Giải pháp huy động tối đa các nguồn vốn đầu tư cho phát triển

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển kinh tế thủ đô viêng chăn giai đoạn 2007 2011 và tầm nhìn đến năm 2020 (Trang 156 - 159)

Thủ đô Viêng Chăn

Để phát triển kinh tế, Thủ đô Viêng Chăn cần một lượng vốn đầu tư rất lớn. Theo dự đoán đến năm 2020 lượng vốn cả nước lên tới khoảng 24.876 tỷ kíp, trong đó một tỷ lệ rất lớn là giành cho phát triển Thủ đô Viêng Chăn. Tỷ lệ huy động từ GDP các năm đều rất cao (trên 40%). Cơ cấu các nguồn vốn cho thấy sự phụ thuộc vào các nhà đầu tư nước ngoài (Chủ yếu là FDI). Chi tiết từng nguồn được thể hiện trong bảng “Nhu cầu vốn đầu tư phát triển kinh

tế trong những năm tới”

Bảng 3.1: Nhu cầu vốn đầu tư phát triển kinh tế trong những năm tới

TT Chỉ tiêu Đơn vị 2013 2014 2015 2016

Tổng vốn đầu tư tỷ kíp 10.379 12.434 15.042 16.772

Tỷ lệ đầu tư so với GDP % 40,95 41,44 42,25 42,44

1 Đầu tư trong nước và FDI tỷ kíp 8.790,95 10.531 12.740,37 14.332,54

Tỷ trọng so với tồng vốn đầu tư % 84,70 84,70 84,70 85,46

2 Trợ cấp và vốn vay tỷ kíp 550,17 659,09 797,34 896,985

Tỷ trọng so với tồng vốn đầu tư % 5,30 5,30 5,30 5,35

3 Đầu tư của nhà nước tỷ kíp 1.037,9 1.243,4 1.504,19 1.692,165

Tỷ trọng so với tồng vốn đầu tư % 10 10 10 10,09

a Vốn do doanh nghiệp nhà nước tỷ kíp 331,1 396,65 479,85 539,82

Tỷ trọng % 3,19 3,19 3,19 3,22

b Vốn nước ngoài ODA tỷ kíp 706,8 846,73 1.024,34 1.152,355

Tỷ trọng % 6,81 6,81 6,81 6,87

Tổng vốn đầu tư tỷ kíp 18.798 20.824 22.850 24.876

Tỷ lệ đầu tư so với GDP 42,72% 42,94% 43,12% 43,27%

1 Đầu tư trong nước và FDI tỷ kíp 16.124,602 17.916,664 19.708,726 21.500,788

Tỷ trọng so với tồng vốn đầu tư % 85,78 86,04 86,25 86,43

2 Trợ cấp và vốn vay tỷ kíp 1.009,139 1.121,293 1.233,447 1.345,601

Tỷ trọng so với tồng vốn đầu tư % 5,37 5,38 5,40 5,41

3 Đầu tư của nhà nước tỷ kíp 1.903,743 2.115,321 2.326,899 2.538,477

Tỷ trọng so với tồng vốn đầu tư % 10,13 10,16 10,18 10,20

a Vốn do doanh nghiệp nhà nước tỷ kíp 607,317 674,814 742,311 809,808

Tỷ trọng % 3,23 3,24 3,25 3,26

b Vốn nước ngoài ODA tỷ kíp 1.296,44 1.440,525 1.584,61 1.728,695

Tỷ trọng % 6,90 6,92 6,93 6,95

(Nguồn Kế hoạch phát triển kinh tếWxã hội thứ VII(2010W2015) của Thủ đô Viêng Chăn và tính toán của tác giả)

Theo tính toán, để thực hiện các mục tiêu phát triển Viêng Chăn thì nhu cầu vốn đầu tư là rất lớn. Để đạt được tóc độ tăng trưởng trung bình hàng năm đến 2015 là 12%/năm thì tổng nhu cầu vốn đầu tư giai 2011T 2015 cần là hơn 53.786tỷ kíp (tính theo giá hiện hành). Chủ trương thu hút vốn đầu tư của Thủ đô Viêng Chăn được thể hiện qua hai điểm chính:

T Coi trọng thu hút cả nội lực và ngoại lực, nội lực là quyết định, ngoại lực là quan trọng, sử dụng tốt các nguồn lực hỗ trợ cho đầu tư phát triển kinh tế nhằm đẩy nhanh việc xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật đô thị loại I, mở rộng hình thức thu hút vốn để đẩy nhanh phát triển sản xuất kinh doanh, đặc biệt là các ngành, lĩnh vực khai thác được lợi thế của Viêng Chăn.

T Tiếp tục xây dựng và ban hành các cơ chế chính sách nhằm tăng sức hấp dẫn, thu hút vốn đầu tư kinh doanh, đặc biệt là nguồn vốn ngoài quốc doanh và vốn đầu tư nước ngoài; tăng cường huy động nguồn lực cho đầu tư phát triển nhất là nguồn lực từ đất đai, của các doanh nghiệp mạnh và nguồn vốn đầu tư trên thị trường vốn, thị trường chứng khoán. Xây dựng quỹ đầu tư xây dựng, phát triển đô thị để làm công cụ thu hút vốn đẩy mạnh phát triển đô thị.

Để đáp ứng được nhu cầu về vốn đầu tư nêu trên, cần có hệ thống các giải pháp huy động vốn một cách tích cực, tập trung vào huy động các nguồn vốn sau: Vốn từ ngân sách Nhà nước (trung ương, địa phương, ODA), vốn tự có của các doanh nghiệp, vốn trong dân, vốn bên ngoài (FDI và vốn liên doanh, liên kết với các địa phương khác), vốn tín dụng (tín dụng ưu đãi Nhà nước và tín dụng qua các ngân hàng thương mại, trong đo Nguồn vốn đầu tư nước ngoài (FDI) là đặc biệt quan trọng. Nguồn vốn FDI không chỉ là tạo vốn mà còn là cơ hội để đổi mới công nghệ, đào tạo cán bộ kỹ thuật và mở rộng thị trường.

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển kinh tế thủ đô viêng chăn giai đoạn 2007 2011 và tầm nhìn đến năm 2020 (Trang 156 - 159)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(176 trang)