Những kết quả và hiệu quả đầu tư

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển kinh tế thủ đô viêng chăn giai đoạn 2007 2011 và tầm nhìn đến năm 2020 (Trang 105 - 120)

2.4.1.1 Tác động của đầu tư đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Kinh tế Viêng Chăn với đặc điểm là không có độ mở cao, phụ thuộc không nhiều vào xuất khẩu và tỷ trọng sản xuất của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là chủ yếu. Mặt khác, với sự năng động của các cấp chính quyền đã chủ động theo sát tình hình, phân tích các diễn biến, tiếp thu các ý kiến chỉ đạo, đóng góp, đề cao trách nhiệm, quyết liệt chỉ đạo điều hành thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra và với nhiều nỗ lực cố gắng, đoàn kết phấn đấu của chính quyền và nhân dân các dân tộc trong Thủ đô đã tổ chức thực hiện tốt các mục tiêu kinh tế T xã hội và duy trì được nhịp độ phát triển.

Bảng 2.14: Cơ cấu GDP của Thủ đô Viêng Chăn giai đoạn 2007.2011 Đơn vị tính: % 2007 2008 2009 2010 2011 TB 2007) 2011 Cơ cấu GDP 100 100 100 100 100 100 Nông nghiệp 18,5 17,52 16,6 15 14,25 17,65 Công nghiệp 45,85 44,83 45 45,5 48,55 45,88 Dịch vụ 35,65 37,65 38,40 39,50 37,20 36,47

(Nguồn Kế hoạch phát triển kinh tếWxã hội thứ VII(2010W2015) của Thủ đô Viêng Chăn)

Tính đến năm 2011, cơ cấu kinh tế Thủ đô Viêng Chăn đã đạt được những thành công nhất định, lĩnh vực công nghiệp có khá nhiều ngành mới ra đời và phát triển. Trong đó các ngành có tỷ trọng lớn như sản xuất lương thựcTthực phẩm và đồ hộp 41.54%, tiếp theo là ngành Sản xuất phương tiện và các phụ tùng, sửa chữa chiếm 15.81%; ngành sản xuất sản phẩm từ kim loại 10.56%; ngành công nghiệp dệt cũng chiếm tỷ trọng không nhỏ là 9.90%. Như vậy ngành công nghiệp có tỷ trọng phát triển còn chưa nhiều và quy mô cũng rất khiêm tốn.

Cơ cấu kinh tế nông nghiệpT công nghiệp T dịch vụ của Thủ đô Viêng Chăn thời kỳ 2007T2011 là 17,65% T 45,88% T 36,47%. Như vậy, cơ cấu kinh tế của Thủ đô Viêng Chăn cũng nằm trong định hướng so với mặt bằng chung của cả nước. Đến năm 2011 cơ cấu mặt này đã có sự chuyển dịch theo xu hướng tích cực, Ngành nông nghiệp giảm dần tỷ trọng từ 18,5% năm 2007 xuống còn 14,25% năm 2011. Ngành công nghiệp không tăng và chỉ giảm không đáng kể. Ngành dịch vụ tăng từ 35,65% năm 2007 lên 39,5% năm 2010 và có giảm một chút xuống 37,2% trong năm 2011. Dự tính đến năm 2015, cơ cấu kinh tế Thủ đô Viêng Chăn sẽ là: 16% T 47% T 37%.

Đặc biệt Thủ đô đã hình thành được 1 Khu công nghiệp là Khu công nghiệp cây số 21(Bo Kưa). Đây là khu vực có điều kiện thuận lợi và tập trung vốn đầu tư mạnh nhất, điều này sẽ thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế của Thủ đô Viêng Chăn trong tương lai diễn ra nhanh hơn, tạo điều kiện chuyển dịch cơ cấu theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa cùng với chiến lược phát triển kinh tế chung của đất nước.

