* Nghiên cứu ở các n−ớc
Có rất nhiều các công trình nghiên cứu về nguồn lợi thuỷ sản và kỹ thuật nuôi cá cũng nh− các công trình nghiên cứu về tình hình phát triển chăn nuôi cá ở trên thế giới và khu vực. Tác giả Murin (Liên-xô) đã nghiên cứu và tập hợp nhiều ý kiến của các nhà khoa học Liên-xô trong lĩnh vực thâm canh nuôi cá ao hồ. Ngay từ năm 1931, các nhà khoa học Liên-xô là Trerphai và Buđnhicôv đã có các công trình nghiên cứu về kỹ thuật nuôi cá thâm canh ở ao hồ, nhất là về cơ cấu, kích cỡ cá giống và mật độ thả ảnh h−ởng tới năng suất và sản l−ợng cá nuôi [8]. Trong những năm 60 của thế kỷ tr−ớc, ở Liên-xô cũng đã có nhữmg quan điểm khác nhau, thậm chí trái ng−ợc nhau trong các vấn đề về kinh tế và kỹ thuật NTTS. Nhóm tác giả Mart−sev, Movtran, Proxian−i có các quan điểm trái ng−ợc với nhóm tác giả Sapecklau, Knaute, Arnold về vấn đề hiệu quả của quá trình phơi ao, cải tạo ao [8]. Về vấn đề quan hệ tỷ lệ giữa việc tăng mật độ thả cá giống với tổng sản l−ợng, năng xuất và trọng l−ợng cá thể của cá nuôi cũng có những quan điểm khác hẳn nhau giữa nhóm tác giả Mart−sev, Eleonski, Cudơnhetxôv với nhóm tác giả Irikhimôvit và Tagirôvôi [8]. ý kiến về khả năng
sử dụng phân khoáng nh− một ph−ơng tiện để nâng cao năng suất cá của ao hồ đã có từ lâu. Trong các tác phẩm của Bogođin, Spitracov, Eleonski, Arnolđ, Stođolski và các nhà nghiên cứu khác đã nói về điều này và đặt cơ sở cho khoa học nuôi cá ao hồ cuả n−ớc ta [8]. Về vấn đề này, các tác giả Gaevskaia và Erunan (một trong những chuyên gia nổi tiếng về lĩnh vực này) cũng đã có những nhận định và đánh giá qua các công trình nghiên cứu của mình, đặc biệt là sau khi tổng kết các kết quả nghiên cứu của các viện nghiên cứu khoa học [8]. Vấn đề liên quan giữa nhiệt độ, môi tr−ờng với tốc độ lớn
của cá và các biện pháp thâm canh t−ơng ứng đ−ợc các tác giả Proxian−i, Xolovei, Spet và Mart−sev nêu rõ trong các cuốn sách mà các ông đã viết để h−ớng dẫn về kỹ thuật nuôi cá ở ao hồ [8].
Cuối những năm 60, các viện nghiên cứu khoa học về nuôi cá ở Liên-xô đã chú trọng tới vấn đề nâng cao hiệu quả cho ăn trong chăn nuôi cá ao hồ. Một trong những ph−ơng h−ớng cơ bản của các công trình nghiên cứu là chế biến thức ăn hỗn hợp có giá trị kinh tế, trong đó dạng thức ăn tối −u nhất của nó là phải kết hợp đ−ợc đầy đủ giá trị sinh học của chúng với giảm giá thành. Các tác giả Proxian, Geltov và Pheđorencô còn chỉ rõ rằng:khi thành phần của khẩu phần thức ăn khác nhau thì chi phí thức ăn cho một đơn vị tăng trọng có thể biến động trong một giới hạn lớn [8].
Cũng trong những năm 60, các chuyên gia nổi tiếng về nuôi cá của Tiệp Khắc nh− Phoma Duditr, Stodonski và Borođin lại tập trung nghiên cứu về luân canh nuôi cá trong nông nghiệp, nhất là nuôi cá trong hệ thống t−ới tiêu của trồng trọt ở các nông trang và các nông tr−ờng [45, tr.92 - 99].
