Thứ nhất: Ảnh hưởng của lãi suất tới đầu tư: Lãi suất là lượng tiền lãi phải trả khi vay tiền trong một đơn vị thời gian, tính bằng tỷ lệ % trên số tiền vay. Khi xem xét ảnh hưởng của lãi suất đến đầu tư là đề cập đến lãi suất thực tế. Lãi suất thực tế đã được điều chỉnh loại trừ yếu tố lạm phát bằng cách lấy lãi suất danh nghĩa trừ đi tỷ lệ lạm phát.
Lãi suất vừa ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động đầu tư, vừa ảnh hưởng thông qua thực hiện chính sách huy động vốn. Lãi suất tăng sẽ kích thích gửi tiền tiết kiệm, giảm đầu tư. Ngược lại lãi suất thấp kích thích đầu tư nhưng lại hạn chế việc huy động vốn. Trong nền kinh tế mở, lãi suất chịu ảnh hưởng của thị trường vốn quốc tế. Với quan điểm tự do hóa tài chính và thương mại,
trường phái tự do mới cho rằng: đối với các nước đang phát triển giá cả thị trường tự do thích hợp là giá cả xác định trên thị trường thế giới. Lãi suất là giá cả của vốn cũng tuân theo nguyên tắc này.
Lãi suất có ý nghĩa quan trọng trong thực hiện chiến lược, chính sách đầu tư phát triển của một đất nước. Ngay cả khi các nhà đầu tư sử dụng vốn tự có thì họ vẫn phải tính đến chi phí cơ hội của đồng vốn đó.
Thứ hai: Ảnh hưởng của thu nhập và tiết kiệm tới đầu tư: Tiết kiệm
trong nước là nguồn vốn quan trọng cho đầu tư, phải luôn quán triệt quan điểm: Vốn trong nước là quyết định, vốn nước ngoài là quan trọng.
Tiết kiệm tạo nguồn vốn cho hoạt động đầu tư, nhưng không phải tiết kiệm càng nhiều thì càng tăng đầu tư và thu nhập. Samuelson đã nêu ra nghịch lý tiết kiệm: khi mọi người cố tiết kiệm nhiều hơn thì tiết kiệm và đầu tư thực lại giảm. Tiết kiệm quá mức làm giảm tổng cầu và cũng không làm tăng đầu tư một cách tự động để triệt tiêu được sự giảm sút đó.
Những nghiên cứu của các nhà kinh tế cũng chỉ ra rằng, trong ngắn hạn sự bù đắp thiếu hụt tiết kiệm trong nước cũng không làm giảm tương ứng đầu tư do được bù đắp bằng nguồn vốn đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, trong dài hạn tỷ lệ tiết kiệm trong nước có quan hệ mật thiết với tỷ lệ vốn đầu tư ngay cả với các nước công nghiệp. Do đó, mỗi địa phương cần có chính sách thúc đẩy tiết kiệm, khơi thông các luồng vốn, chuyển tiết kiệm thành đầu tư.
Mối quan hệ giữa lãi suất, thu nhập, tiết kiệm và đầu tư rất chặt chẽ và mỗi nhân tố đều ảnh hưởng và tác động lẫn nhau. Khi đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến hoạt động đầu tư cần áp dụng các phương pháp khoa học để xác định những mối quan hệ bản chất, nhằm xây dựng các chính sách và công cụ thích hợp thúc đẩy và tăng hiệu quả hoạt động đầu tư.
Thứ ba: Ảnh hưởng của chi tiêu công và chính sách thuế đối với đầu tư.
tạo điều kiện cần thiết, thúc đẩy, dẫn dắt đầu tư tư nhân. Trong trường hợp khác, chính quyền địa phương đặt hàng các hàng hóa, dịch vụ của khu vực tư nhân đã kích thích doanh nghiệp đầu tư sản xuất hàng hóa dịch vụ đó.
