Hiện trạng sử dụng giống trong trong sản xuất và một số kết quả nghiên

Một phần của tài liệu Nghiêm cứu một số giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống trồng trọt tại huyện hiệp hòa tỉnh bắc giang (Trang 77 - 87)

4. Kết quả nghiên cứu

4.3.2. Hiện trạng sử dụng giống trong trong sản xuất và một số kết quả nghiên

một số kết quả nghiên cứu về giống

Giống cây trồng là yếu tố quan trọng bậc nhất trong sản xuất nông nghiệp. Giống là cơ sở cho việc hình thành và phát triển của một hệ thống cây

trồng. Sử dụng giống tốt sẽ đem lại hiệu quả sản xuất cao và thúc đẩy sản xuất phát triển và ng−ợc lại vì vậy xem xét hiện trạng sử dụng giống của huyện sẽ thấy đ−ợc mức độ phát triển của sản xuất và từ đó có biện pháp khắc phục những hạn chế trong sử dụng giống.

Trong sản xuất nông nghiệp hiện nay ở Việt Nam nói chung và huyện Hiệp Hoà nói riêng, ruộng đất đã thuộc về nông dân, thậm chí Nhà n−ớc cũng đã miễn thuế nông nghiệp cho họ. Cho nên có thể nói việc canh tác nói chung và việc sử dụng giống nói riêng hoàn toàn cho nông dân quyết định. Để đi đến quyết định cuối cùng khi chọn giống gì đối với mỗi loại cây trồng phần lớn là do kinh nghiệm cũng có tỉ lệ nhỏ do tiếp thu tiến bộ kỹ thuật mới từ đội ngũ các cán bộ kỹ thuật nông nghiệp. Từ kết quả điều tra thống kê về hiện trạng sử dụng giống lúa của huyện Hiệp Hoà chúng tôi thu đ−ợc kết quả ở bảng sau.

Qua bảng 17 chúng tôi thấy: cơ cấu giống đ−ợc thể hiện đây là loại cây trồng chủ lực đối với nông dân huyện Hiệp Hoà, nên họ có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất lúa, đồng thời nhạy bén trong việc đ−a giống mới vào sản xuất.

Nh−ng để hình thành nên các bộ giống phù hợp với điều kiện sinh thái của từng vụ, từng địa bàn và trình độ thâm canh thì vẫn ch−a có. Nhìn vào cơ cấu giồng lúa từng vụ và từng trà chúng tôi thấy: các giống đ−ợc sử dụng là t−ơng đối phù hợp và có tiềm năng năng suất khá cao Ví dụ: nh− ở vụ xuấn sớm cấy chủ lực là giống VN10 do Viện cây L−ơng thực và thực phẩm tạo ra, đây là giống cho năng suất cao, chịu rét dễ tính, chất l−ợng gạo khá nh−ng giống này đ−ợc tạo ra từ những năm năm muơi nên quá cũ mà hiện nay có nhiều giống có tiềm năng năng suất cao nh− MT6 và MT163, DT271… hoàn toàn có khả năng thay thế. Ngoài ra trong trà xuân sớm còn sử dụng các giống X21, Xi23, đều là giống có thời gian sinh tr−ởng dài tiềm năng năng suất cao và là giống mới tạo ra (trừ DT10).

Bảng 17: Hiện trạng hệ thống giống lúa

Vụ trồng Tên giống Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) Năng suất (tạ/ha) Xuân sớm DT10 700 8,74 50,2 VN10 500 6,24 48,5 X21 300 3,75 51,6 Xi23 200 2,50 49,2 Xuân chính vụ C70 2.500 31,22 44,6 C71 2.200 27,48 43,7 Xuân muộn CR203 150 1,87 37,8 Khang dân 18 457 5,71 42,8 Q5 1.000 12,49 41,9 Tổng diện tích vụ xuân 8.007 100,00

Mùa sớm Khang dân 18 1.600 16,94 41,0

Q5 2.000 21,18 41,9

CR203 1.150 12,18 38,9

Mùa chính vụ CR203 2.025 21,44 39,9

C70 1.500 15,88 40,1

Mùa muộn Bao thai lùn 450 4,76 37,2 Nếp IRRI 352 220 2,33 40,9

DT122 500 5,29 40,5

Tổng diện tích vụ mùa 9.475 100,00

(Nguồn: Số liệu điều tra nông thôn)