Trong những năm gần đây, tổ chức FAO cũng đã có nhiều công trình nghiên cứu trong lĩnh vực thuỷ sản ở Việt nam và đã khởi x−ớng chiến l−ợc “NTTS bền vững để xoá đói giảm nghèo” (Sustainable Aquaculture for Poverty Alleviation-SAPA). Mạng l−ới các trung tâm NTTS Châu á Thái Bình D−ơng (NACA) cũng đã có nhiều công trình nghiên cứu ở khu vực và ở Việt Nam, từ đó một chiến l−ợc quốc gia đã đ−ợc đ−a ra nhằm tăng c−ờng sự đóng góp của NTTS
vào ch−ơng trình quốc gia xoá đói giảm nghèo của chính phủ (Hunger and Poverty Reduction - HEPR). Năm 2000, nhóm Hợp tác và đối tác (Cooperation and Partnership Group- CPG) do tổ chức FAO thành lập đã cùng Bộ thuỷ sản tiến hành nghiên cứu và đ−a ra một số chính sách nhằm phát triển NTTS và cùng với UNDP, NACA giúp đỡ Chính phủ Việt Nam hình thành Chiến l−ợc quốc gia về chứng nhận sức khoẻ và chất l−ợng động vật thuỷ sinh, đồng thời giúp Việt Nam xây dựng Luật Thuỷ sản Việt Nam [8].
* Nghiên cứu ở Việt Nam
Với sự trợ giúp của FAO, Viện nghiên cứu NTTS I cũng đã có nhiều công trình nghiên cứu về NTTS theo các góc độ cả về kỹ thuật, cả về kinh tế xã hội. Trong đề tài “Nuôi thâm canh cá rôphi th−ơng phẩm trong ao n−ớc ngọt”, các tác giả: Phạm Anh Tuấn, Phạm Đức L−ơng, Lê Quang H−ng đã cho thấy hiệu quả của việc nuôi cá rôphi ở các mô hình khác nhau.
Các thành tựu kỹ thuật và công nghệ di giống, thuần d−ỡng giống mới, nuôi năng suất cao,.. của các Viện, trung tâm nghiên cứu ngành thuỷ sản. Liên quan trực tíêp đến phát triển nuôi trồng thuỷ sản n−ớc ngọt là các thành tựu về sản xuất nhân tạo giống một số loài: cá trê lai, tôm càng xanh, cá chim trắng; b−ớc đầu thuần d−ỡng một số loài thuỷ sản n−ớc mặn, lợ vào trong nuôi n−ớc ngọt nh−: tôm sú, có song, cá v−ợc,..
Năm 1997, sau một thời gian tập trung nghiên cứu, Viện Kinh tế và Quy hoạch thuỷ sản ( Bộ Thuỷ sản) đã hoàn thành dự án Quy hoạch tổng thể ngành thuỷ sản đến năm 2010. Viện Kinh tế và Quy hoạch thuỷ sản cũng đã tiến hành nghiên cứu và quy hoạch phát triển thuỷ sản giai đoạn 2000-2010.
Tr−ớc đây đã có một số công trình nghiên cứu tiềm năng đất đai và xây dựng mô hình sản xuất nông nghiệp nhằm khai thác các vùng úng trũng của đồng bằng sông Hồng. Tuy nhiên, các tác giả mới chỉ đi sâu nghiên cứu mô hình đặc tr−ng với một số công thức luân canh đang đ−ợc sử dụng. Các giải pháp đ−a ra còn chung chung, ch−a thật cụ thể rõ ràng; Nhất là trong điều kiện cụ thể của huyện Gia Bình. Do đó việc đánh giá tiềm năng, xác định hiện trạng và tìm ra các
giải pháp để nần cao hiệu quả kinh tế NTTS trên địa bàn huyện Gia Bình vẫn còn là vấn đề thời sự, có ý nghĩa lớn đối với việc phát triển sản xuất nông nghiệp huyện Gia Bình.
Qua những vấn đề trên cho thấy, có rất nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề NTTS. Tuy nhiên, hầu hết các công trình trên là các đề tài nghiên cứu tự nhiên và kỹ thuật, rất ít đề tài mang tính kinh tế - xã hội. Trên cơ sở kế thừa và phát huy những kết quả, các ph−ơng pháp nghiên cứu của các đề tài khoa học đã đ−ợc công bố, đề tài của chúng tôi đi sâu vào nghiên cứu tình hình thực trạng và giả pháp nâng cao hiệu quả kinh tế NTTS trên đất trũng của các hộ nông dân trên địa bàn huyện Gia Bình; phát hiện những yếu tố ảnh h−ởng đến năng suất, sản l−ợng và hiệu quả việc NTTS của các hộ nông dân trên địa bàn; đánh giá tiềm năng và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả NTTS trên địa bàn huyện Gia Bình nhằm tăng giá trị thu từ 1ha đất canh tác, nâng cao thu nhập và nâng cao đời sống của nhân dân.
Phần thứ ba
Đặc điểm địa bàn và ph−ơng pháp nghiên cứu 3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu