Mục tiêu phát triển kinh tế Thủ đô Viêng Chăn

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển kinh tế thủ đô viêng chăn giai đoạn 2007 2011 và tầm nhìn đến năm 2020 (Trang 142 - 156)

Yêu cầu nhiệm vụ

T Viêng Chăn với tư cách là trung tâm kinh tế lớn nhất cả nước phải có tốc độ tăng GDP trung bình hàng năm cao hơn mức trung bình của cả nước 1,3 – 1,5 lần, tức phải đạt 11T12% / năm cho các giai đoạn 5 năm, tốc độ tăng như trên là nhiệm vụ của cả nước đặt ra cho Viêng Chăn (nếu không thực hiện được Viêng Chăn sẽ giảm dần vai trò, đi đầu lôi kéo địa phương khác phát

triển.

T Tư tưởng của phương pháp tiếp cận này là coi vị trí, vai trò của Thủ đô Viêng Chăn đối với nền kinh tếTxã hội cả nước (thông qua tỷ trọng của Thủ đô trong tổng GDP của cả nước) là tiêu chí quan trọng nhất để chứng tỏ vai trò là tấm gương, động lực, đầu tàu kéo của Thủ đô đối với cả nước.

T Tiêu chí trên cho thấy sự phát triển của Thủ đô Viêng Chăn được đặt trong mối quan hệ chặt chẽ với cả nước, và trong mối quan hệ đó, Thủ đô Viêng Chăn luôn phải đi đầu trong phát triển và như vật đòi hỏi trong tất cả mọi mặt của đời sống kinh tếTxã hội, Thủ đô Viêng Chăn đều phải đạt mức phát triển cao hơn nhiều so với mức trung bình của cả nước.

Các mục tiêu kinh tế chủ yếu

T GDP/ người đạt 3.403,1 USD vào năm 2015, cao hơn mức trung bình của cả nước 2,3 lần và khoảng 5.734,2 USD vào năm 2020, cao gấp hơn mức trung bình của cả nước 2,7 lần.

T Tốc độ tăng trưởng GDP giai đoạn 2011T2015 là bình quân là 11%T 12%/năm

Trong đó: Nông nghiệp tăng: 10,30% Công nghiệp tăng: 14%

Dịch vụ tăng: 13,56%

T Tốc độ tăng trưởng GDP giai đoạn 2016T2020 là bình quân là 10%T 11%/năm

Trong đó: Nông nghiệp tăng: 9,4% Công nghiệp tăng: 13,5%

Dịch vụ tăng: 12,7%

Cơ cấu kinh tế vào năm 2015:

Nông nghiệpTCông nghiệpTDịch vụ:17%T47%T36% Cơ cấu kinh tế vào năm 2020:

Nông nghiệpTCông nghiệpTDịch vụ:13%T45%T42%

Hệ số ICOR giai đoạn 2011T 2015 là 3,25 và giai đoạn 2016T2020 là 4,1 T Phát triển mạnh kinh tế đối ngoại. Hình thành một số ngành, sản phẩm xuất khẩu chủ lực. Phấn đấu kim ngạch xuất khẩu năm 2015 khoảng 200 triệu USD, năm 2020 là trên 1.100 triệu USD. Đảm bảo tốc độ tăng xuất khẩu bình quân năm giai đoạn 2006T2010 là 30T35%, giai đoạn 2011T2020 là 19 T23%.

T Phấn đấu đạt tỷ lệ huy động ngân sách trong GDP vào năm 2015 là 40T45% và năm 2020 là trên 50%. Tạo các nguồn thu ổn định để không chỉ đảm bảo các nguồn chi cho phát triển Thủ đô mà còn đóng góp ngày càng nhiều vào ngân sách Trung ương.

T Khống chế lạm phát ở mực dưới 6% trong đó mức lạm phát trong công nghiệp dưới 5%, trong nông nghiệp dưới 4%, trong ngành dịch vụ dưới 6%.