Diện tích trà xuân sớm chiếm tỉ lệ xấp xỷ 30% là điều không hợp lý, vì vụ này thời gian kéo dài nhất là giai đoạn mạ gặp điều kiện thời tiết nóng dễ dẫn đến hiện t−ợng mạ già, mạ ống năng suất thấp. Trà lúa chính vụ chiếm diện tích lớn nhất. Các giống chủ lực trong trà này là C70, C71 đều là giống tốt năng suất khá kháng đạo ôn, chống đổ tốt cho phẩm chất gạo ngon đ−ợc thị tr−ờng −a chuộng. Nh−ng cũng nh− trà lúa xuân sớm vụ này thời gian sinh tr−ởng dài. Giai đoạn mạ sinh tr−ởng chậm, chất l−ợng mạ kém, ảnh h−ởng đến sinh tr−ởng phát triển sau này. Trà lúa còn lại là trà xuân muộn, trà này nhiều −u điểm thời gian sinh tr−ởng ngắn, giai đoạn mạ ngắn gặp thời tiết thuận lợi nên sinh tr−ởng tốt, cơ cấu giống phong phú ngắn ngày nh−ng tiềm

năng năng suất cao. Trong cơ cấu giống của huyện ở trà này đã sử dụng giống CR203, Khang dân18, Q5… giống CR203 xuất hiện từ những năm 70 với đặc điểm dễ tính thích nghi rộng, chống rầy, chịu nền phân bón thấp, đất xấu nh−ng cho chất l−ợng gạo khá, năng suất ổn định nên đ−ợc nông dân cả n−ớc nói chung và Hiệp Hoà nói riêng chấp nhận sử dụng trong thời gian dài nh−ng đến nay CR203 đã bị thoái hoá nghiêm trọng thể hiện năng suất thấp, bấp bênh khả năng chống chịu kém nhất là khả năng chống đổ, nhiễm khô vằn đạo ôn nặng, nh−ng CR203 vẫn đ−ợc sử dụng trong cơ cấu giống nh− một giống chủ lực đó là điều hạn chế trong việc sử dụng giống tốt để trồng.

Các giống Khang dân 18, Q5 đều là lúa thuần nhập nội từ Trung Quốc, ngắn ngày năng suất khá, ổn định, dễ tính chất l−ợng gạo khá. Giống Khang dân có nh−ợc điểm là chống đổ kém nhiễm một số loại bệnh nh−: đạo ôn, khô vằn, đen lép hạt nh−ng do dễ tính và năng suất ổn định chất l−ợng gạo ngon nên đ−ợc nông dân gieo cấy với diện tích lớn trong vụ xuân muộn.

Giống Q5 có nhiều đặc điểm nh− giống Khang dân (chất l−ợng gạo kém hơn) song có −u điểm là chống đổ tốt nên đ−ợc nông dân sử dụng để gieo cấy ở vùng trũng.

Ngoài các giống lúa thuần sử dụng trong vụ xuân muộn, trong cơ cấu luân canh 3 vụ nông dân đã sử dụng lúa: nh− Bồi tạp sơn thanh, Nhị −u 63, Nhị −u 838, Bắc −u 903… do có −u thế lai về năng suất phẩm chất, khả năng chống chịu nên các giống này đều cho năng suất cao hơn 20% - 30% năng suất so với các giống lúa thuần. Nh−ng rất tiếc là các giống lúa lai đ−ợc gieo cấy với diện tích rất khiêm tốn với ý nghĩa để thăm dò.

Do không nắm đ−ợc kĩ thuật đặc thù khi gieo cấy lúa lai nên nhiều diện tích gieo cấy có năng suất thấp hơn cả lúa thuần làm cho nông dân hoang mang. Vì vậy diện tích gieo cấy lúa lai ngày càng giảm đi mặc dù huyện Hiệp Hoà và tỉnh Bắc Giang đã có nhiều chủ tr−ơng khuyến khích hỗ trợ các hộ

nông dân gieo cấy lúa lai: nh− trợ giá giống, phân bón, ni lông che cho mạ… nh−ng hầu nh− diện tích lúa lai ch−a tăng lên đ−ợc.