Chính sách thuế có ảnh hưởng lớn đến hoạt động đầu tư. Thuế có liên quan đến chi phí và là một trong những yếu tố rủi ro của công cuộc đầu tư (thay đổi thuế suất, đối tượng chịu thuế, cách tính thuế...)
Khi xem xét ảnh hưởng của các yếu tố đến hoạt động đầu tư cần phân loại các yếu tố ảnh hưởng trong ngắn hạn và dài hạn.
Những phân tích trên đã chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư trên toàn xã hội. Các cấp chính quyền địa phương khi hoạch định chính sách đầu tư hay quyết định bất kỳ một hoạt động đầu tư nào cũng cần xem xét tất cả các yếu tố có tác động, ảnh hưởng dù tốt hay xấu đối với hoạt động đầu tư. Có như vậy, hiệu quả của công cuộc đầu tư mới đạt được và không ngừng được nâng cao.
Kết luận: Trong chương 1 Luận án Hệ thống hóa và góp phần hoàn
thiện lý luận và cơ sở thực tiễn về đầu tư trong phát triển kinh tế địa phương, trong đó xác định rõ vai trò và tác động của đầu tư phát triển kinh tế đối với sự tăng trưởng và phát triển kinh tế vùng và địa phương. Luận án phân tích chi tiết nội dung quản lý nhà nước về đầu tư phát triển kinh tế, vai trò và bản chất nguồn vốn đầu tư phục vụ đầu tư phát triển kinh tế, đưa ra hệ thống các chỉ tiêu các chỉ tiêu cụ thể đánh giá kết quả và hiệu quả đầu tư phát triển kinh tế địa phương, các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư để vận dụng vào điều kiện cụ thể của Thủ đô Viêng Chăn.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN KINH TẾ THỦ ĐÔ VIÊNG CHĂN
2.1. Khái quát chung về kinh tế ) xã hội Thủ đô Viêng Chăn
2.1.1 Vị trí địa lý
Thủ đô Viêng Chăn nằm ở vùng Trung Lào, trong phạm vi từ 17°47’50 đến 18°22’38 vĩ độ Bắc và từ 102°5’40 đến 103°09’37 độ kinh Đông, có tổng diện tích là 3.920 km² (chiếm khoảng 1,7% diện tích cả nước), dân số trung bình năm 2009 là 795.159 người (chiếm khoảng 13% dân số cả nước), mật độ khoảng 203 người/km². Dân số Thủ đô Viêng Chăn phân bố rất không đều, trong khi các huyện ngoại thành có mật độ dân số rất thấp như Sangthong 37 người /km², Naxaythong 49 người/km²,thì các huyện nộ thành lại có mật độ dân số rất cao như Chanthabuly lên tới 2,252 người/km², Sisattanak 2,018 người/km²… Thủ đô Viêng Chăn hiện có 9 huyện là Chanthabuly, Sikhottabong, Xaysettha, Sisattanak, Naxaythong, Xaythany, Hatxayfong, Sangthong, Parknguem. Quy mô diện tích, dân số, mật độ dân số, trình độ phát triển kinh tếTxã hội của các huyện có sự chênh lệch nhau rất lớn (huyện lớn nhất là Naxaythong có diện tích gấp 39 lần huyện nhỏ nhất là Chanthabuly).
2.1.2 Điều kiện tự nhiên Đặc điểm địa hình Đặc điểm địa hình
Thủ đô Viêng Chăn nằm kẹp giữa 3 phía là các dãy núi cao và phía còn lại là sông MêKông. Địa hình bao gồm 2 vùng rõ rệt: Vùng thứ nhất, là phần phía Nam của đồng bằng Viêng Chăn, thuộc lưu vực sông Nặm Ngừm, có diện tích khoảng 3.298 km², chiếm khoảng 84,13% diện tích tự nhiên. Vùng này có dạng lòng chảo, được bao bọc bởi các dãy núi cao là Phou Pha Năng ở phía Tây, Phou Khao Khoai ở phía Bắc. Đây là vùng tương đối bằng phẳng,
với khoảng trên 70% diện tích có độ cao dưới 200m so với mực nước biển; Vùng thứ hai, là phần còn lại của thành phố (huyện Sangthong) nằm ở phía Tây dãy núi Phou Pha Năng, thuộc lưu vực các sông Nặm Ton và Nặm Sang có diện tích là 623,1 km², chiếm 15,87% diện tích tự nhiên toàn Thủ đô.
