Kinh nghiệm Nuôi trồng thuỷ sản ở một số n−ớc trên thế giớ

Một phần của tài liệu Thực trạng và biên pháp chủ yếu phát triển kinh tế nuôi trồng thủy sản trên vùng đất trủng huyện gia bình , tỉnh bắc ninh (Trang 26 - 30)

* NTTS ở Trung Quốc

Trung Quốc bắt đầu phát triển nhanh NTTS từ giữa những năm 80 của thế kỷ tr−ớc và nhanh nhất từ năm 1989. Đến năm 1997, Trung Quốc đạt sản l−ợng 19,3 triệu tấn sản phẩm (chiếm 75,4% sản phẩm NTTS ở Châu á và chiếm 60,1% tổng sản phẩm NTTS thế giới). Trung Quốc là thị tr−ờng lớn hàng đầu Châu á với đặc điểm vừa tiêu thụ, vừa tái chế xuất khẩu. Kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc đã v−ợt mức 3 tỷ USD/1năm. Nh−ng nhập khẩu cũng tăng rất nhanh và v−ợt 2 tỷ USD vào năm 1996.

Qua tổng kết quá trình phát triển nghề nuôi trồng thuỷ sản hơn 20 năm nay, Chính phủ Trung Quốc đã rút ra 4 kinh nghiệm quan trọng, đó là:

- Một là, mở cửa toàn diện thị tr−ờng hàng thuỷ sản.

- Hai là, thực hiện cải cách thể chế kinh doanh lấy gia đình nhận thầu và chế độ cổ phần hợp tác làm chính, tìm đ−ợc ph−ơng thức kinh doanh phù hợp với đặc điểm sản xuất nuôi thuỷ sản ở Trung Quốc và mức phát triển lực l−ợng sản xuất nghề cá. Đồng thời, Chính phủ cải thiện ph−ơng thức điều khống đối với quản lý nghề cá, phát huy một cách đầy đủ tác dụng có tính cơ sở của cơ chế thị tr−ờng trong sự phát triển kinh tế nghề cá.

- Ba là, xác lập ph−ơng châm phát triển nghề cá lấy nuôi làm chính, tiến hành đồng thời nuôi trồng, khai thác, chế biến và chiến l−ợc phát triển “Khoa học công nghệ chấn h−ng nghề cá”.

- Bốn là, kiên trì “bằng pháp luật chấn h−ng nghề cá”. Việc quản lý và bảo vệ tài nguyên nghề cá đ−ợc đẩy mạnh, tăng nhanh tiến trình xây dựng pháp chế, b−ớc đầu hình thành hệ thống pháp luật nghề cá có màu sắc Trung Quốc, đồng

thời hình thành đội ngũ chấp pháp hành chính nghề cá thống nhất lãnh đạo phân cấp quản lý. Việc quản lý nghề cá cơ bản đã đ−ợc đ−a vào quỹ đạo pháp chế.

Chính phủ Trung Quốc tích cực đẩy mạnh việc điều chỉnh có tính chiến l−ợc kết cấu nghề cá, gia sức tăng thu nhập cho ng− dân, phát triển trọng điểm nghề NTTS, kiên trì lấy thị tr−ờng làm dẫn h−ớng, −u hoá kết cấu nuôi trồng, đột xuất nắm chắc nuôi trồng giống loài có tiếng, đặc sản, −u thế và giống mới. Củng cố và hoàn thiện cơ bản chế độ kinh doanh nhận thầu mặt n−ớc nuôi trồng, nhất là đối với ng− dân chuyển từ nghề đánh bắt sang nuôi trồng, −u tiên cấp phát giấy chứng nhận nuôi trồng để ng− dân đ−ợc uống “viên thuốc định tâm”. Từ mặt đảm bảo chế độ, Chính phủ Trung Quốc đã huy động đầy đủ tính tích cực và tính sáng tạo của ng− dân vào việc phát triển nghề NTTS [3], [43].

* Nuôi trồng thuỷ sản ở Mỹ

Nghề NTTS ở Mỹ mới bắt đầu khoảng 30 năm trở lại đây và đang phát triển nhanh. NTTS ở Mỹ chủ yếu là nuôi cá n−ớc ngọt. Sản l−ợng nuôi trồng tăng nhanh, từ 150 nghìn tấn năm 1980 lên 315 nghìn tấn năm 1990 và 413 nghìn tấn năm 1996, đứng hàng thứ 6 trên thế giới và đứng hàng đầu Châu Mỹ (năm 1998 tụt xuống hàng thứ 8 trên thế giới). Chất l−ợng sản phẩm NTTS của Mỹ khá cao.

