Vacxin bao gồm hai thành phần chính: kháng nguyên và chất bổ trợ (Lê Văn Tạo (2006)[23]).
2.4.2.1 Kháng nguyên
Trước ñây kháng nguyên ñược quan niệm là một chất lạ có bản chất là protein, khi ñưa vào cơ thể sẽ kích thích cơ thể sản sinh ra kháng thểñặc hiệu, kháng thể ñặc hiệu sẽ trung hoà kháng nguyên ñó. Ngày nay khi nghiên cứu
ñáp ứng miễn dịch của cơ thể các nhà khoa học thấy rằng khi cơ thể nhận
ñược kháng nguyên sẽ không chỉ sản sinh kháng thể ñặc hiệu (ñáp ứng miễn dịch dịch thể) mà còn tạo ra một lớp tế bào mẫn cảm, các tế bào này cũng có khả năng tạo phản ứng với kháng nguyên (ñáp ứng miễn dịch tế bào).
Vì vậy theo ðỗ Trung Phấn (1979) [15], Phan Thanh Phượng (1989) [21], kháng nguyên ñược hiểu là chất khi ñưa vào cơ thể sẽ kích thích cơ thể
sản sinh ra kháng thể và tế bào mẫn cảm ñặc hiệu chống lại sự xâm nhập và gây bệnh của kháng nguyên ñó. Khả năng kích thích sinh miễn dịch dịch thể
và miễn dịch tế bào của kháng nguyên gọi là tính kháng nguyên.Tính kháng nguyên của một kháng nguyên trong vacxin mạnh hay yếu phụ thuộc vào tổng số nhóm quyết ñịnh kháng nguyên, trọng lượng phân tử, thành phần hoá học, cấu trúc lập thể và khả năng tích ñiện của các phân tử kháng nguyên. Một kháng nguyên tạo miễn dịch phòng vệ tốt cho cơ thể ngoài tính kháng nguyên mạnh còn cần phải có tính ñặc hiệu cao. Tính ñặc hiệu của kháng nguyên phụ
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………18
Kháng nguyên dùng chế tạo vacxin phòng bệnh truyền nhiễm gồm có: + Thường là kháng nguyên của vi sinh vật, có thể bao gồm kháng nguyên thân, lông, vỏ bọc và ñộc tố của chúng sản sinh ra trong quá trình phát triển (vacxin toàn khuẩn - vacxin thế hệ I) như: vacxin phòng bệnh Tụ huyết trùng gia súc, gia cầm; bệnh Phó thương hàn lợn con….
+ Có thể là thành phần các yếu tố gây bệnh của vi sinh vật (vacxin tiểu phần - vacxin thế hệ II) như: vacxin chứa kháng nguyên F4, F5, F6, F18 của vi khuẩn E.coli dùng phòng bệnh tiêu chảy lợn con, bê, nghé, phù ñầu lợn; vacxin chứa kháng nguyên VP2 của virut Gumboro dùng phòng bệnh Gumboro của gà.
+ Có thể là AND, protein tái tổ hợp (vacxin gen - vacxin thế hệ III) như: vacxin tái tổ hợp phòng bệnh Lở mồm long móng và bệnh lưỡi xanh; vacxin Trovac phòng bệnh cúm gia cầm H5N1 và bệnh ñậu gà.
2.4.2.2 Chất bổ trợ
Trong quá trình chế tạo vacxin người ta thấy rằng nếu vacxin chỉ chứa kháng nguyên thì khi tiêm phòng sẽ tạo hiệu lực bảo hộ thấp, không kéo dài, phản ứng xảy ra với tỷ lệ cao. Nhưng khi cho thêm những chất không phải là kháng nguyên vào vacxin sẽ làm cho hiệu lực và thời gian bảo hộ của vacxin tăng lên. Các chất ñưa vào vacxin ñược gọi là chất bổ trợ. Chất bổ trợ của vacxin là những chất có hoạt tính kích thích miễn dịch không ñặc hiệu, dùng bổ sung vào vacxin ñể nâng cao hiệu lực và ñộ dài miễn dịch.
Như vậy, tác dụng của chất bổ trợ khi bổ sung vào vacxin là: - Hấp thu và lưu giữ kháng nguyên trong cơ thể lâu hơn
- Tạo ñáp ứng miễn dịch không ñặc hiệu của cơ thể
- Giảm kích thích phản ứng của ñộc tố (nếu có) trong vacxin ñối với cơ thể. Căn cứ vào bản chất, thành phần cấu tạo của chất bổ trợ, Phan Thanh
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………19
Phượng (1985) [19] chia chất bổ trợ ñang ñược dùng ñể chế tạo vacxin hiện nay thành các nhóm sau ñây:
+ Chất bổ trợ vô cơ: bao gồm hydrocyte nhôm, photphat nhôm, sulfat nhôm kali, các loại thuốc nhuộm, than hoạt tính. Các chất bổ trợ vô cơ thường hấp phụ kháng nguyên lên bề mặt ñể tăng cường kích thích sự ñáp ứng miễn dịch của cơ thể, ñồng thời giải phóng kháng nguyên từ từ vào hệ bạch huyết, kéo dài thời gian kích thích ñáp ứng miễn dịch của cơ thể. Với mầm bệnh có sản sinh ñộc tố, sau khi ñã ñược vô hoạt (giải ñộc tố) cũng ñược chất bổ trợ hấp thu và giải phóng từ từñể hạn chế tác ñộng gây phản ứng cục bộ và toàn thân.
+ Chất bổ trợ hữu cơ: bao gồm các loại dầu thực vật: dầu hướng dương, dầu lạc, dầu ôliu, các loại mỡ ñộng vật, các sản phẩm của dầu khoáng.
Các chất bổ trợ hữu cơ khi hỗn hợp với kháng nguyên sẽ tạo thành dạng nhũ tương nước trong dầu. Ở dạng nhũ tương này kháng nguyên nằm trong huyễn dịch dầu.
ðể khắc phục các nhược ñiểm của vacxin nhũ nước trong dầu như: dễ
phân lớp, rít kim khi tiêm, các nhà khoa học ñã nghiên cứu chế tạo loại vacxin dạng nhũ tương kép nước trong dầu trong nước. Khi vacxin nhũ có chứa xác vi khuẩn ñược gọi là vacxin nhũ hoàn toàn, vacxin nhũ không chứa xác vi khuẩn ñược gọi là vacxin nhũ không hoàn toàn.
Tác dụng của chất bổ trợ dầu trong vacxin cũng tương tự như tác dụng của chất bổ trợ vô cơ. Nhờ các phức hợp nhũ kháng nguyên - dầu - nước mà kháng nguyên tự do ñược giải phóng từ từ vào cơ thể ñể kích thích sản sinh kháng thể và tế bào miễn dịch kéo dài, ñồng thời các hạt nhũ cũng di chuyển từ chỗ tiêm vào hạch lympho hoặc ñến các cơ quan có thẩm quyền miễn dịch
ñể kích thích miễn dịch phi ñặc hiệu. Kết quả liều tiêm vacxin giảm, hiệu lực miễn dịch tăng cao, thời gian miễn dịch kéo dài.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………20