Bảng 2.1: Diện tích, dân số các đơn vị hành chính
Tên huyện Số bản làng
(bản) Diện tích (km²) Dân số (người)
Mật độ dân số (người/km²) Tổng số 496 3.920 639.243 163 1. Chanthabuly 37 29 653.307 2.252 2. Sikhottabong 60 140 93.761 670 3. Saysettha 51 147 87.661 596 4. Sisattanak 40 31 62.550 2.018 5. Naxaythong 56 1131 54.987 49 6. Saythany 104 916 135.529 148 7. Hatxayfong 58 258 73.233 284 8. Sangthong 37 622 22.764 37 9. Parknguem 53 646 43.460 67
Nguồn: Niên giám thống kê Viêng Chăn 2010
Khí hậu thuỷ văn
Khí hậu chia làm 2 mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 và mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 của năm tiếp theo.
Tài nguyên thiên nghiên
♦ Tài nguyên đất.
Các số liệu điều tra đất đai (căn cứ theo cách phân loại của FAO/UNESCO) do Trung tâm phân hạng đất Đồng Độc thuộc viện nghiên cứu nôngT lâm nghiệp T Bộ Nông Lâm nghiệp Lào thực hiện năm 1993 và do Viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp Việt Nam thực hiện năm 1997 T 1998 cho thấy, đất đai Viêng Chăn bao gồm 11 nhóm với 26 loại đất chính, trong đó nhóm đất Alisols là lớn nhất với 38,07% tiếp theo là nhóm Acrisols với 30,85%.
Nghiên cứu tài nguyên đất đai Thủ đô Viêng Chăn có nhận xét sau: Thứ nhất: Điều kiện đất đai vùng Thủ đô Viêng Chăn thích hợp để phát triển một nền nông lâm nghiệp phong phú đa dạng, từ các loại cây ngắn ngày như cây lương thực, cây công nghiệp ngắn ngày, cây thực phẩm đến cây dài ngày như các loại cây ăn quả nhiệt đới và á nhiệt đới, cây công nghiệp lâu năm.
Thứ hai: Các vùng đất thích hợp cho phát triển nông nghiệp thường phân bố thành các vùng lớn và tập trung, địa hình bằng hoặc lượn sóng nhẹ, thuận lợi cho khai thác sử dụng. Đây là ưu thế có ý nghĩa rất lớn đối với phát triển nông nghiệp, đặc biệt là đối với việc phát triển một nền sản xuất quy mô lớn và tập trung.
Thứ ba: Tổng diện tích đất có tiềm năng nông nghiệp của Thủ đô khá lớn, khoảng 120.000T125.000 ha, như vậy hiện tại còn lại khoảng 35.000T 40.000 ha đất có tiềm năng nông nghiệp, trong đó có khả năng khai thác đưa vào sử dụng được khoảng 28T32 nghìn ha (gồm cả mặt nước có thể nuôi trồng thủy sản). Tổng tiềm năng đất đai có khả năng lâm nghiệp cần được phủ xanh để bảo vệ môi trường sinh thái, bảo vệ sản xuất và đời sống cũng khá lớn, khoảng 60.000T70.000 ha.
♦ Tài nguyên khoáng sản.
Một đặc điểm nổi bật của Thủ đô Viêng Chăn là tài nguyên khoáng sản nhưng cũng chỉ có quy mô nhỏ và vừa. Các loại khoáng sản gồm có :
Nhóm chất cháy: Khí cháy, than đá, than bùn,
Nhóm chất kim loại: Sắt có khoảng 4 điểm nguồn, Vàng có ở nhiều nơi nhưng thuộc khối lượng nhỏ, Mangan, chỉ và kẽm.