NTTS của Mỹ tuy sản l−ợng không cao nh−ng hiệu quả lớn và đạt trình độ rất cao. Hầu nh− mọi quá trình đ−ợc cơ giới hoá và tự động hoá. Chính phủ Mỹ đã đẩy mạnh công nghiệp chế biến, cả chế biến thuỷ sản thực phẩm và chế biến sản phẩm kỹ thuật. Mặt khác, việc đầu t− cơ sở vật chất trang thiết bị kỹ thuật đ−ợc nhà n−ớc bảo hộ nên tăng rất nhanh trong quá trình CNH - HĐH ngành NTTS [11].

Lịch sử nghề NTTS ở Mỹ tuy ngắn ngủi nh−ng do −u thế của xã hội công nghiệp hoá cao nên đã hình thành đặc điểm riêng của mình:

- Sự phân công ngành nghề rất rõ ràng: trại nuôi chuyên lo sản xuất cá giống và cá thịt, xí nghiệp thức ăn chuyên lo sản xuất thức ăn và căn cứ vào nhu cầu của hộ nuôi mà đ−a thức ăn đến tận nơi, xí nghiệp chế biến phụ trách thu

mua và chế biến cá. ở Mỹ, nghề chế biến không thể thiếu đ−ợc trong việc phát triển nghề NTTS.

- Đơn vị sản xuất có qui mô lớn, trình độ cơ giới cao. Th−ờng mỗi trại nuôi cá có diện tích hàng trăm đến hàng nghìn ha, mỗi ao nuôi có diện tích từ vài ha đến hàng chục ha. Phần lớn công việc đều đ−ợc cơ giới hoá, tự động hoá, kể cả việc chăm sóc và thu hoạch.

- Ph−ơng thức nuôi th−ờng là nuôi đơn, không chạy theo sản l−ợng mà chú ý đến chất l−ợng. Đó là nét riêng biệt trong NTTS với điều kiện của nền kinh tế Mỹ.

- Đặc biệt coi trọng nguồn n−ớc: ng−ời ta rất trú trọng đến việc quản lý chất l−ợng n−ớc, nhất là tăng c−ờng việc quản lý số l−ợng cá thả và thức ăn nuôi cá, hết sức đề phòng n−ớc biến chất.

- Hết sức coi trọng sức khoẻ con ng−ời và bảo vệ môi tr−ờng: khống chế nghiêm ngặt việc sử dụng nông d−ợc hoá và thuốc chữa bệnh cho cá, việc quản lý đối với n−ớc thải nuôi cá cũng rất chặt chẽ, cá chết trong các trại nuôi không đ−ợc tự ý vứt bừa bãi mà phải đ−a đến nơi qui định để chôn hoặc tiêu huỷ [11].

* Nuôi trồng thuỷ sản ở Thái Lan

Thái Lan luôn là n−ớc xuất khẩu thuỷ sản số 1 thế giới, hàng năm xuất khẩu từ 4 - 6 tỷ USD. Năm 1994, Thái Lan là n−ớc đứng thứ 5 trên thế giới về sản xuất cá và nhuyễn thể. Nói chung sản l−ợng tăng theo hàng năm với các đối t−ợng nuôi đa dạng. Thái Lan giữ vững thứ hạng với sản l−ợng cá và các loài nhuyễn thể là khoảng trên d−ới 600 nghìn tấn, trong đó có từ 250 - 300 nghìn tấn là cá n−ớc ngọt. Thái Lan phát triển triển mạnh việc nuôi cá rô phi, đặc biệt là rô phi dòng Nile và các loài cá trê. Thái Lan là n−ớc có sản l−ợng cao nhất về cá rô phi (102.744 tấn năm 1997) và là n−ớc đứng đầu khu vực về sản xuất cá rô phi từ năm 1995 - 1997. Thái Lan cũng là n−ớc đứng đầu khu vực về sản xuất tôm sú (211.100 tấn năm 1997). Đây cũng là n−ớc sản xuất tôm càng xanh chỉ sau Malaixia và Mianma với sản l−ợng 7.800 tấn vào năm 1997 [30].

