Nguồn vốn đầu tư trong nước

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển kinh tế thủ đô viêng chăn giai đoạn 2007 2011 và tầm nhìn đến năm 2020 (Trang 30 - 31)

Nguồn vốn đầu tư trong nước là phần tích lũy của nội bộ nền kinh tế bao gồm tiết kiệm của khu vực dân cư, các tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp và tiết kiệm của Chính phủ được huy động vào quá trình tái sản xuất của xã hội, bao gồm:

* Nguồn vốn Nhà nước: Bao gồm nguồn vốn của ngân sách Nhà nước, nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước và nguồn vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp nhà nước.

T Nguồn vốn NSNN: Là nguồn chi của NSNN cho đầu tư. Đó chính là một nguồn vốn đầu tư quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tếT xã hội của mỗi quốc gia. Nguồn vốn này thường được sử dụng cho các dự án kết cấu hạ tầng kinh tếT xã hội, quốc phòng, an ninh, hỗ trợ các dự án của doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực cần sự tham gia của Nhà nước, chi cho các dự án lập và thực hiện các dự án quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội vùng, lãnh thổ, qui hoạch xây dựng đô thị và nông thôn.

T Nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước: Là một hình thức quá độ chuyển từ phương thức cấp phát vốn ngân sách sang phương thức tín dụng đối với các dự án có khả năng thu hồi vốn trực tiếp. Với cơ chế tín dụng, các đơn vị sử dụng nguồn vốn này phải đảm bảo nguyên tắc hoàn trả vốn vay. Chủ đầu tư là người vay vốn phải tính kỹ hiệu quả đầu tư, sử dụng vốn tiết

kiệm hơn. Bên cạnh đó, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước còn phục vụ công tác quản lý và điều tiết kinh tế vĩ mô. Thông qua nguồn tín dụng đầu tư, Nhà nước thực hiện khuyến khích phát triển kinh tế xã hội của ngành, vùng, lĩnh vực, khuyến khích phát triển những vùng kinh tế khó khăn, giải quyết các vấn đề xã hội như xóa đói, giảm nghèo, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNHT HĐH.

T Nguồn vốn đầu tư của các doanh nghiệp Nhà nước. Chủ yếu từ khấu hao tài sản cố định và thu nhập giữ lại tại doanh nghiệp Nhà nước. Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư nguồn vốn này thường chiếm 14T 15% tổng vốn đầu tư toàn xã hội, chủ yếu là đầu tư chiều sâu, mở rộng sản xuất, đổi mới thiết bị, hiện đại hóa dây chuyền công nghệ của doanh nghiệp.

* Nguồn vốn của dân cư và tư nhân: Bao gồm phần tiết kiệm của dân cư và phần tích lũy của các doanh nghiệp dân doanh, các hợp tác xã. Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư tiết kiệm trong dân cư và các doanh nghiệp dân doanh thường chiếm khoảng 15% GDP. Với số lượng doanh nghiệp ngày càng lớn phần tích lũy của các doanh nghiệp này cũng sẽ đóng góp đáng kể vào tổng quy mô vốn của toàn xã hội. Nguồn vốn này còn phụ thuộc vào thu nhập và chi tiêu của các hộ gia đình, trình độ phát triển của đất nước, tập quán tiêu dùng của dân cư, chính sách động viên của Nhà nước thông qua chính sách thuế thu nhập và các khoản đóng góp của xã hội.

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển kinh tế thủ đô viêng chăn giai đoạn 2007 2011 và tầm nhìn đến năm 2020 (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(176 trang)