Nguồn vốn đầu tư nước ngoài

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển kinh tế thủ đô viêng chăn giai đoạn 2007 2011 và tầm nhìn đến năm 2020 (Trang 31 - 33)

Nguồn vốn đầu tư nước ngoài bao gồm toàn bộ phần tích lũy của cá nhân, các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế, chính phủ nước ngoài có thể huy động vào quá trình đầu tư phát triển của nước sở tại. Trên phạm vi rộng hơn đó là dòng lưu chuyển vốn quốc tế (là biểu hiện cụ thể của quá trình chuyển giao nguồn lực tài chính giữa các quốc gia trên thế giới. Nguồn vốn đầu tư nước ngoài có các loại sau:

T Nguồn tài trợ phát triển chính thức: (ODFT Official Development Fianance) bao gồm nguồn Viện trợ phát triển chính thức (ODAT Official Development Assistance) và các hình thức tài trợ khác. Trong ODF thì ODA chiếm tỷ trọng chủ yếu.

Nguồn vốn ODA là nguồn vốn phát triển do các tổ chức quốc tế và các chính phủ nước ngoài cung cấp với mục tiêu trợ giúp các nước đang phát triển. So với các hình thức tài trợ khác ODA mang tính ưu đãi cao như: Ưu đãi về lãi suất, thời hạn cho vay dài, khối lượng vốn vay lớn, bao giờ trong ODA cũng có yếu tố không hoàn lại (còn gọi là thành tố tài trợ) đạt ít nhất 25%. ODA thường đi kèm với các ràng buộc về chính trị, xã hội tương đối khắt khe, đặc biệt là tính hiệu quả của nguồn vốn. Nguồn vốn ODA chủ yếu dành hỗ trợ các dự án đầu tư vào cơ sở hạ tầng như giao thông vận tải, giáo dục, y tế, xóa đói giảm nghèo....

T Nguồn vốn tín dụng từ các ngân hàng thương mại quốc tế: Điều kiện ưu đãi của loại vốn này không dễ dàng như đối với nguồn vốn ODA và nó cũng không gắn với các ràng buộc về chính trị, xã hội. Nhưng thủ tục vay vốn tương đối khắt khe, thời gian trả nợ nghiêm ngặt, lãi suất cao lại là trở ngại với các nước nghèo. Do đó nó được sử dụng chủ yếu để đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu và thường là ngắn hạn.

T Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDIT Foreign Directed Investment): Là vốn của các doanh nghiệp, các cá nhân người nước ngoài đầu tư sang các nước khác và trực tiếp quản lý quá trình sử dụng và thu hồi vốn bỏ ra. Đây là nguồn vốn quan trọng cho đầu tư và phát triển không chỉ đối với các nước nghèo mà kể cả các nước công nghiệp phát triển. Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài có đặc điểm cơ bản khác với các nguồn vốn nước ngoài khác là việc tiếp nhận nguồn vốn này không làm phát sinh nợ cho nước tiếp nhận vốn. Thay vì nhận lãi suất trên vốn đầu tư, nhà đầu tư sẽ nhận được phần

lợi nhuận thích đáng khi dự án đầu tư hoạt động có hiệu quả. Đầu tư trực tiếp nước ngoài mang theo toàn bộ tài nguyên kinh doanh vào nước nhận vốn nên nó có thể thúc đẩy phát triển ngành nghề mới, đặc biệt là những ngành đòi hỏi cao về kỹ thuật, công nghệ hay cần nhiều vốn. Vì vậy nguồn vốn này có vai trò cực kỳ quan trọng đối với quá trình công nghiệp hóa, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tốc độ tăng trưởng nhanh ở các nước nhận đầu tư.

T Thị trường vốn quốc tế: Với xu hướng toàn cầu hóa, mối liên kết ngày càng tăng của các thị trường vốn quốc gia vào hệ thống tài chính quốc tế đã tạo nên vẻ đa dạng về các nguồn vốn cho mỗi quốc gia và làm tăng khối lượng vốn lưu chuyển trên phạm vi toàn cầu. Thực tế cho thấy, trong vòng 30 năm qua tất cả các nguồn vốn đều có sự gia tăng về khối lượng. Ở CHDCND Lào, để thúc đẩy kinh tế phát triển nhanh và bền vững nhằm mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa Nhà nước rất coi trọng và huy động mọi nguồn vốn trong và ngoài nước để đầu tư phát triển sản xuất, tạo công ăn việc làm, cải thiện đời sống nhân dân. Trong đó, nguồn vốn huy động qua thị trường vốn cũng được Chính phủ quan tâm, các đề án cũng đã và đang được triển khai. Nhưng để phát hành trái phiếu ra thị trường vốn quốc tế Lào phải nghiên cứu kỹ, lựa chọn loại hình trái phiếu phát hành, thời gian đáo hạn, số lượng và thị trường phát hành. Bên cạnh đó cần cân nhắc giữa việc huy động vốn qua phát hành trái phiếu và vay nợ qua hệ thống ngân hàng và xây dựng kế hoạch để việc sử dụng vốn có hiệu quả.

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển kinh tế thủ đô viêng chăn giai đoạn 2007 2011 và tầm nhìn đến năm 2020 (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(176 trang)