007 2008 2009 2010 2011

Tổng số (tỷ kíp) 2.634,2 4.718,0 15.072,4 7.824,3 8.763,2

I. Vốn nhà nước (tỷ kíp) 227,8 411,6 1.601,5 745,4 857,2

1. Vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước 36,2 51,3 59,9 73,0 86,1 2. Vốn của DNNN 191,6 360,3 1.541,5 672,3 771,0 II. Các thành phần kinh tế ngoài Nhà nước (tỷ kíp) 443,2 599,5 935,8 262,3 407,6

1. Các doanh nghiệp ngoài Nhà nước (tỷ kíp)

393,3 412,8 750,0 197,5 240,9

2. Dân tự đầu tư (tỷ kíp) 49,9 186,7 185,8 64,8 166,7

III. Vốn nước ngoài (tỷ kíp) 2.013,2 3.706,9 12.535,2 6.816,7 7.498,4

1. Vốn FDI (tỷ kíp) 1.600,7 3.196,3 12.349,4 6.090,3 6.608,0 2. Vốn ODA (tỷ kíp) 412,4 510,6 185,8 726,4 890,4

(Nguồn Kế hoạch phát triển kinh tế W xã hội 5 năm lần thứ VII(2010W2015) của Thủ đô Viêng Chăn)

Tỷ trọng nguồn vốn có sự thay đổi trong nguồn vốn trong nước cụ thể là vốn của khu vực kinh tế Nhà nước năm 2007 là 8,6% đến năm 2011 là 9,8%. Đây là mức tương đối ổn định trong giai đoạn 2007 – 2011. Nguồn vốn đầu tư nước ngoài chiếm vai trò chủ đạo, năm 2007 chiếm 74,5% nhưng đến năm 2011 nguồn vốn đầu tư nước ngoài đã chiếm 85,6%. Một điều cần xem xét là nguồn vốn của các thành phần kinh tế ngoài Nhà nước mặc dù có tăng về giá trị tuyệt đối nhưng tỷ trọng lại giảm với mức giảm tương đối lớn điều này đặt ra thách thức cho các nhà quản lý làm sao để huy động được nguồn nội lực dồi dào này để tạo nên một cú huých lớn, một sự đột phá cho sự phát

triển kinh tế của Thủ đô bởi việc sử dụng được nguồn vốn này hiệu quả sẽ rất cao vì nó gắn với quyền lợi, trách nhiệm của dân.

Bảng 2.7: Cơ cấu vốn đầu tư phân theo các thành phần kinh tế

Đơn vị tính: %

2007 2008 2009 2010 2011

Vốn nhà nước 8,6 8,7 10,6 9,5 9,8

Vốn ngoài Nhà nước 16,8 12,7 6,2 3,4 4,7

ĐTNN (FDI+ODA) 74,5 78,6 83,2 87,1 85,6

(Nguồn Kế hoạch phát triển kinh tế W xã hội 5 năm lần thứ VII(2010W2015) của Thủ đô Viêng Chăn)

Việc tỷ trọng nguồn vốn đầu tư nước ngoài rất cao trong khi nguồn vốn trong nước lại chiếm tỷ trọng nhỏ cũng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chiến lược phát triển kinh tế xã hội của Viêng Chăn đặc biệt khi kinh tế toàn cầu vẫn chưa thực sự thoát khỏi suy thoái và khi nguồn vốn nước ngoài sụt giảm.

Bảng 2.8: Cơ cấu vốn đầu tư theo nguồn vốn của Thủ đô Viêng Chăn giai đoạn 2007.2011

Đơn vị tính : %

Năm 2007 2008 2009 2010 2011

100 100 100 100 100

I. Vốn nhà nước 8,6 8,7 10,6 9,5 9,8

1. Vốn đầu tư từ ngân sách Nhà

nước 15,9 12,5 3,7 9,8 10,0

2. Vốn của DNNN 84,1 87,5 96,3 90,2 89,9

II. Các thành phần kinh tế ngoài

Nhà nước 16,8 12,7 6,2 3,4 4,7

1. Các doanh nghiệp ngoài Nhà

nước 88,7 68,9 80,1 75,3 59,1

2. Dân tự đầu tư 11,3 31,1 19,9 24,7 40,9

III. Vốn nước ngoài 74,5 78,6 83,2 87,1 85,6

1. Vốn FDI 81,5 86,2 98,5 89,3 88,1

2. Vốn ODA 18,5 13,8 1,5 10,7 11,9

(Nguồn Kế hoạch phát triển kinh tế W xã hội 5 năm lần thứ VII(2010W2015) của Thủ đô Viêng Chăn)

Nguồn vốn nước ngoài từ năm 2007 đến năm 2011 tăng nhanh cụ thể tốc độ phát triển liên hoàn trong 2 năm 2006, 2007 lần lượt là 103,59% và 259,18% nhưng lại giảm trong năm 2008 còn 80,33% so với năm 2007 và năm 2009 lại tăng trở lại đạt 480,0 tỷ đồng chiếm 6,52 trong tổng vốn đầu tư. Như vậy có thể thấy năm 2007 là năm thành công nhất trong việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài với 6 dự án được cấp phép và tổng số vốn đăng ký lên tới 117,45 triệu đô la Mỹ.

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển kinh tế thủ đô viêng chăn giai đoạn 2007 2011 và tầm nhìn đến năm 2020 (Trang 69 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(176 trang)