Đối với vụ mùa: đây cũng là một trong 2 vụ lúa chính nh−ng có nhiều khó khăn do điều kiện thời tiết khí hậu gây ra nh−: lũ lụt, sâu bệnh phát sinh gây hại nặng. Cơ cấu giống sử dụng trong vụ này cũng giống nh− vụ chiêm xuân.

+ Trà mùa sớm: sử dụng các giống ngắn ngày nh− KD18, Q5, CR203. + Mùa chính vụ có CR203, C70 là giống có thời gian sinh tr−ởng ngắn và trung bình.

+ Mùa muộn sử dụng các giống phản ứng với ánh sáng ngày ngắn nh− Bao thai lùn, mộc tuyền hoặc các giống có thời gian sinh tr−ởng ngắn năng suất cao, chất l−ợng gạo ngon nh−: nếp IRRI352, ĐT122 cơ cấu giống sử dụng nh− trên là phù hợp với yêu cầu của sinh thái của giống và phù hợp với quỹ thời gian cho phép ở vụ mùa muộn. Sử dụng các giống trên lúa sẽ trổ vào thời điểm xung quanh 10/10 gặp điều kiện ngoại cảnh thuân lợi cho thời kỳ vào chắc và chín (không gặp rét).

Tuy nhiên các giống lựa chọn đều là giống ch−a thật phù hợp với điều kiện vụ mùa đa số các giống đều bị nhiễm sâu bệnh nặng nên năng suất không ổn định có nơi năng suất rất thấp do sâu bệnh phá hại. Để đạt năng suất cao ổn định trong vụ mùa theo chúng tôi nên chọn đ−ợc loại giống phù hợp, nhất là đối với trà mùa sớm và mùa muộn.

* Về chất l−ợng giống: huyện Hiệp Hoà nói riêng và tỉnh Bắc Giang nói chung đã có chủ tr−ơng cấp I hoá giống từ những năm 1995. Do vậy phần nào đã tạo cho nông dân nếp suy nghĩ sử dụng giống chất l−ợng cao trong sản xuất.

Qua số liệu điều tra theo bảng 19 chúng tối thấy phần lớn diện tích nông dân th−ờng lấy sản phẩm cuả cây trồng vụ tr−ớc làm hạt giống gieo trồng vụ sau nh−ng đều lấy ở diện tích nhân từ hạt giống cấp I (giống xác nhận).

Bảng 18: Hiện trạng về cấp giống lúa đang đ−ợc sử dụng tại huyện Hiệp Hoà

Giống nguyên chủng Giống xác nhận Hạt sau xác nhận STT Cấp giống Tên giống Tỷ lệ (%) Sử dụng N.suất (tạ/ha) Tỷlệ(%) Sử dụng N.suất (tạ/ha) Tỷ lệ (%) Sứ dụng N.suất (tạ/ha) 1 Khang Dân 20,0 46,76 28,2 42,5 51,8 38,25 2 Q5 16,8 47,30 22,6 43,6 60,6 39,43 3 CR203 10,6 42,35 18,4 38,5 71,0 33,65 4 C70 18,2 46,53 24,7 42,3 57,1 38,07 5 Xi23 28,2 54,67 29,8 49,8 40,0 44,73

(Nguồn: Số liệu điều tra nông thôn)

Tỷ lệ cao nhất là giống CR203 chiếm 71% trong 3 cấp giống sau đó là giống Q5 60,6%. Sở dĩ nh− vậy là 2 giống này đã quá quen thuộc, ít phân ly nên hạt đ−ợc sử dụng không phải là giống nguyên chủng nh−ng vẫn có độ thuần khá nên cánh đồng đạt đ−ợc độ đồng đều nhất định nh−ng cũng không tránh khỏi lẫn cơ giới là một trong những nguyên nhân gây ra hiện t−ợng thoái hoá giống nhanh nhất. Vì lẫn cơ giới th−ờng kèm theo lẫn hệ thống, lẫn trong quá trình ngâm ủ, gieo, cấy, thu hoạch, phơi, bảo quản do nguời dân không có ý thức làm giống nên khi gieo cấy nhiều giống trong một vụ do sự sơ xuất không để ý, do sử dụng chung dụng cụ ngâm ủ, thu hoạch, do vận chuyển và nhiều nguyên nhân khác để giống này lẫn với giống khác. Trong cùng một giống có thể giống có chất l−ợng tốt lẫn với giống đã bị thoái hoá làm cho độ thuần của giống giảm nhanh chóng sau một vụ sản xuất.