Nhóm chất phi kim loại: Muối, đá Anhydrit.
Nhóm nguyên liệu xây dựng: Các loại đất xét, Cát – sỏi... Nhóm chất đá quý: Tectit màu đen, đá trang sức (Silick).
Mặc dù có nguồn tài nguyên khoáng sản nhưng chủ yếu là quy mô nhỏ, phân tán nên chưa thuận lợi cho khai thác công nghiệp trong những năm trước mắt. Tiềm năng rừng còn lớn, nhưng chất lượng và cơ cấu rừng đang thay đổi theo xu hướng bất lợi.
2.1.3 Điều kiện kinh tế xã hội Dân số Dân số
Thủ đô Viêng Chăn là một Thủ đô có dân số nhiều thứ hai sau tỉnh Sa Vẳn Na Khết, dân số năm 2009 của toàn Thủ đô có khoảng 795 ngàn người. Lao động trong độ tuổi là khoảng 415 ngàn người, chiếm 52% dân số của Thủ đô. Lao động đang làm việc trong ngành kinh tế quốc dân chiến 75% lao động trong độ tuổi.
Theo dự báo của Viện Chiến lược phát triển dân số của Thủ đô, Thủ đô Viêng Chăn năm 2010 là 838 nghìn người và dự báo đến năm 2020 là 1.158 nghìn người, trong đó lao động trong độ tuổi là 493 nghìn người năm 2010 và 648 nghìn người năm 2020. Với nguồn nhân lực như trên vừa là sức ép trong vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động, vừa là thế mạnh của Thủ đô nếu biết tận dụng, đặc biệt là tận dụng nguồn lao động rẻ.
Bảng 2.2: Quy mô và cơ cấu dân số dự báo năm 2010 và năm 2020
2003 2005 2010 2020 Tăng bình quân năm (%) 2004T2010 2011T2020
Tổng Số 639.243 702.436 838.1021.158.000 3,5 3,29
1) Phân theo giới tính
Nam 318.678 353.325 421.565 579.000 3,5 3,22
% trong tổng số 49,9 50,3 50,3 50,0
Nữ 320.565 349.111 416.537 579.000 3,5 3,35
% trong tổng số 51,1 49,7 49,7 50
2) Phân theo thành thị, nông thôn
Thành thị 359.255 421.462 569.909 926.400 6,2 4,98
% trong tổng số 56,2 60,0 68,0 80,0
Nông thôn 279.988 280.974 268.193 231.600 T0,9 T1,96
% trong tổng số 43,8 40,0 32,0 20,0
3) Phân theo nhóm tuổi
0T14 239.076,88 256.389 300.879 426.880 3,2 3,31 % trong tổng số 37,4 36,5 35,9 36 15T64 379.071,09 423.569 512.080 717.996 3,8 3,44 % trong tổng số 59,3 60,3 61,1 62 65 trở lên 21.095,02 22.478 25.143 23.160 2,2 T0,82 % trong tổng số 3,3 3,2 3,0 2,0
(Nguồn Báo cáo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội Thủ đô Viêng Chăn tầm nhìn đến năm 2020)
Về kết cấu hạ tầng cơ sở
♦Về giao thông
Hệ thống giao thông trên địa bàn bao gồm đường thuỷ, đường bộ và hàng không thuận tiện cho việc đi lại, giao lưu kinh tế với các vùng.
Về đường bộ có các tuyến quốc lộ 13 Bắc, Nam, Quốc lộ 1và hệ thống đường giao thông trong các huyện, Thủ đô tổng chiều dài khoảng 2.500 km,
trong đó đường nhựa chỉ có khoảng 400 km, đường đất đỏ khoảng 500 km và đường đá khoảng 1.600 km. Các đường phố trên cũng thường xuyên được nâng cấp cải tạo đảm bảo cho việc đi lại được thuận tiện.
