Thực nghiệm sản xuất so sánh các giống lúa

Một phần của tài liệu Nghiêm cứu một số giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống trồng trọt tại huyện hiệp hòa tỉnh bắc giang (Trang 88 - 90)

4. Kết quả nghiên cứu

4.4.1.Thực nghiệm sản xuất so sánh các giống lúa

Trong cơ cấu luân canh 4 vụ vụ lúa mùa muộn là vụ thứ 3 sau đó là vụ 4 có thể là khoai tây hoặc rau màu vụ đông. Nên vụ lúa mùa muộn phải đ−ợc tính toán sao cho khi lúa trỗ không gặp rét nhiệt độ thấp do gió mùa Đông Bắc đến sớm gây nên. Vì vậy phải chọn đ−ợc giống có phản ứng ánh sáng với ngày ngắn hoặc giống ngắn ngày sao cho với quỹ thời gian cho phép phải trỗ đúng vào ngày 10/10 mới an toàn cho kết hạt vào chắc. Do vậy có thể nói lựa chọn giống tốt phù hợp cơ cấu luân canh 4 vụ là một vấn đề khó nên nông dân Hiệp Hoà th−ờng vẫn chọn giống lúa Bao thai lùn để gieo cấy vào trà lúa mùa muộn là giống phản ứng với ánh sáng ngày ngắn và trỗ vào đúng ngày 10/10. Giống này có −u điểm năng suất ổn định, chất l−ợng gạo ngon nh−ng có nh−ợc điểm là năng suất thấp, dài ngày dễ bị đổ và nhiễm sâu bệnh.

Để góp phần nâng cao năng suất vụ lúa mùa muộn bằng việc lựa chọn đ−ợc loại giống năng suất cao phù hợp với vùng chúng tôi thực hiện thực nghiệm: so sánh năng suất một số giống lúa vụ mùa muộn năm 2003 tại huyện Hiệp Hoà tỉnh Bắc Giang gồm 3 giống, trong đó Bao thai lùn là đối chứng, kết quả nghiên cứu cho thấy:

Qua bảng 20 chúng tôi thấy các giống tham gia thực nghiệm đều là giống ngắn ngày so với đối chứng là Bao thai lùn không phản ứng với ánh sáng ngày ngắn. Thời gian biến động từ 102 - 107 ngày, ngắn hơn giống đối chứng từ 3 - 7 ngày.

Trong đó đặc biệt là giống VL20 có thời gian sinh tr−ởng ngắn nhất (95 ngày) nh−ng lại cho năng suất cao nhất đạt 53,4 tạ/ha v−ợt đối chứng 42,0%. Đây là giống có triển vọng nhất có −u thế về năng suất, phẩm chất và khả

năng chống chịu, thời gian sinh tr−ởng ngắn nên có thể trồng nhièu vụ/ năm (xuân muộn, mùa sớm, mùa muộn).

Bảng 20: Kết quả thực nghiệm một số giống lúa mùa muộn tại huyện Hiệp Hoà - tỉnh Bắc Giang

STT Tên giống TGST(ngày) N.S T.T (tạ/ha) % chênh lệch n.s so đ/c 1 Bao thai lùn (đ/c) 120 37,6 100,0 2 VH1 102 45,9 122,1 3 VL 20 107 53,4 142,0 0 10 20 30 40 50 60 Bao thai lùn (đ/c) VH1 VL20 Giống Năng suất (tạ/ha) Bao thai lùn (đ/c) VH1 VL20

Biểu đồ 4: Năng suất của các giống thử nghiệm

Theo nhận xét của ng−ời tiêu dùng VH1, VL20 đều có chất l−ợng gạo tốt t−ơng đ−ơng giống đối chứng Bao thai lùn.

Xét cả 3 yếu tố: thời gian sinh tr−ởng, năng suất và chất l−ợng thì giống VH1, VL20 là toàn diện hơn cả sẽ là giống hoàn toàn có triển vọng nhất trong vụ mùa muộn. Vì vậy cần lặp lại khảo nghiệm so sánh giống trên để có thể

khẳng định chắc chắn triển vọng của VH1, VL20. Trên cơ sở đó mở rộng diện tích gieo trồng thay thế cho giống Bao thai lùn.

Một phần của tài liệu Nghiêm cứu một số giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống trồng trọt tại huyện hiệp hòa tỉnh bắc giang (Trang 88 - 90)