Các chỉ tiêu đánh giá kết quả của hoạt động đầu tư phát triển

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển kinh tế thủ đô viêng chăn giai đoạn 2007 2011 và tầm nhìn đến năm 2020 (Trang 45 - 49)

Hai là, sự biến đổi theo đúng xu thế của cơ cấu kinh tế. Đây là tiêu thức

phản ánh sự biến đổi về chất của nền kinh tế. Để phân biệt các giai đoạn phát triển kinh tế hay so sánh trình độ phát triển kinh tế giữa các nước với nhau, người ta thường dựa vào dấu hiệu về dạng cơ cấu ngành kinh tế mà quốc gia đạt được và sự thay đổi chung của quốc gia được thể hiện ở địa phương như thế nào.

Ba là, sự biến đổi ngày càng tốt hơn trong các vấn đề xã hội của địa

phương. Mục tiêu cuối cùng của sự phát triển kinh tế không phải là tăng trưởng hay chuyển dịch cơ cấu kinh tế mà là việc xóa bỏ nghèo đói, suy dinh dưỡng, sự tăng lên của tuổi thọ bình quân, khả năng tiếp cận các dịch vụ y tế, nước sạch, trình độ giáo dục… Hoàn thiện các tiêu chí trên là sự biến đổi về chất xã hội của quá trình phát triển.

1.5.1. Các chỉ tiêu đánh giá kết quả của hoạt động đầu tư phát triển kinh tế địa phương địa phương

Kết quả đầu tư phát triển kinh tế được thể hiện ở hệ thống các chỉ tiêu về số lượng và giá trị. Đối với mỗi nội dung đầu tư phát triển kinh tế, chúng ta sẽ có chỉ tiêu số lượng tương ứng, ví dụ, đầu tư phát triển giao thông đường bộ thì chỉ tiêu số km đường cấp I, II,… Để có chỉ tiêu đánh giá chung các kết quả đầu tư thì cần chuyển sang đơn vị giá trị. Hai chỉ tiêu được đề cập nhiều là khối lượng vốn đầu tư thực hiện và tài sản cố định huy động và năng lực sản xuất dịch vụ tăng thêm.

a) Khối lượng vốn đầu tư thực hiện

Khối lượng vốn đầu tư thực hiện là tổng số tiền đã chi để tiến hành các hoạt động của các công cuộc đầu tư bao gồm các chi phí cho công tác xây dựng, chi phí cho công tác mua sắm và lắp đặt thiết bị, chi phí quản lý và chi phí khác theo quy định của thiết kế dự toán và được ghi trong dự án đầu tư được phê duyệt.

T Chi phí xây dựng bao gồm: Chi phí xây dựng các công trình, hạng mục công trình; chi phí phá, tháo dỡ các vật kiến trúc cũ; chi phí san lấp mặt bằng xây dựng; chi phí xây dựng công trình tạm, công trình phụ trợ phục vụ thi công.

T Chi phí mua sắm và lắp đặt công trình bao gồm: Chi phí mua sắm thiết bị, công nghệ, chi phí đào tạo chuyển giao công nghệ; chi phí vận chuyển từ nơi mua đến công trình, lưu kho, lưu bãi, bảo quản, bảo dưỡng...; thuế và chi phí bảo hiểm thiết bị công trình, chi phí lắp đặt, thí nghiệm, hiệu chỉnh.

T Chi phí quản lý dự án và chi phí khác bao gồm: Chi phí quản lý chung của dự án, chi tổ chức đền bù giải phóng mặt bằng; chi thẩm định, thẩm tra thiết kế, tổng dự toán, dự toán xây dựng công trình; chi lập hồ sơ mời thầu, giám sát và chi khác.

T Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng bao gồm: Chi phí lập nhiệm vụ xây dựng; chi phí khảo sát xây dựng; chi phí lập báo cáo đầu tư; lập dự án hoặc lập kinh tế T kỹ thuật; chi phí thẩm tra tính hiệu quả và tính khả thi của dự án; chi phí thi tuyền, tuyển chọn thiết kế kiến trúc; chi phí thiết kế xây dựng công trình; chi phí thẩm tra các thiết kế; kỹ thuật chi phí lập các hồ sơ yêu cầu; giám sát thi công xây dựng, giám sát lắp đặt thiết bị…

T Chi phí khác bao gồm: chi phí rà phá vật nổ; chi phí bảo hiểm công trình; chi phí di chuyển thiết bị thi công và lực lượng lao động đến công trường; chi phí đăng kiểm chất lượng quốc tế; chi phí đảm bảo an toàn giao

thông; chi phí hoàn trả hạ tầng kỹ thuật bị ảnh hưởng; chi phí kiểm toán thẩm tra phê duyệt quyết toán vốn đầu tư; chi phí nghiên cứu khoa học công nghệ; vốn lao động ban đầu đối với các dự án đầu tư xây dựng nhằm mục đích kinh doanh…[16].

b) Tài sản cố định huy động và năng lực sản xuất phục vụ tăng thêm

Tài sản cố định huy động lả công trình hay hạng mục công trình, đối tượng xây dựng có khả năng phát huy tác dụng độc lập (làm ra sản phẩm hàng hóa hoặc tiến hành các hoạt động xã hội đã được ghi trong dự án đầu tư) đã kết thúc quá trình xây dựng, mua sắm, đã làm xong thủ tục nghiệm thu sử dụng, có thể đưa vào hoạt động được ngay.