Chính phủ Thái Lan rất quan tâm đến việc nghiên cứu khoa học kỹ thuật phục vụ cho phát triển NTTS. Nguồn nhân lực phục vụ cho chăn nuôi cá cũng đ−ợc nhà n−ớc quan tâm đào tạo. Chỉ tính cấp trung −ơng, Thái Lan cũng đã có 9 đơn vị chuyên nghiên cứu về kỹ thuật NTTS, với các lĩnh vực: kỹ thuật nuôi cá, thức ăn cá, bệnh cá, di truyền cá, công trình nghề cá và quản lý nghề nuôi. Hiện tại có 3 tr−ờng đại học quốc lập (Kasetsart, Khonkaen và Songkha) và Học viện kỹ thuật Châu á (AIT) đang thực hiện việc đào tạo và nghiên cứu NTTS. Việc đào tạo ở đây đảm bảo cả đào tạo kỹ thuật viên và cán bộ khoa học kỹ thuật cấp đại học [10].

* Nuôi trồng thuỷ sản ở Inđônexia

Từ năm 1994, Inđônêxia là n−ớc đứng thứ t− trên thế giới về sản xuất cá và nhuyễn thể. Cũng nh− Thái Lan, Inđônêxia đã giữ vững thứ hạng về NTTS trên thế giới. Sản l−ợng NTTS năm 1997 đạt 754.610 tấn. Trong đó phần lớn là các loài cá n−ớc ngọt nh− : cá chép, rô phi,... với tổng sản l−ợng 407.990 tấn thuỷ sản n−ớc ngọt (chiếm 54% tổng sản l−ợng thuỷ sản). Năm 1996 và 1997, Inđonêxia trở thành n−ớc đứng đầu về sản xuất cá măng và chỉ đứng sau Thái Lan trong sản xuất tôm sú [10].

* Nuôi trồng thuỷ sản ở Philipin

Philipin là n−ớc đứng thứ 7 trên thế giới về sản xuất cá và nhuyễn thể vào năm 1994, nh−ng sau đó tụt xuống thứ 11 vào năm 1997 với tổng sản l−ợng cá và nhuyễn thể là 330.443 tấn. Năm 1993, Philipin trở thành n−ớc sản xuất các loài cá rô phi lớn nhất khu vực. Nh−ng đến năm 1995 sản l−ợng cá rô phi giảm đáng kể và đến năm 1997 lại giảm một lần nữa. Các loài cá n−ớc ngọt khác cũng đ−ợc nuôi, bao gồm nhóm cá chép, cá trê và cá quả. Philipin cũng đã từng là n−ớc đứng đầu khu vực về nuôi cá măng. Nh−ng sản l−ợng cá măng giảm khi sản l−ợng tôm sú tăng vào năm 1992 do việc sử dụng các ao n−ớc lợ cho nuôi tôm [35].

Trong những năm gần đây, chăn nuôi cá trên thế giới đ−ợc phát triển mạnh mẽ, với trình độ thâm canh cao, hình thức thâm canh phong phú và đa dạng, nhất

là ở các n−ớc ấn Độ, Trung Quốc, Thái Lan, Bănglađét, ... ở một số n−ớc phát triển và một số n−ớc có tiềm năng thuỷ sản phong phú đã bắt đầu chuyển sang nuôi với qui mô lớn. Nhiều tổ chức quốc tế quan tâm giúp đỡ các n−ớc có tiềm năng phát triển nghề NTTS mà ch−a phát huy đ−ợc.

N−ớc ta có tiềm năng to lớn để phát triển nghề NTTS. Cả n−ớc có 1,7 triệu ha mặt n−ớc có khả năng NTTS , trong đó có trên 600.000 ha ruộng trũng, trên 200.000 ha quá trũng[34] cấy lúa bấp bênh, phải mất rất nhiều công sức và tiền của mới có thể cấy lúa đ−ợc. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, chăn nuôi cá nói riêng và nghề NTTS nói chung ở n−ớc ta bắt đầu đ−ợc phát triển.

Một phần của tài liệu Thực trạng và biên pháp chủ yếu phát triển kinh tế nuôi trồng thủy sản trên vùng đất trủng huyện gia bình , tỉnh bắc ninh (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)