Bảng 2.15: Cơ cấu GDP theo thành phần kinh tế của Thủ đô Viêng Chăn giai đoạn 2007.2011

Đơn vị tính: %

2007 2008 2009 2010 2011 TB 2007) 2011

Tổng số 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0

Doanh nghiệp nhà nước 34,74 24,89 31,63 31,00 31,46 30,74 Doanh nghiệp ngoài

quốc doanh 12,23 6,86 10,59 10,70 10,91 10,26 Doanh nghiệp có vốn đầu

tư nước ngoài 53,03 68,25 57,77 58,31 57,63 59,00

(Nguồn Kế hoạch phát triển kinh tếWxã hội thứ VII(2010W2015) của Thủ đô Viêng Chăn)

Doanh nghiệp nhà nước trung ương có xu hướng ổn định trong cả giai đoạn 2007T2011, chiếm 30,74% tỷ trọng trong GDP. Như vậy doanh nghiệp nhà nước đóng góp tỷ trọng tương đối cao trong tổng giá trị GDP của Thủ đô, do đó việc phát huy vai trò chủ đạo cho sự phát triển kinh tế xã hội của Thủ đô đã dần được khẳng định. Doanh nghiệp ngoài quốc doanh có triển vọng phát triển khá ổn định so với khu vực nhà nước nhưng chiếm tỷ trọng nhỏ trong khi doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đóng góp ngày càng lớn cho GDP của Thủ đô, năm 2007 chiếm tỷ trọng 53.03% nhưng trung bình cả giai đoạn đã chiếm tới 59%.

Bảng 2.16: Tốc độ tăng trưởng GDP của Thủ đô Viêng Chăn giai đoạn 2007.2011 Đơn vị tính: % 2007 2008 2009 2010 2011 TB 2007) 2011 Tốc độ tăng trưởng (GDP) 11,81 12,75 11,93 13 13,66 12,63 Nông nghiệp 4,02 2,87 9,7 10,9 8,72 7,24 Công nghiệp 14,3 15,1 5,5 14,5 16,8 13,22 Dịch vụ 12,7 14,6 20,4 12,1 11,50 14,26

(Nguồn Kế hoạch phát triển kinh tếWxã hội thứ VII(2010W2015) của Thủ đô Viêng Chăn)

Bám sát và quyết tâm thực hiện mục tiêu nên trong những năm qua Đảng bộ và nhân dân các dân tộc trong Thủ đô đã nỗ lực phấn đấu vượt qua nhiều khó khăn, thử thách và giành được nhiều thành tựu quan trọng:

W Kinh tế phát triển với tốc độ khá nhanh

4,02 2,87 9,7 10,9 8,72 14,3 15,1 5,5 14,5 16,8 12,7 20,4 12,1 11,50 14,6 0 5 10 15 20 25 2007 2008 2009 2010 2011

Nông nghi p Công nghi p D ch v

(Nguồn: Cục thống kê Thủ đô Viêng Chăn)

Qua biểu đồ trên cho thấy bình quân 5 năm 2007T2011: tăng trưởng kinh tế của Thủ đô đạt 12,63%, mặc dù có khủng hoảng kinh tế ở diện rộng trên toàn thế giới có ảnh hưởng không nhỏ tới Lào.

Kinh tế tiếp tục phát triển, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện và nâng cao.

45,85% 18,50% 35,65%

Nông nghi p Công nghi p D ch v

Biểu đồ 2.4: Tổng sản phẩm Thủ đô Viêng Chăn năm 2007

48,55% 14,25% 37,20%

Nông nghi p Công nghi p D ch v

Biểu đồ 2.5: Tổng sản phẩm Thủ đô Viêng Chăn năm 2011

Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp gia tăng và có sự chuyển dịch hợp lý

Đứng dưới góc độ của những người nông dân, với xu hướng biến động lớn về giá cả nông sản như hiện nay thì việc đa dạng hóa các cây trồng, vật nuôi và các hệ thống sản xuất vào nhiều thời điểm khác nhau trong năm sẽ giúp nông dân giảm bớt các rủi ro về giá để ổn định thu nhập của mình. Thêm

vào đó việc đa dạng hóa sẽ giúp cải thiện đáng kể hiệu quả sử dụng và phân bổ tài nguyên trong năm nghiệp. Thông qua đa dạng hóa, nông dân sẽ tìm ra cách sử dụng các tài nguyên hợp lý hơn để đạt được hiệu quả sử dụng vốn cao hơn và sản phẩm nông nghiệp được tiêu thụ một cách dễ dàng hơn. Đa dạng hóa cũng là phương thức hiệu quả để tối ưu hóa sử dụng nguồn lực xã hội như là lao động nông thôn nơi được coi là có tỷ lệ thất nghiệp cao nhất.