Đường thuỷ: Các con sông chạy qua địa phần Thủ đô Viêng Chăn chủ yếu là sông MeKong và sông Ngưm thuận lợi cho việc vận tải khách và vận chuyển hàng hóa. Tui nhiên, do ảnh hưởng của bãi bồi và độ sâu nên không cho phép tàu thuyền trọng tải lớn qua lại. Nói chung là việc khai thác đường thủy chưa được quan tâm đầu tư nhiều.
♦Hạ tầng hệ thống điện
Nguồn điện cấp cho Thủ đô Viêng Chăn hiện nay là điện lưới quốc gia thông qua trạm biến áp Phôn Toong, Viêng Chăn. Hiện nay mạng lưới điện đã đến 100% số xã và tất cả các thôn xóm, xã vùng sâu, vùng xa, 99% số hộ có điện sinh hoạt. Lưới điện trên địa bàn Thủ đô bao gồm các cấp điện áp theo nhu cầu của người dân ... Điện phục vụ sản xuất và sinh hoạt được phục vụ 24/24 giờ và không ngừng tăng. Phụ tải công nghiệp chiếm tỷ lệ cao trong cơ cấu tiêu thụ điện đáp ứng nhu cầu sử dụng điện của các khu công nghiệp. Hệ thống chiếu sáng bản xóm, huyện, Thủ đô đang được cải thiện tạo điều kiện thuận lợi cho việc sinh hoạt, đi lại đảm bảo an ninh trật tự bảo đảm mỹ quan đô thị.
♦Hạ tầng cấp, thoát nước
Nguồn cấp nước của Thủ đô Viêng Chăn là nước ngầm và nước mặt. Thủ đô Viêng Chăn sử dụng nguồn nước mặt lấy từ sông Me Kong và sông Ngưm là chủ yếu, hiên này đã có 1 bể chứa nước ở độ cao 400 m và 3 trạm sản xuất nước máy công suất lớn cung cấp cho 4 huyện nội thành như trạm Kao Liêu, trạm Chi Nai Mô và trạm Đông Mak Khai và trạm . Còn các huyện khác thì phần lớn là dùng nước giếng, chỉ có vài điểm là dùng nước máy hệ công suất nhỏ để phục vụ cho khu vực dân cư trung tâm của huyện đó.
♦ Hệ thống bưu chính viễn thông
Ở Viêng Chăn là trung tâm dịch vụ bưu chính viễn thông của của cả nước và có tốc độ phát triển rất nhanh. Hiện nay Lào đang sử dụng thử hệ viễn thông 4 G. Nhìn chung các điểm bưu điện và viễn thông liên lạc đều đáp ứng tốt nhu cầu thông tin liên lạc, phát hành báo chí ở địa phương, nhưng cũng vẫn chưa tận dụng hết công suất của hệ thống nói trên. Như vậy nếu không nghiên cứu kỹ về việc nâng cấp công nghệ quá hiện đại thì sẽ trở thành lãng phí tài sản của quốc gia.
♦Hệ thống tài chính T ngân hàng
Ngân sách Thủ đô được cơ cấu lại theo hướng tích cực, hoàn thiện bước đầu về các loại thuế để động viên sản xuất kinh doanh và tăng nguồn thu. Cơ cấu thuTchi ngân sách đã từng bước được cải tiến cho phù hợp hơn, việc sử dụng ngân sách được quản lý chặt chẽ, bảo đảm chi đúng mục đích. Đến bây giờ Thủ đô đã có hơn 32 các ngân hàng và chi nhánh ngân hàng, có nhiều các tổ chức tín dụng và các quỹ góp của các hộ dân hoạt động trên cơ sở sự quản lý của ngân hàng Nhà nước(NH TW).
Dịch vụ tài chính T ngân hàng Thủ đô đã có những bước tiến rõ rệt trong những năm gần đây. Hệ thống ngân hàng và kho bạc hoạt động tốt, đóng vai trò quan trọng trong việc huy động vốn phục vụ phát triển kinh tế T