Ph−ơng pháp điều tra, tổng hợp và phân tích số liệu

Một phần của tài liệu Thực trạng và biên pháp chủ yếu phát triển kinh tế nuôi trồng thủy sản trên vùng đất trủng huyện gia bình , tỉnh bắc ninh (Trang 52 - 53)

3.2.2.1. Ph−ơng pháp chọn điểm nghiên cứu

- Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu, chúng tôi chọn vùng nghiên cứu là huyện Gia Bình. Một huyện có phong trào chuyển đổi đất nông nghiệp sang nuôi trồng thuỷ sản với quy mô rộng. Huyện có tổng diện tích đất tự nhiên là 10.752,81 ha. Hiện nay diện tích chuyên nuôi trồng thuỷ sản là 837,67 ha trong đó diện tích ruộng trũng cấy lúa một vụ không ăn chắc chuyển sang nuôi trồng thuỷ sản là 407,67 ha và diện tích ao hồ, sông ngòi là 430 ha.

Phạm vi đề tài nghiên cứu, chúng tôi nghiên cứu chung toàn huyện nh−ng sẽ đi sâu vào nghiên cứu các xã có phong trào NTTS mạnh.: Bình D−ơng, Nhân Thắng, Quỳnh Phú, Xuân Lai.

- Cơ sở chọn mẫu điều tra: dựa trên các loại hình mặt n−ớc (ao, hồ nhỏ, ruộng trũng), các loại hình nuôi (chuyên, kết hợp), thành phần kinh tế tham gia nuôi trồng thuỷ sản (hộ gia đình, trang trại) và một số đối t−ợng nuôi quan trọng (cá truyền thống: mè, trôi, chép, quả; cá giống mới: chép lai, trê lai, chim trắng, tôm càng xanh) để chọn mẫu điều tra. Trong phạm vi đề tài này chúng tôi tập trung điều tra nghiên cứu vùng đất trũng cấy lúa kém hiệu quả chuyển sang nuôi trồng thuỷ sản.

- Phân bố số l−ợng mẫu: tổng số mẫu điều tra tại các xã là 150. Căn cứ vào vị trí địa lý, loại hình nuôi, ph−ơng thức nuôi và số l−ợng chủ thể sử dụng diện tích mặt n−ớc trong nuôi trồng thuỷ sản để phân bố số l−ợng mẫu. Số mẫu điều tra đ−ợc phân cho 4 xã theo các mô hình nuôi chuyên cá, mô hình cá- lúa, mô hình tôm - lúa với các loại hình nuôi bán thâm canh, thâm canh cải tiến và nuôi quảng canh. (phân bố số l−ợng mẫu xem phụ lục 2).

3.2.2.2. Thu thập số liệu

* Số liệu thứ cấp: Đề tài khai thác sử dụng các số liệu đã công bố trong niên giám thống kê của cục thống kê tỉnh Bắc Ninh, các tài liệu, báo cáo của

các cơ quan ban ngành và các cấp chính quyền nh−: UBND tỉnh, Sở NN & PTNT, Phòng Kinh tế huyện, phòng thống kê huyện trong các năm 2001, 2002, 2003. Ngoài ra các báo cáo khoa học và kết quả nghiên cứu của nhiều tác giả công bố trên các sách báo, tạp chí chuyên ngành Thuỷ sản, Tài chính, Nông nghiệp nông thôn,.. đ−ợc sử dụng để làm tài liệu tham khảo quý và đã kế thừa, phát triển một cách hợp lý luận văn.

* Số liệu sơ cấp: Đề tài sử dụng các số liệu đ−ợc phỏng vấn, điều tra từ 150 hộ nông dân trên địa bàn nghiên cứu. Đồng thời kết hợp trao đổi, thảo luận với quan sát tình hình và kết quả thực tế hoạt động nuôi trồng thuỷ sản tại địa ph−ơng để thu thập những thông tin liên quan đến nội dung và mục đích nghiên cứu của đề tài.

3.2.2.3. Tổng hợp tài liệu và phân tích tài liệu:

Đề tài thiết lập bảng câu hỏi phỏng vấn các hộp trong mẫu điều tra, số liệu của năm 2003, gồm những nội dung chủ yếu nh−: đánh giá năng lực của chủ hộ; kết quả sản xuất kinh doanh; tác động của các chính sách kinh tế xã hội, môi tr−ờng để đánh giá những khó khăn, thuận lợi và của các trang trại hiện nay những hạn chế và các chính sách mà các cấp chính quyền cần tác động.

Tổng hợp tài liệu bằng ph−ơng pháp phân tổ thống kê theo các tiêu thức khác nhau nh− hình thức nuôi, quy mô sản xuất. Trên cơ sở đó, vận dụng các ph−ơng pháp số tuyệt đối, số t−ơng đối, số bình quân,.. để thực hiện phân tích tài liệu mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài.

Một phần của tài liệu Thực trạng và biên pháp chủ yếu phát triển kinh tế nuôi trồng thủy sản trên vùng đất trủng huyện gia bình , tỉnh bắc ninh (Trang 52 - 53)