Như vậy đa dạng hóa trong sản xuất nông nghiệp là một xu hướng tất yếu của ngành nông nghiệp hiện nay. Ở Thủ đô Viêng Chăn xu thế này được thể hiện rất rõ trong sự thay đổi cơ cấu vốn đầu tư cho các lĩnh vực nông nghiệp, sự đa dạng về cây trồng, vật nuôi, sự chuyển dịch về giá trị sản xuất của các ngành...

Bảng 2.17: Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp Thủ đô Viêng Chăn giai đoạn (2007 – 2011)

TT Chỉ tiêu Đv 2007 2008 2009 2010 2011

Toàn ngành theo

giá cố định tỷ kip 1.540,22 1.645,39 1.664,21 1.786,53 2.467,26 A Nông nghiệp thuần tỷ kip 646,89 641,70 665,69 661,02 863,54

Tỷ trọng % 42 39 40 37 35

B Thuỷ sản tỷ kip 462,07 444,25 465,98 589,56 838,87

Tỷ trọng % 30 27 28 33 34

C Lâm nghiệp tỷ kip 431,26 559,43 532,55 535,96 727,84

Tỷ trọng % 28 34 32 30 29,5

(Nguồn Kế hoạch phát triển kinh tếWxã hội thứ VII(2010W2015) của Thủ đô Viêng Chăn)

Trong giai đoạn trên, giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp thuần có xu hướng tăng dần về mặt sản lượng, nhưng theo tỷ trọng lại không tăng (sản lượng năm 2007 là 1.833,06 tỷ kíp đến năm 2011 đạt 3.4035,67 tỷ kíp, trong giai đoạn năm 2009 lại giảm là do bị ảnh hưởng từ thiên tai cụ thể là bị lũ lụt.

nhân cũng là do bị ảnh hưởng của thiên tai cho nên năm 2008 và năm 2009 đều bị giảm xuống. Ngành thủy sản ở Thủ đô Viêng Chăn chủ yếu dựa vào nuôi trồng thủy sản bởi hệ thống sông ngòi ở Thủ đô nhiều nhưng nguồn thủy sản tự nhiên đã bị khai thác cạn kiệt.

Ngành lâm nghiệp có tốc độ tăng trưởng chậm và chưa ổn định với phần lớn giá trị sản xuất của tiểu ngành này là khai thác từ tự nhiên.

Trong giai đoạn từ năm 2007 T 2008, sản xuất nông nghiệp gặp nhiều khó khăn: đó là tình hình dịch bệnh diễn ra liên miên: dịch cúm gia cầm, bệnh nở mồm long móng ở gia súc, bệnh tai xanh diễn ra biến phức tạp và tình hình thời tiết trong mấy năm gần đây cũng rất thất thường đầu các vụ đông xuân mưa nhiều, rét đậm ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển cây trồng, vụ hè thu nắng hạn gay gắt. Điều này ảnh hưởng rất nhiều tới hiệu quả sản xuất nông nghiệp. Và thị trường tiêu thụ sản phẩm nông sản hiện nay cũng bấp bênh, không gặp nhiều thuận lợi. Tuy vậy giá trị sản xuất nông nghiệp trên địa bàn Thủ đô vẫn duy trì đóng góp vào tổng giá trị sản xuất của Thủ đô.

Như vậy có thể thấy giá trị sản xuất/vốn đầu tư toàn ngành nông nghiệp ở mức trung bình là 2 lần. Trong đó thì ngành nông nghiệp thuần có tỷ số này là cao nhất tiếp theo là ngành thủy sản và lâm nghiệp và cả ba ngành này thì giá trị sản xuất/trên vốn đầu tư đều có xu hướng giảm đặc biệt là ngành nông nghiệp thuần. Vì vậy có thể thấy rằng hiệu quả đầu tư trong ngành nông nghiệp đang giảm đi. Do nguyên nhân là năng suất cận biên của vốn giảm dần. Các giá trị tự nhiên của đất đai, rừng và nước đang giảm dần đòi hỏi con người phải đầu tư nhiều hơn. Ngành nông nghiệp phải đầu tư nhiều vào cơ sở hạ tầng và nguồn vốn này phải đòi hỏi một thời gian rất dài mới phát huy được tác dụng và tỷ suất sinh lời của nó cũng rất thấp. Đặc biệt là trong ngành thủy sản mặc dù đây là ngành có nhiều triển vọng trong sản xuất nông nghiệp nhưng cũng là ngành đòi hỏi phải có một lượng vốn lớn để đầu tư vào đào ao