Các mục tiêu xã hội

T Dân số năm 2015 đạt khoảng 938 ngàn người và năm 2020 là 1.158 ngàn người (tăng 320 ngàn người so năm 2010) tốc độ tăng dân số trung bình hàng năm giai đoạn 2011T2020 là 3,29%

T Nâng chỉ số chung về phát triển nguồn nhân lực (HDI) từ 0,55 hiện nay lên 0,60 vào năm 2015 và 0,65 vào năm 2020

T Chú trọng phát triển các hoạt động văn hoá, thể thao hình thành các trung tâm vui chơi giải trí nhằm thu hút thanh, thiếu niên vào các hoạt động văn hoá lành mạnh.

T Xoá bỏ nạn mù chữ cho toàn thể nhân dân vào trước năm 2015. Đến năm 2015 từng bước đẩy mạnh công tác giáo dục đào tạo, đặc biệt chú trọng đến việc hình thành cơ cấu đào tạo phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tếTxã hội của Thủ đô và vả nước. Hoàn thành phổ cập trung học cơ sở toàn Thủ đô

vào năm 2015. Dưa giáo dục đào tạo hoạt động theo các chuẩn quốc tế.

T Nâng cao một bước sức khoẻ cho nhân dân, không để xảy ra các dịch bệnh, giảm các bệnh nhiễm khuẩn, xoá bệnh sốt rét, dịch tả. Đảm bảo cho nhân dân được hướng thụ các dịch vụ y tế có chất lượng, có đủ thuốc chữa bệnh với giá cả hợp lý. Một số chỉ tiêu ngành y tế là: tăng tuổi thọ lên mức 68 tuổi vào năm 2015 và trên 75 tuổi vào năm 2020, Giám tỷ lệ tử vong của trẻ em dưới 5 tuổi xuống dưới 5% vào năm 2015 và dưới 3% vào năm 2020, Đảm bảo 100 % số hộ có hố xí đạt tiêu chuẩn vệ sinh vào năm 2015. thực hiện xoá không còn hộ nghèo vào năm 2015

T Nâng cao một bước cơ bản về kết cấu hạ tầng, bao gồm hệ thống giao thông, lưới điện, cấp nước sạch. Phát triển các khu vực nông thôn, miền núi theo hướng phát triển nhiều ngành nghề. Đảm bảo trên 90% số hộ gia đình được dùng nước sạch, 100% số hộ co điện sử dụng vào năm trước năm 2015

T Thu hẹp sự chênh lệch giữa các vùng, các tầng lớp dân cư trong việc thụ hưởng các dịch vụ xã hội cỏ bản, Đảm bảo trên 95% lao động trong đó tuổi có việc làm vào năm 2015

T Tăng tỷ lệ đô thị hoá lên trên 68% vào năm 2015 và 80% vào năm 2020 từng bước thay đổi bộ mặt đô thị và nông thôn.

Các mục tiêu khác

T Đảm bảo sự an toàn xã hội và quốc phòng, giảm tối đa các tệ nạn xã hội làm cơ sở cho ổn định và phát triển kinh tế, tạo sức mạnh tổng hợp để góp phần vững chắc bảo vệ chủ quyền, độc lập của đất nước.

T Phủ xanh cơ bản đất trồng đồi núi trọc, tăng tỷ lệ che phủ rừng từ 43% năm 2002 lên khoảng 56% năm 2015 và khoảng 60,7% năm 2020. Nâng cấp chất lượng của độ che phủ. Đảm bảo môi trường sạch cho cả khu vực đô thị và nông thôn.

T Đảm bảo tốc độ đổi mới công nghệ đạt 20% năm 2015 và 25% năm vào năm 2020. Phấn đấu để một số lĩnh vực khoa học công nghệ của Viêng Chăn đạt trình độ trung bình của các nước trong khu vực vào năm 2020.

