gian tới
Viêng Chăn là Thủ đô của Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào có chức năng là đầu não chính trịT hành chính quốc gia, là trung tâm văn hoá, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế của cả nước. Để thực hiện tốt chức năng trên, căn cứ vào quy hoạch phát triển cả nước Lào, căn cứ vào các nghị quyết của Đảng bộ Thủ đô Viêng Chăn, xuất phát từ các tiềm năng và thực trạng KTTXH của Thủ đô có thể xác định các quan điểm phát triển KTTXH cơ bản của Thủ đô Viêng Chăn đến 2010 và tầm nhìn đến năm 2020 như sau:
T Phát triển Thủ đô Viêng Chăn đoi hỏi phải có tầm nhìn xa, hướng tới văn minh hiện đại nhưng vẫn giữ được các giá trị về Thủ đô có môi trường
xanh sạch và mang bản sắc văn hóa đặc thù của các Bộ tộc Lào.
T Đảm bảo giảm thiểu khoảng cách chênh lệch giữa Thủ đô Viêng Chăn với Thủ đô các nước trong khu vực. Nâng cao dần vị thế của Viêng Chăn, phấn đấu đưa Viêng Chăn trở thành một trong những trung tâm kinh tế, văn hoá có ý nghĩa lớn đối với khu vực và thế giới. Phát huy hơn nữa các lợi thế về vị trí địa lý, vị thế chính trị, kinh tế của Viêng Chăn trong quan hệ hợp tác, cạnh tranh với các nước trong khu vực và thế giới. Đến năm 2020 Viêng Chăn phải trở thành một trung tâm công nghịêp, du lịch không chỉ có ý nghĩa quốc gia mà còn có một tầm ảnh hướng đáng kể trên trường quốc tế.
T Giữ vững và nâng dần vị trí đầu tàu của Viêng Chăn trong sự nghịêp phát triển kinh tếTxã hội của cả nước , đặc biệt là đối với vùng Trung và Bắc Lào. Trong mọi mặt của đời sống kinh tế xã hội, Thủ đô Viêng Chăn đều phải đạt ở mức cao hơn nhiều so với mức trung bình của cả nước để thực sự là tấm gương, là động lực hỗ trợ và lôi kéo các địa phương khác trong cả nước cùng phát triển.
T Từng bước hiện đại hoá cơ cấu kinh tế tạo ra sự chuyển dịch mạnh hơn nữa về cơ cấu kinh tế theo hướng thúc đẩy nhanh phát triển khu vực dịch vụ, đặc biệt là du lịch, và thương mại, phát triển các ngành công nghiệp và Thủ đô có lợi thế như công nghiệp dệt may, tiểu thủ công nghiệp truyền thống... theo phương châm hướng tới công nghiệp làm hạt nhân cho phát triển mạng lưới đô thị, và tạo ra hệ thống tổ chức không gian lãnh thổ hài hoà, bền vững. Xây dựng một nền nôngTlâm nghiệp đa dạng gắn kết với bảo vệ tài nguyên, bảo vệ môi trường sinh thái, đảm bảo không chỉ đủ lương thực thực phẩm một cách vững chắc mà còn dự trữ và xuất khẩu.
T Gắn tăng trưởng kinh tế với công bằng, tiến bộ xã hội, nâng cao đời sống vật chất, đời sống văn hoá của nhân dân, thực hiện chương trình xoá đói giảm nghèo, giảm thiểu sự chênh lệch giữa vùng nông thôn, vùng núi với
vùng đô thị, tạo ra sự phát triển hài hoà giữa các vùng.
T Phát triển một xã hội lành mạnh, ổn định trong đó con người phải được quan tâm hàng đầu, và cũng là chủ thể đảm bảo cho sự phát triển. cần tạo việc làm cho số lao động tăng thêm, dịch chuyển lao động vào làm việc trong các ngành công nghiệp, dịch vụ. Đẩy mạnh sự nghiệp giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực, coi nguồn nhân lực là một nhân tố quyết định sự phát triển kinh tế.
T Kết hợp đồng bộ giữa phát triển sản xuất với phát triển kết cấu hạ tầng trên các vùng, kể cả nông thôn và miền núi. Hình thành hệ thống điểm dân cư kiểu đô thị với các thị trấn, thị tứ, các trung tâm dịch vụ, thương mại dọc các đường giao thông theo hướng công nghiệp hoá, đô thị hoá với quy mô nhỏ và vừa, thích hợp với từng huyện.
T Thực hiện phát triển kinh tế bền vững hướng tới bảo vệ, tái sinh, và làm giàu tài nguyên rừng, tài nguyên đất đai và nguồn nước, bảo vệ môi trường. bảo vệ và phát huy hơn nữa truyền thống văn hoá tốt đẹp, đặc thù của Viêng Chăn cũng như của đất nước.
T Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế và củng cố an ninh quốc phòng, củng cố hệ thống chính trị và nền hành chính vững mạnh. Tiếp tục phát huy khối đại đoàn kết toàn dân, củng cố hệ thống chính trị dân chủ nhân dân, xây dựng nền quốc phòng toàn dân.