nuôi, xây dựng hệ thống thoát nước, giữ vệ sinh ao nuôi. Và phải mất nhiều năm sau đó thì các giá trị của cơ sở hạ tầng nuôi trồng mới phát huy được hiệu quả. Ngành nông nghiệp thuần có tỷ lệ giá trị sản xuất/ vốn đầu tư cao nhất do vậy cần chú trọng đầu tư vào ngành nông nghiệp thuần nhiều hơn nữa nhưng cũng đồng thời phải chú trọng đầu tư vào ngành thủy sản vì trong tương lai ngành này sẽ có triển vọng nhất. Riêng ngành lâm nghiệp giá trị sản xuất/tổng vốn đầu tư thấp là bởi vì ngành này nhận được nhiều nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách cho phát triển rừng với mục đích là bảo vệ môi trường, chống xói mòn. Mặt khác do đặc điểm về chu kỳ thu hoạch của cây rừng nên phải mất một thời gian rất dài mới thấy được hiệu quả của việc trồng rừng. Rừng đóng một vai trò quan trọng trong việc cân bằng sinh thái và điều hoà khí hậu, những tác động tích cực của rừng đối với môi trường là rất lớn nhưng lại không được đánh giá bằng tiền. Chính vì thế việc trồng rừng cần phải có sự quan tâm đặc biệt và tăng cường hỗ trợ vốn từ phía ngân sách nhà nước thì mới đảm bảo việc phát triển bền vững của Thủ đô.

Giá trị sản xuất ngành công nghiệp gia tăng trong đó doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đóng vai trò quyết định

Bảng 2.18: Giá trị sản xuất công nghiệp Thủ đô Viêng Chăn

Đơn vị: Tỷ kíp

Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010 2011

Tổng giá trị sản xuất

(theo giá cố định) 3.941 4.460 5.048 6.087 6.413 T Công nghiệp trong nước 1.064 1.160 656 913 898

Tỷ trọng (%) 27 26 13 15 14

T Công nghiệp có VĐTNN 2.877 3.301 4.392 5.174 5.516

Tỷ trọng (%) 73 74 87 85 86

(Nguồn Kế hoạch phát triển kinh tếWxã hội thứ VII(2010W2015) của Thủ đô Viêng Chăn)

Như vậy, quy mô GDP công nghiệp của Thủ đô Viêng Chăn qua các năm tăng lên đáng kể, năm 2007 GDP mới đạt 3.941 (tỷ kíp) thì đến năm 2011 đã đạt 6.413 (tỷ kíp), tăng bình quân hàng năm ở mức 12,5%/năm.

Tuy nhiên tỷ lệ % GDP công nghiệp trong nước so với GDP công nghiệp toàn Thủ đô giảm dần qua các năm, từ 27% năm 2007 giảm còn 13,% năm 2009 và 14% vào năm 2011. Nguyên nhân của thực trạng trên là do khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng mạnh, mặc dù GDP công nghiệp trong nước cũng tăng nhưng mức tăng lên không đáng kể.

GDP công nghiệp của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng trưởng khá mạnh trong giai đoạn 2007 T 2011, tỷ trọng trong tổng GDP công nghiệp gia tăng đáng kể, đến năm 2009 đã chiếm 87%, năm 2011 chiếm 86% so với trong GTSXCN toàn Thủ đô

* Giá trị sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh tế cũng có sự chuyển biến đáng kể.