3.2.Phân tích SWOT trong đầu tư phát triển kinh tế của Thủ đô Viêng Chăn

3.2.1.Điểm mạnh

Tác động từ trong Thủ đô

T Trong giai đoạn vừa qua kinh tế T xã hội của Thủ đô đạt được những kêt quả khả quan, tạo điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng và thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế cho những năm tiếp theo.

T Các chính sách đang triển khai cho khu vực kinh tế dân doanh, hoạt động thu hút đầu tư, chính sách về hạ tầng, đất đai, cải cách doanh nghiệp nhà nước, cải cách hành chính đang phát huy tác dụng

T Qua nhiều năm đầu tư xây dựng, kết cấu đầu tư xây dựng của Thủ đô đã được cải thiện đặc biệt sau đợt tổ chức Seagame vào năm 2009, hệ thống giao thông thủy lợi, điện nước, cơ sở hạ tầng thương mại, du lịch, công nghiệp,… được xây dựng mới, nâng cấp, là cơ sở cho phát triển kinh tế xã hội trong thời gian tới.

T Thủ đô có nhiều nguồn tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên khoáng sản và tài nguyên đất đai chưa được khai thác, nhất là tài nguyên về du lịch.

T Có nguồn nhân lực rồi rào và giá lao công hợp lý so với các tỉnh thành khác trong cả nước.

Tác động từ các yếu tố bên ngoài

T Ngoài ra với vị trí địa lý của Thủ đô Viêng Chăn tiếp giáp Tỉnh Nong Khai của Thái Lan qua cầu Hữu Nghị bắc qua con sông Mê Kông và các tỉnh lân cận khác, điều này giúp Viêng Chăn có cơ hội khai thác những lợi thế về phát triển của các vùng lân cận.

T Tình hình kinh tế, chính trị, xã hội của Lào tiếp tục ổn định và phát triển, tốc độ tăng trưởng kinh tế có thể đạt tới 8,5%/năm, tích lũy của các thành phần kinh tế tăng lên.

T Hệ thống cơ chế chính sách tiếp tục được cải cách, cởi mở thông thoáng hơn, các nguồn vốn đầu tư từ ngân sách cho phát triển kinh tế_ xã hội được duy trì tăng lên.

T Lào đã hội nhập vào nền kinh tế thế giới, khu vực nhất là ASEAN. Thị trường quốc tế trong những năm tới có thể diễn ra sôi động hơn, các luồng vốn đầu tư ODA, FDI đang có đang có dấu hiệu phục hồi.

3.2.2.Điểm yếu

T Tốc độ tăng trưởng trong những năm qua tuy đạt khá nhưng chưa thật bền vững, chất lượng tăng trưởng chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển chung của xã hội. Đời sống thu nhập của mọi bộ phận dân cư còn thấp, những khó khăn về các mặt kinh tế, văn hóa, xã hội là những vấn đề chưa giải quyết trong một sớm một chiều.

T Hệ thống cơ sở hạ tầng của Thủ đô tuy đã được đầu tư xây dựng nhưng chưa được đồng bộ, đầy đủ và hiện đại.

T Nguồn nhân công lao động tuy dồi dào nhưng đang ở trình độ thấp. Cấp cán bộ, cấp quản lý trình độ chưa cao.

T Quản lý nhà nước về đầu tư tại Thủ đô Viêng Chăn chưa được chuyên nghiệp, chưa cao, vẫn còn ở giai đoạn đầu của quá trình học hỏi và rút kinh nghiệm.

3.2.3.Cơ hội

T Lào đang trong quá trình hội nhập vào nền kinh tế thế giới, khu vực, mở của đón chào tất cả các thành phần kinh tế của các nước vào Lào đầu tư như vậy Viêng Chăn là Thủ đô sẽ có cơ hội được tiếp nhận các nguồn đầu tư.

phát triển của các Thủ đô khác trong khu vực và thế giới.