Cần phân biệt các trường hợp: Huy động bộ phận và huy động toàn bộ. Huy động bộ phận là việc huy động từng đối tượng, từng hạng mục xây dựng của công trình vào hoạt động ở những thời điểm khác nhau do thiết kế quy định.

Huy động toàn bộ là huy động cùng một lúc tất cả các đối tượng, hạng mục xây dựng không có khả năng phát huy tác dụng độc lập hoặc dự án không dự kiến cho phát huy tác dụng độc lập đã kết thúc quá trình xây dựng, mua sắm và sẵn sàng sử dụng ngay.

Hình thức huy động bộ phận thường được áp dụng đối với các công cuộc đầu tư quy mô lớn, có nhiều đối tượng, hạng mục xây dựng có khả năng phát huy t.ác dụng độc lập sau khi từng đối tượng, hạng mục đã kết thúc quá trình xây dựng, mua sắm, lắp đặt. Hình thức huy động toàn bộ được áp dụng cho những công cuộc đầu tư quy mô nhỏ khi tất cả các đối tượng, hạng mục đã hoàn thành.

Các tài sản cố định được huy động là kết quả đạt được trực tiếp của quá trình thi công xây dựng công trình, chúng có thể được biểu hiện bằng hiện vật hoặc bằng giá trị. Chỉ tiêu biểu hiện bằng hiện vật là số lượng các tài sản cố định được huy động như số lượng nhà ở, bệnh viện, cửa hàng....chỉ tiêu biểu

hiện bằng giá trị là giá trị các tài sản cố định được huy động. Chúng được tính theo giá trị dự toán hoặc giá trị thực tế, tùy thuộc vào mục đích sử dụng trong công tác nghiên cứu kinh tế hoặc quản lý hoạt động đầu tư. Cụ thể giá trị dự toán được sử dụng làm cơ sở để tính toán giá trị thực tế của tài sản cố định, lập kế hoạch về vốn đầu tư và tính khối lượng vốn đầu tư thực hiện, là cơ sở tiến hành thanh quyết toán giữa chủ đầu tư và đơn vị nhận thầu. Giá trị thực tế của các tài sản cố định huy động được sử dụng để kiểm tra việc thực hiện kỷ luật tài chính, dự toán đối với các công cuộc đầu tư từ nguồn ngân sách cấp để ghi vào bảng cân đối tài sản cố định, là cơ sở để tính khấu hao hàng năm phục vụ công tác hạch toán kinh tế.

Sử dụng tiêu chí giá trị cho phép xác định toàn bộ khối lượng các tài sản cố định được huy động của tất cả các ngành, đánh giá tổng hợp tình hình thực hiện kế hoạch và sự biến động của chỉ tiêu này ở mọi cấp độ quản lý khác nhau.

Chỉ tiêu giá trị các tài sản cố định được huy động được xác định theo công thức sau:

F = IVb + IVr – C T IVe (1.4)

Trong đó:

F: Giá trị các tài sản cố định được huy động trong kỳ

IVb: Vốn đầu tư được thực hiện ở các kỳ trước chưa được huy động chuyển sang kỳ nghiên cứu (xây dựng dở dang đầu kỳ)

IVr: Vốn đầu tư thực hiện trong kỳ nghiên cứu

C: Chi phí trong kỳ không tính vào giá trị tài sản cố định (đó là những khoản chi phí cho nguyên nhân khách quan làm thiệt hại được cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư cho phép duyệt bỏ: bão, lụt...)

IVe: Vốn đầu tư thực hiện chưa được huy động chuyển sang kỳ sau (xây dựng dở dang cuối kỳ)

Năng lực sản xuất phục vụ tăng thêm: Khi các tài sản cố định được huy (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

động vào sử dụng. chúng đã làm gia tăng năng lực sản xuất, phục vụ cho nền kinh tế.

Năng lực sản xuất phục vụ tăng thêm được hiểu là khả năng đáp ứng nhu cầu sản xuất, phục vụ của các tài sản cố định đã được huy động vào sử dụng để sản xuất ra sản phẩm hoặc tiến hành các hoạt động dịch vụ theo quy định được ghi trong dự án đầu tư.

Năng lực sản xuất phục vụ được thể hiện ở công suất hoặc năng lực phát huy tác dụng của các tài sản cố định được huy động như: Số căn hộ, số m2 nhà ở, trường học, số giường nằm trong bệnh viện....mức tiêu dùng nguyên vật liệu trong một đơn vị thời gian (số tấn mía chế biến trong một ngày đêm của nhà máy đường....). Với sự gia tăng của năng lực sản xuất phục vụ do các tài sản cố định tạo ra, hoạt động đầu tư phát triển đã mang lại cho các doanh nghiệp mức gia tăng của sản lượng, doanh thu, mang lại cho các, địa phương, vùng và toàn bộ nền kinh tế mức tăng của giá trị sản xuất (GO), mức tăng của giá trị tăng thêm (VA) theo các ngành, mức tăng của tổng sản phẩm quốc nội (GDP) cho các địa phương và toàn bộ nền kinh tế.

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển kinh tế thủ đô viêng chăn giai đoạn 2007 2011 và tầm nhìn đến năm 2020 (Trang 45 - 49)