Bảng 2.19: Giá trị sản xuất công nghiệp theo thành phần kinh tế

Đơn vị tính: Tỷ kíp Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 Tổng số 4,030.77 4,443.54 4,992.64 5,704.37 DNTW 1,130.77 1,543.54 1,242.64 1,804.37 DNNQD 130.77 543.54 342.64 604.37 DN có VĐTNN 2,769.23 2,356.46 3,407.36 3,295.63

(Nguồn Kế hoạch phát triển kinh tếWxã hội thứ VII(2010W2015) của Thủ đô Viêng Chăn)

Biểu đồ 2.6: Giá trị sản xuất công nghiệp

Bảng 2.20: Cơ cấu GDP phân theo thành phần kinh tế

Đơn vị tính: % 2006 2007 2008 2009 Tổng số 100 100 100 100 DNTW 28.05 34.74 24.89 31.63 DNNQD 3.24 12.23 6.86 10.59 DN có VĐTNN 68.70 53.03 68.25 57.77

(Nguồn Kế hoạch phát triển kinh tếWxã hội thứ VII(2010W2015) của Thủ đô Viêng Chăn)

Doanh nghiệp sản xuất công nghiệp nhà nước trung ương có xu hướng tăng dần tỷ trọng từ 28.05% (2006) lên 31.63% năm 2009. Như vậy doanh nghiệp công nghiệp Trung ương chiếm tỷ trọng tương đối cao trong tổng GTSXCN của Thủ đô, do đó việc phát huy vai trò chủ đạo cho sự phát triển kinh tế xã hội của Thủ đô nói chung và của công nghiệp nói riêng có xu hướng tích cực. Khu vực công nghiệp ngoài quốc doanh có triển vọng phát triển khá ổn định so với khu vực nhà nước, năm 2006 chiếm tỷ trọng 68.70% so với GTSX công nghiệp toàn Thủ đô, song tỷ trọng này lại giảm xuống còn

1,130.77 130.77 2,769.23 1,543.54 543.54 2,356.46 1,242.64 342.64 3,407.36 1,804.37 604.37 3,295.63 0.00 500.00 1,000.00 1,500.00 2,000.00 2,500.00 3,000.00 3,500.00 2007 2008 2009 2010

57.77% (năm 2009).

2.4.1.2 Tác động của đầu tư trong thu hút và sử dụng lao động Thủ đô Thủ đô Viêng Chăn

Về quy mô lao động công nghệ trong tổng số lao động toàn ngành kinh tế được phản ánh qua bảng sau:

Bảng 2.21: Quy mô lao động Thủ đô Viêng Chăn

TT Chỉ tiêu Đv 2007 2008 2009 2010 1 Tổng số lao động toàn Thủ đô (độ tuổi 15T60) Người 435.784 438.643 439.574 501.494 2 Ngành Nông nghiệp Số lao động Người 326.838 320.209 307.702 341.016 Tỷ lệ lao động % 75 73 70 68 3 Ngành Công nghiệp Số lao động Người 41.312 43.952 45.584 47.441 Tỷ lệ lao động % 9,48 10,02 10,37 9,46 4 Ngành Dịch vụ Số lao động Người 67.634 74.482 86.288 113.037 Tỷ lệ lao động % 15,52 16,98 19,63 22,54 Nguồn [25]

Thời kỳ 2007 T 2010 lao động xã hội toàn Thủ đô thu hút được khoảng 1.906.280 (lao động), trong đó công nghiệp chiếm khoảng 200.692 (lao động) chỉ chiếm khoảng 10,52%. Như vậy công nghiệp đóng góp cho thu hút lao động của Thủ đô còn rất hạn chế trong khi ngành nông nghiệp sử dụng tới 1.326.000 lao động, chiếm tới hơn 70% tổng lao động. Ngành dịch vụ cũng có những điều chỉnh tích cực khi số lao động và tỷ lệ sử dụng lao động không ngừng tăng lên. Điều này cho thấy cơ cấu lao động đã có chuyển biến tích cực theo cơ cấu đầu tư.

lực lượng lao động tham gia sản xuất nông nghiệp. Dù hiện nay cơ cấu lao động trong các ngành nghề đã có nhiều thay đổi nhưng số lao động trong ngành nông nghiệp của Thủ đô vẫn chiếm một tỷ trọng cao.

Qua bảng trên ta thấy: Tỷ trọng lao động làm trong ngành nông nghiệp Thủ đô Viêng Chăn đang có xu hướng giảm xuống do tác động của việc di chuyển lao động từ ngành nông nghiệp sang ngành công nghiệp và dịch vụ

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển kinh tế thủ đô viêng chăn giai đoạn 2007 2011 và tầm nhìn đến năm 2020 (Trang 105 - 120)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(176 trang)