T Thành phần kinh tế dân doanh ngày càng phát triển mạnh hơn, các đại gia của Tỉnh hay của các vùng khác cũng sẽ tham gia vào quá trình đầu tư phát triển nhiều hơn.

T Hệ thống tài chính, ngân hàng đang trong quá trình mở rộng, và thực hiện chính sách của chính phủ nên đang ưu tiên cho việc cho người dân vay để sản xuất kinh doanh.

3.2.4.Thách thức

T Khoảng cách phát triển kinh tế Thủ đô Viêng Chăn với các tỉnh còn xa nên nhiệm vụ trở thành mũi nhọn để các tỉnh lân cận khác phát triển là rất nặng nề trong khi xuất phát điểm về phát triển kinh tế Thủ đô Viêng Chăn còn rất khiêm tốn.

T Tỷ lệ hộ nghèo của Thủ đô Viêng Chăn vẫn còn ở mức độ cần phải giải quyết.

T Hệ thống khác nhau giữa các Tỉnh trong việc cạnh tranh thu hút đầu tư, thương mại sẽ tác động đến các luồng vốn đầu tư vào dòng di chuyển một số nguồn lực như: lao động có chất lượng cao, nguồn tài chính…

T Cuộc khủng hoảng về năng lượng trên phạm vi toàn cầu có thể kéo dài, dẫn đến nguy cơ khủng hoảng toàn cầu ở một số lĩnh vực.

3.3.Một số giải pháp nhằm tăng cường hoạt động đầu tư phát triển kinh té Thủ đô Viêng Chăn thời gian tới

Qua nghiên cứu tình hình kinh tế xã hội của cả nước nói chung, của vùng Miền Trung nói riêng, gắn với thực trạng của Viêng Chăn, tôi đề xuất một số giải pháp để góp phần phục vụ phát triển kinh tế xã hội Thủ đô Viêng Chăn.

3.3.1.Giải pháp hoàn thiện hệ thống chính sách quản lý nhà nước về đầu tư phát triển kinh tế Viêng Chăn

3.3.1.1. Yêu cầu

Việc hoàn thiện hệ thống chính sách đầu tư phát triển kinh tế hướng tới các yêu cầu sau:

T Đối với Viêng Chăn đầu tư phát triển kinh tế là hoạt động quan trọng, đầu tư phát triển kinh tế là động lực để thúc đẩy phát triển toàn bộ kinh tế địa phương. Do đó, cần có sự tập trung đầu tư các nguồn lực, những ưu ái nhất định về cơ chế, tạo điều kiện cho đầu tư phát triển kinh tế. Đặc biệt là các chính sách thu hút vốn đầu tư; quy chế phát triển các khu vực đầu tư phát triển kinh tế tập trung.

T Viêng Chăn là Thủ đô của nước CHDCND Lào do vậy đầu tư phát triển kinh tế Viêng Chăn có ý nghĩa kinh tế, đồng thời có ý nghĩa chính trị, xã hội và an ninh quốc phòng sâu sắc.

T Các chính sách phải xuất phát từ các nguyên tắc thị trường và quy luật kinh tế thị trường, huy động được sức mạnh của các thành phần kinh tế tham gia vào sự phát triển.

T Các chính sách phải tạo cơ chế khuyến khích phát triển các mô hình liên kết, hợp tác kinh tế giữa Viêng Chăn với các địa phương khác trong cả nước.

T Trung ương, cần có chính sách phân cấp quản lý kinh tế phù hợp, khuyến khích Viêng Chăn chủ động, tích cực đầu tư phát triển kinh tế địa phương.

T Viêng Chăn cần có các chính sách khuyến khích các doanh nghiệp nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ, đồng thời mở rộng danh mục đầu tư các sản phẩm công nghiệp và dịch vụ, sản phẩm đầu tư mới tạo sức hấp dẫn mạnh mẽ cho đầu tư phát triển kinh tế Viêng Chăn. Đặc biệt khuyến khích các

doanh nghiệp vươn lên đưa đầu tư phát triển kinh tế Viêng Chăn sang thế chủ động gắn với thị trường cả nước và quốc tế.