Năng suất nếu sử dụng bằng hạt tự để giống th−ờng bị giảm đi so với giống xác nhận là 10%, với hạt nguyên chủng xấp xỉ 20%. Cụ thể là năng suất các giống lúa KD, Q5, C70, CR203 ở cấp sau xác nhận giảm so với hạt xác nhận từ 10 - 12,6%

Vì vậy tình trạng nông dân tự để giống trong sản xuất cần đ−ợc cơ quan khuyến nông giải thích, khuyến cáo giúp nông dân khắc phục hoàn toàn. H−ớng cho họ sử dụng giống chất luợng cao đó là hạt giống nguyên chủng sau một vụ dùng sản xuất không để giống mà tiếp tục mua giống tại các công ty. Nh− vậy kế hoạch cấp I hoá giống mới có tính khả thi.

Qua điều tra chúng tôi còn thấy một phần diện tích đ−ợc bà con nhân giống từ hạt giống nguyên chủng mua từ các của hàng đại lý do công ty giống tỉnh hoặc công ty giống cây trồng TW cung cấp, điều này nhằm nâng cao năng suất là một việc làm tốt cần phát huy.

Cụ thể năng suất của giống KD18 sử dụng hạt giống cấp nguyên chủng đạt 46,76% trong khi hạt xác nhận là 42,5% còn hạt sau xác nhận là 38,25%. Mỗi cấp giống chênh lệch nhau xấp xỉ 10% năng suất.

T−ơng tự các giống khác nh−: Q5, CR203, C70, Xi23…Năng suât lúa cũng đ−ợc tăng lên với tỷ lệ nh− vậy khi cấp giống tăng lên.

Có thể xếp thứ tự về năng suất mỗi cấp chênh lệch nhau xấp xỉ 10% nh− sau:

Giống nguyên chủng > giống xác nhận > hạt sau xác nhận.

Nh− vậy nếu khâu giống đ−ợc chuẩn bị chu đáo hơn, có chất l−ợng cao hơn nghĩa là 100% diện tích đ−ợc gieo cấy bằng hạt giống cấp nguyên chủng thì chắc chắn rằng năng suất lúa đ−ợc nâng lên rõ rệt từ 10 - 15% so với hiện nay.

Vậy đối với các giống lúa có thể cải tạo theo 2 h−ớng:

- Tăng chất l−ợng của giống theo h−ớng tăng cấp độ giống (dùng giống nguyên chủng, giống cấp 1….)

* Đối với cơ cấu giống và chất l−ợng giống của cây màu nh−: ngô, đậu t−ơng, lạc, khoai tây tại huyện Hiệp Hoà qua điều tra chúng tôi thu đ−ợc số liệu bảng 20.

Bảng 19: Hiện trạng hệ thống giống cây màu tại huyện Loại cây

trồng Vụ trồng Tên giống Diện tích (ha) Năng suất (tạ/ha)

Ngô Vụ xuân LVN10 243 35,20 Bioseed 9681 150 31,00 Vụ đông DK999 150 30,26 LVN4 175 32,80 Bioseed 9681 172 30,60 Tổng diện tích ngô 890

Đậu t−ơng Vụ xuân DT84 320 15,80

DT93 350 14,70 DT12 270 14,90 Vụ hè DT12 148 14,60 Lơ 75 396 12,10 DT93 105 14,00 Vụ đông AK03 150 13,50

Tổng diện tích đậu t−ơng 1.739

Khoai tây Vụ đông Khoai tây TQ 1.840 96,80

Lạc Lạc TQ6 - MD7 1.261 13,88

(Nguồn: Số liệu điều tra nông thôn)

