Phân loại miễn dịch

Một phần của tài liệu Kiểm nghiệm vacxin vô hoạt tụ huyết trùng trêu bò sản xuất bằng công nghệ sục khí (Trang 39 - 42)

Có nhiều cách phân loại miễn dịch như: dựa vào tính chất của miễn dịch, căn cứ vào ñối tượng miễn dịch hay dựa vào tính ñặc hiệu hoặc không

ñặc hiệu…

2.5.2.1 Căn c vào tính cht ca min dch chia min dch thành các loi sau

- Miễn dịch tự nhiên (miễn dịch bẩm sinh): là ñặc tính không mắc phải một bệnh hay một số bệnh nào ñó do một giống vi sinh vật nhất ñịnh gây ra. Thí dụ: người không mắc Dịch tả lợn, ngựa không mắc Lở mồm long móng... Miễn dịch này mang tính chất di truyền.

Miễn dịch tự nhiên ñược chia thành hai loại:

+ Miễn dịch tự nhiên tuyệt ñối: là loại miễn dịch mà trong bất cứ ñiều kiện nào khả năng miễn dịch của cơ thể không bị phá vỡ.

+ Miễn dịch tự nhiên tương ñối: là loại miễn dịch trong ñiều kiện nhất

ñịnh có thể không cảm thụ với bệnh nhưng trong ñiều kiện khác tính miễn dịch bị phá vỡ, cơ thể lại mắc bệnh. Thí dụ: Gà không mắc bệnh Nhiệt thán nhưng nếu ngâm chân gà trong nước ñá lạnh làm thân nhiệt giảm, tiêm vi khuẩn Nhiệt thán thì gà sẽ mắc bệnh.

- Miễn dịch tiếp thu: là loại miễn dịch cơ thể thu ñược trong quá trình sống sau khi tiếp xúc với vi sinh vật gây bệnh ñã qua khỏi, sau khi tiêm huyết thanh miễn dịch hoặc sau khi tiêm vacxin.

Trường ðại hc Nông nghip Hà Ni – Lun văn thc s khoa hc Nông nghip ………30

Miễn dịch tiếp thu ñược chia thành hai loại:

+ Miễn dịch tiếp thu chủñộng: miễn dịch có ñược do hệ thống miễn dịch của cơ thể sinh ra sau khi tiếp xúc với vi sinh vật gây bệnh hoặc tiêm vacxin.

Miễn dịch tiếp thu chủñộng ñược chia thành hai loại:

Miễn dịch tiếp thu chủñộng tự nhiên: là loại miễn dịch cơ thể có ñược sau khi tình cờ tiếp xúc với mầm bệnh và qua khỏi.

Miễn dịch tiếp thu chủñộng nhân tạo: là loại miễn dịch có ñược do con người chủ ñộng ñưa vacxin vào cơ thể, cơ thể tạo ra miễn dịch. ðây là hình thức tập dượt cho cơ thể có sức chống ñỡ lại yếu tố gây bệnh.

Ứng dụng: Dùng vacxin phòng bệnh cho người và gia súc là biện pháp căn bản và chủñộng ñể khống chế, tiến tới thanh toán bệnh truyền nhiễm.

+ Miễn dịch tiếp thu bị ñộng: miễn dịch mà con vật có ñược không phải do cơ thể tạo ra mà ñược cung cấp từ bên ngoài.

Miễn dịch tiếp thu bị ñộng chia làm hai loại:

Miễn dịch tiếp thu bị ñộng tự nhiên: là loại miễn dịch cơ thể có ñược do kháng thểñặc hiệu từ mẹ truyền sang cho con một cách tự nhiên.

Thí dụ: Gia súc non và trẻ sơ sinh nhận ñược kháng thể ñặc hiệu từ mẹ

qua nhau thai hoặc bú sữa ñầu. Hoặc gia cầm mới nở nhận ñược kháng thể ñặc hiệu từ mẹ qua lòng ñỏ trứng. Kháng thể này thuộc lớp IgG. Miễn dịch này giúp cho cơ thể non có sức ñề kháng với các tác nhân gây bệnh nhưng thời gian tồn tại miễn dịch này ngắn.

Ứng dụng: Cho gia súc non và trẻ sơ sinh bú sữa ñầu; ở gia cầm mới nở

miễn dịch kéo dài khoảng 21 ngày tuổi, lợn con sau khoảng 45 ngày tuổi. Sau thời gian này phải tiêm vacxin cho chúng.

Miễn dịch tiếp thu bị ñộng nhân tạo: là loại miễn dịch cơ thể có ñược do con người chủñộng ñưa vào cơ thể kháng thểñặc hiệu. Kháng thểñặc hiệu

Trường ðại hc Nông nghip Hà Ni – Lun văn thc s khoa hc Nông nghip ………31

có nguồn gốc từ máu của ñộng vật mắc bệnh ñã qua khỏi, của con vật ñược tiêm vacxin hoặc trong máu của con vật ñược tối miễn dịch. Người ta lấy máu của những ñộng vật này rồi chắt lấy huyết thanh gọi là kháng huyết thanh và dùng ñể phòng hoặc chữa bệnh. Miễn dịch xuất hiện ngay sau khi tiêm kháng huyết thanh và thời gian tồn tại từ 3 - 4 ngày, không quá 1 tuần. ðây là hình thức chi viện tạm thời giúp cơ thể chống lại sự xâm nhập ồạt của mầm bệnh.

2.5.2.2 Căn c vào loi mm bnh, chia min dch thành ba loi

- Miễn dịch chống vi khuẩn: miễn dịch của cơ thể chống lại tác nhân gây bệnh là vi khuẩn. Loại miễn dịch này không mạnh, không bền. Muốn tạo

ñược miễn dịch cao thì vi khuẩn thường phải tiếp xúc với cơ thể 2 - 3 lần. - Miễn dịch chống virus: miễn dịch của cơ thể chống lại tác nhân gây bệnh là virus. Loại miễn dịch này thường mạnh và dài hơn miễn dịch chống vi khuẩn. Miễn dịch chống virus thường xảy ra sớm (8 - 24 giờ sau khi virus xâm nhập vào cơ thể) và kéo dài, thậm chí suốt ñời.

- Miễn dịch chống ñộc tố: miễn dịch không trực tiếp chống mầm bệnh mà chống lại ñộc tố của mầm bệnh. Khi cơ thể có miễn dịch thì mầm bệnh vẫn có thể tồn tại nhưng không gây ñược bệnh vì ñộc tố do vi khuẩn tiết ra ñã bị kháng thể trung hoà và phá huỷ.

2.5.2.3 Da vào tính ñặc hiu hay không ñặc hiu, chia min dch thành hai loi

- Miễn dịch không ñặc hiệu: là khả năng bảo vệ tự nhiên của cơ thể

chống lại các tác ñộng có hại của bất kỳ một tác nhân gây bệnh nào. Bao gồm vai trò bảo vệ của da, niêm mạc, dịch tiết của các tuyến, các tế bào thực bào.

- Miễn dịch ñặc hiệu: là khả năng miễn dịch của cơ thể chỉ chống lại một loại mầm bệnh nhất ñịnh. Khả năng miễn dịch này có ñược là do kháng thể ñặc hiệu quyết ñịnh.

Trường ðại hc Nông nghip Hà Ni – Lun văn thc s khoa hc Nông nghip ………32

Một phần của tài liệu Kiểm nghiệm vacxin vô hoạt tụ huyết trùng trêu bò sản xuất bằng công nghệ sục khí (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)