Sau đây là hướng tăng cường cho một số chính sách cụ thể.

3.3.1.2. Về chính sách ưu đãi, thu hút đầu tư phát triển kinh tế

Quy định của Chính phủ về lĩnh vực đầu tư phát triển kinh tế được ưu đãi là đầu tư vào khu phát triển kinh tế quốc gia, khu phát triển kinh tế trọng điểm cũng như danh mục địa bàn ưu đãi đầu tư thì Thủ đô Viêng Chăn có một số huyện có điều kiện KTTXH khó khăn.

T Về địa bàn ưu đãi đầu tư theo quy định thì tính chung cho địa bàn cấp huyện, nhưng trong thực tế một số địa bàn không thuộc địa bàn có điều kiện KTTXH đặc biệt khó khăn hoặc có điều kiện KTTXH khó khăn thì lại khó khăn hơn nhiều so với các huyện thuộc địa bàn có điều kiện KTTXH đặc biệt khó khăn. Như vậy, Viêng Chăn cần nghiên cứu kĩ lưỡng nhằm xây dựng, ban hành cơ chế, chính sách thu hút đầu tư trên địa bàn Thủ đô Viêng Chăn cho phù hợp với các quy định hiện hành của Nhà nước, Viêng Chăn cần đổi mới Quy định về cơ chế, chính sách thu hút đầu tư trên địa bàn Thủ đô Viêng Chăn. Quy định cần tập trung vào các nội dung chính như:

+ Hướng dẫn việc tổ chức thực hiện các trình tự, thủ tục, thời gian đăng ký đầu tư, cấp giấy chứng nhận đầu tư, ... áp dụng cụ thể trong điều kiện của Thủ đô Viêng Chăn.

+ Ngoài cơ chế, chính sách chung của Nhà nước, căn cứ vào tình hình thực tiễn của địa phương thì Viêng Chăn vận dụng thêm những gì, những gì không áp dụng được, quy định chi tiết những nội dung cho từng lĩnh vực đầu tư. Ví dụ trong lĩnh vực đầu tư phát triển kinh tế thì hạn mức đất cho từng dự án là bao nhiêu thì phải căn cứ vào loại hình đầu tư phát triển kinh tế, lượng vốn đầu tư, quy mô, địa bàn nào cần khuyến khích đầu tư và không khuyến khích đầu tư.

+ Cơ chế, chính sách đầu tư trong lĩnh vực kinh tế cần lưu ý không đặt nặng vấn đề thu hút các dự án đầu tư mới, mà cần đặc biệt quan tâm đến việc đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng các dự án đã có. Triển khai ngay những dự án đã có, đặc biệt quan tâm các dự án để phát triển loại hình đầu tư phát triển kinh tế: đầu tư phát triển kinh tế công nghiệp và dịch vụ, đầu tư phát triển kinh tế nông nghiệp lâm nghiệp; đầu tư phát triển kinh tế vận tải, vận chuyển; đầu tư phát triển kinh tế du lịch, nhà hàng, khách sạn... Ưu tiên các dự án đầu tư đảm bảo gắn với bảo vệ môi trường.

+ Khai thác các nguồn đầu tư phát triển kinh tế có nhiều tiềm năng như: nguồn nội lực của Thủ đô, nguồn ngoại lực từ nhà đầu tư trong nước, nguồn ngoại lực từ nhà đầu tư nước ngoài… gắn đầu tư phát triển kinh tế Viêng Chăn với các tỉnh miền Trung Lào.

+ Thực hiện chương trình liên kết hợp tác phát triển kinh tế khu vực Trung Lào, liên kết kinh tế với các tỉnh của Việt Nam, Thái Lan, Miamar là

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển kinh tế thủ đô viêng chăn giai đoạn 2007 2011 và tầm nhìn đến năm 2020 (Trang 142 - 156)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(176 trang)