Ngoài cây lúa thì cây ngô cũng là cây l−ơng thực diện tích không lớn chiếm 890 ha cả 2 vụ xuân và đông. Tr−ớc đây diện tích trồng ngô còn khiêm tốn nay do yêu cầu về thức ăn chăn nuôi đòi hỏi sản l−ợng ngô ngày càng nhiều. Đặc biệt đã có nhiều giống ngô có tiềm năng năng suất cao thời gian sinh tr−ởng ngắn phù hợp với điều kiện vụ đông đ−ợc các nhà tạo giống của viện nghiên cứu ngô hoặc các công ty liên doanh đ−a ra kịp thời đáp ứng đ−ợc nhu cầu sản xuất do đó kích thích sản xuất ngô phát triển các giống ngô sử dụng trong huyện Hiệp Hoà chủ yếu là các giống −u thế lai. Đối với vụ xuân sử dụng giống dài ngày năng suất cao tỷ lệ cây hai bắp nhiều là: LVN10 do đó

năng suất vụ này đạt cao nhất 35.2 ta/ ha ngoài ra nông dân còn sử dụng các giống nh− DK888 cũng là giống ngô lai đơn tiềm năng năng suất cao. Các giống ngắn ngày hơn nh− P11., Bioseed 96811 cũng đ−ợc sử dụng trong vụ này.

Đối với vụ ngô đông chủ yếu nông dân sử dụng giống ngô ngắn ngày nh− DK999, Bioseed 9681, LVN4 đều là các giống chất l−ợng tốt tiềm năng năng suất cao ngắn ngày phù hợp công thức luân canh 3 vụ, năng suất các giống này cũng cho năng suất khá từ 32 - 33 tạ/ha đây là vụ có diện tích ngô lớn nhất - giải quyết tốt vụ ngô đông mang ý nghĩa tăng thêm 1 vụ l−ơng thực cung cấp cho chăn nuôi.

Nh− vậy: nhìn chung cơ cấu giống ngô ở Hiệp Hoà là hợp lý, các giống sử dụng đều là giống tiên tiến đang đ−ợc nông dân cả n−ớc −a chuộng.

Ngoài 2 cây l−ơng thực chính các cây công nghiệp ngắn ngày nh−: đậu t−ơng, lạc…. cũng là một −u thế của huyện do có điều kiện đất đai, khí hậu thuận lợi và phù hợp, cũng nh− nông dân có tập quán canh tác lâu đời có kinh nghiệm sản xuất đối với các loại cây này.

Đặc biệt do có bộ giống ngắn ngày năng suất khá cây đậu t−ơng đ−ợc trồng cả 3 vụ trong năm nhất là với công thức luân canh 4 vụ thì cây đậu t−ơng chiếm −u thế. Các giống đậu t−ơng hiện nay rất phong phú thể hiện ở bảng 21, qua số liệu trong bảng cho thấy:

Trong vụ xuân 2 giống đậu đ−ợc trồng nhiều là DT 84 và ĐT93 trong đó DT84có năng suất cao hơn (15,8 tạ/ha), thời gian sinh tr−ởng dài hơn ĐT93 từ 5 - 7 ngày diện tích trồng cũng là lớn nhất.

Vụ hè ở huyện Hiệp Hoà do diện tích luân canh 4 vụ/ năm lớn nên vụ đậu t−ơng hè cũng chiếm diện tích t−ơng đối cao. Do điều kiện khí hậu thời tiết vụ này không thuận lợi cho cây đậu t−ơng m−a nhiều nên độ ẩm đất và độ ẩm không khí đều cao, nhiều sâu bệnh đòi hỏi giống phải chịu đ−ợc điều kiện

khắc nghiệt, bên cạnh đó giống trồng trong vụ hè với cơ cấu 4 vụ/năm phải là giống có thời gian sinh tr−ởng ngắn năng suất khá ổn định. Để thoả mãn các điều kiện trên huyện đã sử dụng một phần diện tích trồng giống địa ph−ơng Lơ 75 có thời gian sinh tr−ởng chỉ 75 ngày thích nghi cao với điều kiện địa ph−ơng cho năng suất cao ổn định. Bên cạnh giống địa ph−ơng còn có nhiều giống mới nh− ĐT93…. có tiềm năng năng suất cao hơn tuy thời gian sinh tr−ởng có dài hơn đôi chút (3 - 5 ngày) cũng đang đ−ợc nông dân chấp nhận và diện tích các giống này ngày càng đ−ợc mở rộng với diện tích năm sau cao hơn năm tr−ớc. Trong t−ơng lai không xa giống mới có thể thay thế hoàn toàn

Một phần của tài liệu Nghiêm cứu một số giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống trồng trọt tại huyện hiệp hòa tỉnh bắc giang (Trang 77 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)