Loại hình mặt n−ớc
4.1.1.4. Đánh giá thực trạng nuôi trồng thuỷ sản trên đất trũng của huyện
huyện
* Đánh giá chung về tình hình nuôi trồng thuỷ sản
Diện tích: thực hiện dự án 773 khai thác mặt nứơc hoang hoá để NTTS, cùng với chính sách giao ruộng đất ổn định lâu dài đến hộ nông dân đ−ợc triển khai một cách hợp lý, đã tận dụng đ−ợc diện tích đất trũng cấy lúa một vụ không ăn chắc giao thầu cho các hộ có điều kiện chuyển đổi hình thức canh tác, đặc biệt là nuôi trồng thuỷ sản. Sau khi nhận thầu các hộ đã đào ao khoanh vùng thả cá và trồng cây ăn quả, đây là một trong những b−ớc đột phá về chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi của huyện. Tính đến hết năm 2003 toàn huyện đã chuyển dịch đ−ợc 407,67ha ruộng trũng, 430 ha vàn bãi ven sông sang thả cá và trồng cây, trong đó điển hình là các xã Bình D−ơng 81,4 ha, Quỳnh Phú 56,13 ha, xã Song Giang 50,78 ha, xã Xuân lai 44,73 ha, xã Giang Sơn 40,2 ha, xã Nhân Thắng 35,8 ha, xã Đại Lai 19,96 ha, xã Đông Cứu 18,51 ha, xã Lãng ngâm 17,45 ha, Xã Cao Đức 13,81 ha, xã Vạn Ninh 14,8 ha, xã Đại Bái 9,4 ha, xã Thái Bảo 3,53 ha, và Thị trấn Gia Bình 1,17 ha. Đ−a tổng diện tích ruộng trũng chuyển đổi lên 407,67 ha, cùng với diện tích ao hồ trong khu dân c− đ−a tổng diện tích nuôi thả cá trên toàn huỵện lên 837,67 ha. Trong tổng diện tích này nhiều xã đã quy hoạch tốt vùng chuyển dịch ruộng trũng sang thả cá, các hộ đào ao đảm bảo kỹ thuật hực hiện mô hình d−ới cá trên cây ăn quả, tạo nên mô hình kinh tế VAC đã đem lại hiệu quả kinh tế cao điển hình nh− ở xã Bình D−ơng, Quỳnh Phú, Song Giang, Xuân Lai, Giang Sơn…
Giống và cơ cấu giống: về cơ cấu giống các chủ hộ đã bổ sung con giống thả phù hợp với điều kiện tự nhiên và nhu cầu thị tr−ờng. Về giống cá các hộ đã tăng tỷ lệ cá Trôi ấn độ vì đây là loài cá dễ nuôi, mau lớn và nhu cầu thị tr−ờng cao, giảm cá Mè chỉ giữ ở một tỷ lệ ổn định đảm bảo cân đối, cá Trắm cỏ và cá Chép đ−ợc duy trì về cơ cấu không có sự biến động. Riêng năm 2000 đã tiếp tục đ−a vào khảo nghiệm 20.000 con cá Chim trắng, 33.500 con RPĐT, 17.500 Chép lai ở các xã Quỳnh Phú, Nhân Thắng. Đến năm 2001 một số hộ đ−a một số loại
thuỷ đặc sản nh−: tôm Càng xanh, Ba ba, ếch, L−ơn,… vào nuôi. Nhờ vào kinh nghiệm và áp dụng các biện pháp kỹ thuật nuôi, thả nên nhìn chung các giống cá mới đ−a vào nuôi thả đều sinh tr−ởng và phát triển tốt, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Riêng đối với cá Chim trắng mới bắt đầu đ−a vào nuôi thâm canh với thời gian 5 tháng đã cho kết quả bình quân đạt 0,6kg/con, giá trị kinh tế cao với giá bán trên thị tr−ờng khoảng 20-25000 đ/kg. Riêng một số loài thuỷ đặc sản do thị tr−ờng không ổn định nên việc mở rộng mô hình nuôi thả bị hạn chế, đến nay chỉ có khoảng 10 hộ trong toàn huyện nuôi.
Khi các mô hình nuôi thuỷ sản phát triển cũng là lúc công nghệ nuôi cá thâm canh cao đ−ợc áp dụng, ngoài việc sử dụng thức ăn truyền thống các hộ đã bổ sung thêm thức ăn tinh nh−: cám, ngô, thóc mầm, nột số hộ đã sử dụng thức ăn công nghiệp tổng hợp nuôi cá đã đem lại hiệu quả cao.
Kết quả và hiệu quả sản xuất: năng suất cá tăng nhanh qua các năm điều đó chứng tỏ việc áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào nuôi trồng thuỷ sản đã đem lại kết quả cao. Năm 1999 năng suất nuôi mới chỉ đạt 3 tấn/ha đối với mô hình cá ao và 2 tấn/ha đối với mô hình cá lúa, thì đến năm 2002 năng suất cá ao đạt 8,5tấn/ha nh− ở Cao Đức, 8 tấn/ha ở Nhân Thắng. Năng suất tăng nhanh, diện tích tăng nhanh dẫn đến sản l−ợng tăng rất nhanh: năm 1996 chỉ tính trên đất ruộng trũng mới chỉ đạt 10,4tấn đến năm 2002 con số đó đã nên 1784 tấn.
Do quỹ đất đ−ợc chuyển dịch sang thả cá kết hựo trồng cây với chăn nuôi theo mô hình VAC kết hợp, nhiều hộ thu nhập từ vùng chuyển dịch cao hơn nhiều lần so với trồng lúa, nh− gia đình ông Ninh ở Đại Bái nhận thầu 20 mẫu doanh thu của gia đình ông đạt trên 120 triệu đồng/năm, ông Tiến ở Nhân Thắng doanh thu đạt trên 100 triệu đồng/năm.
Từ khi phát triển mô hình nuôi trồng thuỷ sản trên địa bàn huyện đã thúc đẩy phát triển nghề cá, đã mang lại hiệu quả cao về mọi mặt; giải quyết việc làm th−ờng xuyên cho 3854 hộ và 5415 lao động. Nghề cá và chăn nuôi phát triển đã đ−a tỷ trọng nên 35% giá trị sản l−ợng ngành nông nghiệp.